Trang chủ Phong thủy Khái quát hệ thống long mạch Việt Nam

Khái quát hệ thống long mạch Việt Nam

Để hiểu rõ về hệ thống long mạch của Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm sau:

  • Long mạch là gì?
  • Long mạch có các hình thế nào?
  • Hệ thống long mạch Việt Nam

Những khái niệm trên đều là khái niệm cơ bản, mang tính tổng quát. Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Phong thủy âm trạch có thể tham khảo thêm bài viết: Phong thủy âm trạch toàn tập khá đầy đủ và chi tiết.

1. Long mạch là gì?

Long mạch là địa mạch (khí mạch) mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Long mạch lấy hướng núi, sông (nước) làm tiêu chí. Các nhà phong thủy thường gọi Long mạch, là khí mạch chạy theo mạch núi và có thủy (sông, suối…) hộ tống bên cạnh.

long mach chau a
Hệ thống long mạch Châu Á (ảnh internet)

Nói về long mạch phải phân biệt mạch chính và mạch nhánh. Tìm được mạch chính mà lại đặt huyệt ở mạch nhánh là không cát.

Long mạch có quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Nếu chân long (long mạch chính) thì cần có nhiều gò núi bảo vệ. Nếu có nhiều gò núi hộ vệ, chủ về sự phú quý. Nhưng nếu mất khí của long mạch là đại hung.

Nhận đúng long mạch sau đó phải quan sát thủy khẩu (gò, núi xung quanh hoặc ở giữa cửa sông), Án Sơn (núi che chắn phía trước huyệt mộ), Triều Sơn (núi ở phía trước nhưng xa huyệt mộ hơn Án Sơn), minh đường (khoảng trống phía trước huyệt mộ), Thanh Long (gò, núi ở bên trái huyệt mộ), Bạch Hổ (gò, núi ở bên phải huyệt mộ).

Thế của long mạch lấy mềm mại, linh hoạt làm quý. Long mạch lên xuống trùng trùng, uốn lượn như cá nhảy chim bay gọi là sinh long, là địa huyệt cát. Nếu long mạch thô thiển, ngang, ngược, cồng kềnh, uể oải như cây khô, cá chết là tử long, là địa huyệt hung. Nhà phong thủy chia long mạch thành các loại: cường long, nhược long, phì long, thuận long, nghịch long, tiến long, thoái long, bệnh long, kiếp long, sát long, chân long, giả long, quý long, tiện long…

Long mạch được núi vây quanh dày đặc là sự bao bọc, hộ vệ tốt hay còn gọi là có tình – không lệch, không đi ngược. Hình thế long mạch được xem là cát thì phải đoan trang, nho nhã, tú lệ.

Nếu chủ (long mạch chính) và khách (long mạch nhánh) không phân biệt được rõ ràng, núi mọc lung tung, đá núi lộn xộn, hình thù kỳ quái là ác hình. Nơi đây an táng rất hung, là đại kỵ.

2. Long mạch có các hình thế nào?

Mạch núi căn cứ vào hướng núi được chia làm 5 loại, tức 5 thế:

  • Thế chính: long mạch phát ở phương Bắc, hướng tới phương Nam.
  • Thế nghiêng: long mạch phát ở phương Tây, hướng lên phía Bắc, Bắc có huyệt hướng về Nam.
  • Thế nghịch: long mạch nghịch thủy hướng lên rồi theo dòng nước đi xuống.
  • Thế thuận: long mạch theo thủy chảy xuống rồi lại nghịch thủy đi lên.
  • Thế hồi: long mạch trở về Tổ Sơn (nơi phát nguồn của long mạch bao gồm hàng loạt núi kế tiếp nhau: Thái Tổ Sơn, Thái Tông Sơn, Thiếu Tông Sơn).

Dựa vào hướng lượn lượn vòng, có thể chia long mạch làm 2 loại: 

  • Dương long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng theo hướng chiều kim đồng hồ.
  • Âm long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng ngược chiều kim đồng hồ.

Một cách chia âm long và dương long khác là căn cứ vào phương hướng của dòng chảy 2 bên mạch núi:

  • Dòng nước từ 2 bên mạch núi chảy đi, nếu dòng từ bên trái chảy sang bên phải, long mạch là dương long.
  • Dòng nước từ bên phải mạch núi chảy sang bên trái, long mạch là âm long.

