Nhập trạch có cần bàn thờ không? Thủ tục nhập trạch đầy đủ nhất

Nhập trạch là thủ tục dọn về nhà mới, có thể nhà mới xây hoặc nhà đã xây nhưng mua lại, hoặc thuê lại để ở. Trên thực tế cho dù nhà xây mới hay nhà thuê, nhà cũ thì việc dọn dẹp, sửa sang… vẫn tiếp tục ngay cả khi đã làm lễ nhập trạch. Vậy Nhập trạch có cần bàn thờ không?Cùng thicong24h.com giải đáp câu hỏi trên cũng như cách thực hiện lễ cúng nhập trạch đơn giản nhưng đầy đủ và đúng trình tự qua bài viết dưới đây nhé!

Lễ nhập trạch là gì?

cung nhap trach len nha moi

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là một từ hán việt. Trong đó: “nhập” có nghĩa là vào, và “trạch” nghĩa là nhà. Như vậy, hiểu nôm na thì nhập trạchdọn vào nhà ở mới. Lễ nhập trạch là Lễ cúng trước khi chuyển về nhà mới. Ý nghĩa của lễ nhập trạch được xem như việc đăng kí hộ khẩu với thần linh, thổ địa đang cai quản trong khu vực của ngôi nhà hay cai quản trong chính ngôi nhà của bạn (Táo quân …). 

Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Theo quan điểm của dân gian thì “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Nghĩa là mỗi vùng đất hay mỗi ngôi nhà đều có một vị thần cai quản. Khi dọn về nhà mới, gia chủ sẽ phải thực hiện các nghi lễ để xin phép là điều hoàn toàn cần thiết. Thực hiện nghi lễ nhập trạch còn thể hiện được lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh cai quản. 

Nhập trạch có cần bàn thờ không?

Trước khi làm lễ nhập trạch thì việc lập bàn thờ, xem hướng đặt bàn thờ, bốc bát hương… cần phải thực hiện trước. Có thể thực hiện cùng ngày với lễ nhập trạch. Tuy nhiên cần có lễ riêng, mâm cúng riêng. Bạn có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn bốc bát hương và những kiêng kỵ để tránh đại họa

Tóm lại trước khi nhập trạch bạn cần phải có bàn thờ, bát hương, … và làm đầy đủ các thủ tục như: Lập bàn thờ, bốc bát hương, Lễ nhập trạch, Tạ đất (hàn long mạch), trấn trạch, hóa giải phong thủy,... sau đó bạn mới dọn vào nhà mới.

Các bước cần làm trong lễ nhập trạch

Bước 1: Chuẩn bị bàn thờ

Bàn thờ cần được mua trước và được vệ sinh, tẩy uế… trước ngày làm lễ nhập trạch. Bàn thờ cần được kê sẵn (Lưu ý: cần xem hướng bàn thờ cũng như các kiêng kỵ trong phong thủy phòng thờ).

Nhập trạch có cần bàn thờ không

Bước 2: Chuẩn bị đồ thờ

Đồ thờ hay hiểu nôm na là những đồ đặt trên bàn thờ để thờ cúng như: Bát hương, Ngai thờ (chỉ cho con trưởng, trưởng ngành, trưởng họ), Đỉnh đồng, lộc bình, lọ hoa, đèn thờ (đèn dầu), mâm bồng, ống hương, nậm rượu, nước …

bo ngu su dong cao cap

Bước 3: Chuẩn bị đồ lễ, mâm cúng nhập trạch

Việc chuẩn bị đồ lễ, mâm cúng trong ngày làm lễ nhập trạch thì phụ thuộc vào việc cúng lễ có bao gồm lễ tạ đất (hàn long mạch), lễ bàn giao nhà (trong trường hợp mượn tuổi làm nhà)… hay không. Thông thường thì các lễ này sẽ được thầy làm cùng một ngày trong lễ nhập trạch.

Do đó việc chuẩn bị lễ sẽ tùy thuộc vào mỗi gia chủ và hướng dẫn của mỗi thầy khác nhau. dưới đây là một số lễ cơ bản thường có trong lễ nhập trạch, tạ đất, hàn long mạch …

Mâm cúng tạ đất nhà mới phải chuẩn bị những lễ vật gì?

  • Mâm trái cây ngũ quả
  • 1 bình hoa (có thể chọn hoa cúc kim cương)
  • 1 bình trà
  • Rượu trắng, nước lọc
  • Nhang, đèn cầy
  • Gạo, muối, cháo trắng
  • Giấy vàng mã, bộ giấy cúng tạ đất nhà mới
  • Xôi (có thể dùng xôi gấc hoặc xôi tam sắc)
  • Chè (có thể dùng chè trôi nước hoặc chè đậu)
  • Gà luộc (để 1 con gà luộc nguyên, xếp cánh chéo, đầu hướng ra phía trước mâm cúng)
  • Bộ tam sên
  • Bánh kẹo
  • Lư xông trầm
  • Trầu cau
mâm cúng tạ đất về nhà mới

Mâm cúng hàn long mạch trước khi nhà mới phải chuẩn bị những lễ vật gì?