Cụ thể hơn, theo hình thái của mạch núi có thể chia long mạch làm 9 loại: 

  • Hồi long: hình thế long mạch quay đầu về Thái Tổ Sơn, như rồng liếm đuôi, hổ quay đầu.
  • Xuất dương long: hình thế long mạch phát tích ngoằn ngoèo như thú xuất lâm, như thuyển vượt biển.
  • Giáng long: hình thế long mạch như rồng từ trên trời lao xuống.
  • Sinh long: hình thế long mạch vòng cung, mạch nhánh nhiều như chân rết, như dây leo.
  • Phi long: hình thế long mạch tụ tập như nhạn bay ưng lượn, 2 cánh mở rộng như phượng hoàng nhảy múa.
  • Ngọa long: hình thế long mạch như hổ ngồi, voi đứng, trâu ngủ, thế vững vàng.
  • Ẩn long: hình thế long mạch không rõ ràng, mạch long kéo dài.
  • Đằng long: hình thế long mạch cao xa, hiểm yếu, rộng lớn như rồng bay vút lên trời cao.
  • Lãnh quần long: hình thế long mạch như hội tụ các nhánh, như đàn cá đang bơi, đàn chim đang bay.

3. Hệ thống long mạch Việt Nam

3.1 Mạch núi Trường Sơn:

Mạch núi Trường Sơn chia làm 2 nhánh chính

Phát nguyên từ cao nguyên Thanh Tạng hành long qua Vân Nam, Thượng Lào vào Miền Trung Việt Nam tạo thành dãy Trường Sơn kéo dài đến tận Miền Nam. Bên tả có Biển Đông, bên hữu có sông Mê Kông làm giới hạn long mạch.

Xem thêm: Phong thủy âm trạch và những góc khuất chưa bao giờ được tiết lộ

– Một nhánh nhỏ, chạy từ Hoành Đoạn Sơn, ghé qua đất Lào, rồi chạy theo Hoành Sơn, đổ ra biển ở cửa Hàn Giang ở Đà Nẵng. Đoạn long mạch này ngoằn nghoèo, khó mà xác định được mạch chính, mạch hộ. Ở đây, xin liệt kê tất cả các đoạn mạch có thể là mạch chính của long mạch này.

Đoạn đầu tiên, có lẽ là tả hộ mạch, đi xuống ngay chỗ thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An thì quay đầu hồi long chầu vào Côn Luân, không thấy có long mạch tốt. Tuy nói vậy, nhưng khu vực này hẳn có long mạch đâu đó mà chưa nhìn ra được do tài hèn. Nếu không có long mạch tụ khí, thì sự sầm uất của Thanh Hóa và Vinh lấy gì giải thích đây?

– Đoạn thứ hai tương đối phức tạp, từ Hoành Đoạn Sơn, kéo nối xuống đất Lào, bắt đầu dựng tổ sơn ở ngọn Anh Sơn và chạy kéo dài vào miền nam việt nam

Xem thêm: Phong thủy địa lý – Tầm long điểm huyệt [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn]

3.2 Mạch núi Ba Vì:

Mạch núi Ba Vì chia làm 2 nhánh 1 qua Hà nội, 1 qua Ninh Bình

Khởi phát từ cao nguyên Thanh Tạng hành long qua Vân Nam (Trung Quốc) vào Miền Bắc Việt Nam, đi qua Lào Cai thì tách thành hai nhánh.

– Một nhánh (đường mầu đỏ) đi qua Yên Bái, Việt Trì, Hà Nội. Có Sông Hồng và Sông Đà đi theo. Nhánh này bị Cao Biền trấn yểm ở sông Tô Lịch, sau này được trụ trì chùa hương là Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH hoá giải.

– Một nhánh (đường mầu tím) đi qua Yên Bái, Hòa Bình, Nam Định đến Ninh Bình, rồi vào trong Thanh Hoá giới hạn bởi sông Hồng và sông Mã (sông Đà). Long mạch này đi thẳng, ít phân chi nhánh, hùng cường và khí mạch vượng nhất, nhưng đáng tiếc lại là con rồng đứt đuôi.

3.3 Mạch núi Tam Đảo:

Mạch núi Tam Đảo

Từ Vân Nam vào Miền Bắc Việt Nam, qua Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên tới Thái Bình.

3.4 Mạch núi Huyền Đỉnh:

Mạch núi Huyền Đỉnh

Khởi phát từ dãy Thập vạn đại sơn Quảng Đông (Trung Quốc) đi qua Quảng Ninh đến Hải Phòng, Hải Dương.

  • Một chi ra biển tạo thành dãy đảo của Vịnh Hạ Long
  • Một chi đi qua Đông Triều, Phả Lại vào Bắc Giang, Bắc Ninh.

Hy vọng qua bài viết này phần nào giúp quý vị hiểu hơn về hệ thống long mạch của Việt Nam.

Xem thêm:

Qua bài viết: Khái quát hệ thống long mạch Việt Nam nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Thi công 24h

Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn

Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn buổi sáng tốt lành!

Thiết kế kiến trúc
Thiết kế nội thất
Xây mới
Sửa chữa - Hoàn thiện
Gỗ công nghiệp
Gỗ tự nhiên
Cả hai
Điện nước
Thạch cao
Khác


Exit mobile version