Trước hết, bạn cần phải có tượng Thần Quy được nặn từ nước của ba con sông khác nhau trộn với đất. Tạo Ngũ Linh Thổ bằng cách đưa kim và chỉ ngũ sắc vào trong tượng Thần Quy. 

Đồng thời, bạn cần chuẩn bị những vật dưới đây:

  • 1 mâm lễ mặn 
  • Vàng mã 
  • Hương thắp, trầu cau, rượu 
  • 5 loại đậu với 5 màu khác nhau 
  • 5 loại hoa với 5 màu khác nhau
  • 5 loại cờ sắc với 5 màu gồm xanh, vàng, đỏ, trắng, đen (hoặc xanh biển)
  • 5 chiếc bánh báo 
  • 5 đinh tiền lễ
  • 2 bát chè ngọt 
  • 1000 vàng mã hoa đỏ, 1000 mã vàng ngũ phương 
  • 1 bộ quần áo mũ ngựa thần linh đỏ
  • Kim chỉ ngũ sắc
  • Cát ở ngã ba con sông
  • 5 loại đất linh lấy ở những lơi linh thiêng nhất 

5 loại đất linh là gì: 5 loại đất linh hay còn gọi là đất ngũ sắc là loại đất được sử dụng cho việc mai táng, địa táng nhằm mang ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc, giúp cân bằng âm – dương, khiến mọi việc suôn sẻ, thuận lợi. 

Mâm cúng nhập trạch về nhà mới phải chuẩn bị những lễ vật gì?

Mâm cúng nhập trạch nhà mới – mâm hương hoa, ngũ quả

  • 5 loại trái cây tươi ngon theo vùng miền hoặc theo mùa được sắp xếp một cách đẹp mắt
  • 1 bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa dơn…
  • 1 cặp đèn cầy đỏ
  • 3 miếng trầu đã têm
  • Vàng mã
  • 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước…

Mâm cúng về nhà mới – mâm lễ mặn

  • 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc
  • 1 con gà luộc (để nguyên con)
  • Xôi
  • Cháo
  • 1 mâm cơm khác có các món theo từng vùng miền, địa phương
  • Ngoài ra còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá

Tùy theo từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được.

Mâm cúng nhập trạch

Xem thêm: Văn khấn lễ nhập trạch: Khấn thần linh và Khấn gia tiên

Các lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Những lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch

  • Trước khi thực hiện lễ nhập trạch, chủ nhà cần đốt lò than và đặt ở ngay cửa ra vào, sau đó chủ nhà sẽ bước qua lò than này để đi vào nhà đầu tiên (bước chân trái trước và chân phải sau). Trên tay chủ nhà có cầm theo bát hương, bài vị gia tiên…
  • Sau đó, các thành viên khác cũng lần lượt bước theo và mang các đồ thờ cúng cùng 1 chiếc chiếu (hoặc chiếc đệm) đang sử dụng, bếp nấu. Lưu ý không ai được đi tay không.
  • Khi bước vào nhà mới, điều đầu tiên mà bạn nên làm là mở tất cả các cánh cửa. Đây là việc làm có ý nghĩa cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà, sau đó là bật tất cả điện trong ngôi nhà lên.
  • Khi chuyển nhà nên chuyển vào buổi sáng, trưa hoặc chiều tùy vào giờ tốt, hợp với gia chủ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên chuyển tối.
  • Sau khi thực hiện xong lễ nhập trạch, bạn nên giữ lại 3 hũ nước, gạo, muối để đặt lên bàn thờ Táo quân…
  • Nên chú ý sự an toàn khi tốt tiền vàng mã. Tránh mua nhiều tiền vàng gây lãng phí cũng như làm ô nhiễm môi trường, dễ gây cháy nổ. 
  • Với trường hợp nhập trạch lấy ngày đẹp mà chưa chuyển về ở luôn thì có thể chuyển bàn thờ về trước và nghỉ lại một đêm nhưng tránh ngủ trưa vì đây được coi là biểu hiện của sự lười biếng. Ngoài ra, vẫn cần chú ý nhang khói thường xuyên sau khi đã nhập trạch. 
  • Khi khấn cần theo trình từ từ thần linh tới gia tiên. Tránh đảo lộn thứ tự hoặc gộp lại, điều này được cho là thể hiện sự bất kính với bề trên.
  • Khi hạ lễ cần bái tạ để thể hiện sự biết ơn với thần linh, gia tiên và xin sự phù hộ độ trì.
  • Không nên để phụ nữ mang thai dọn nhà hoặc phụ dọn nhà.

Trên đây là những chia sẻ về câu hỏi nhập trạch có cần bàn thờ không, thủ tục chuẩn bị bàn thờ, mâm cúng đầy đủ trong ngày lễ về nhà mới. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho các gia đình mới mua nhà đất, mua căn hộ chung cư hoặc những ai chuẩn bị chuyển đến phòng trọ, nhà trọ mới.