Vùng Kinh Bắc- Bắc Ninh trước đây được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Ngày nay Bắc Ninh cũng phát triển và đã là đô thị trực thuộc trung ương.
Hơn nữa Kinh Bắc còn được biết đến với những làn điệu dân ca Quan Họ đặc sắc, không những thế Kinh Bắc còn có những tuyệt tác kiến trúc cổ linh thiêng và nổi tiếng Việt Nam.
Nếu có dịp về với xứ quan họ Kinh Bắc – Bắc Ninh thì bạn đừng quên dành thời gian đến thăm những địa danh nổi tiếng linh thiêng này nhé!
Những kiến trúc cổ và linh thiêng đất Kinh Bắc – Bắc Ninh
1. Đình Bảng
Nói về sự nổi tiếng và hoành tráng của những ngôi đình, người xưa có câu:
Thứ nhất là đình Đông Khang
Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm
Ngày nay, Đình Đông khang đã không còn do chiến tranh tàn phá, đình Diềm cũng đã biến đổi nhiều, không còn bề thế như xưa. Chỉ còn Đình Bảng vẫn giữ được nguyên vẹn quy mô kiến trúc của mình. Giới kiến trúc cũng đánh giá đây là ngôi đình đẹp nhất của người Việt còn tồn tại cho đến nay:
Đình Bảng nằm ở làng Đình Bảng, xưa là làng Cổ Pháp hay tên Nôm là làng Báng, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đình được xây dựng từ năm 1700 – 1736. Đây là nơi thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn Đại vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần Nước) và Bách Lệ Đại vương (thần Đất) và sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.
2. Chùa Dâu
Cách Hà Nội khoảng 30 km, xuôi quốc lộ 5, tới Phú Thị, rồi rẽ theo quốc lộ 182 đi chừng 12 km bạn sẽ về tời chùa Dâu, nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên còn gọi là chùa Pháp Vân và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa. Chùa Dâu là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam. Tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa có nhiều tên gọi khác như: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự. Nơi đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.
Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao quanh tòa điện chính hình chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc
3. Chùa Bút Tháp
Nằm trên địa phận xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu chùa Bút Tháp, hay còn gọi là Ninh Phúc Tự, đã rất nổi tiếng bởi sự độc đáo về nghệ thuật kiến trúc cùng lịch sử lâu đời.
Tại chùa Bút Tháp hiện lưu giữ pho tượng Phật nghìn mắt nghìn tay vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là 1 trong 30 bảo vật quốc gia.
Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt tạo thành vòng hào quang tỏa sáng xung quanh pho tượng. Tổng số có 994 cánh tay và 994 con mắt, nhưng người dân đã khéo léo làm “tròn số” với cách nói ước lệ là “nghìn mắt nghìn tay”. Nghệ thuật điêu khắc của pho tượng đã đạt tới sự hoàn hảo khi tạo ra những hình phức tạp với nhiều đầu, nhiều tay mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên, cân đối.
4. Chùa Phật tích
Chùa có tên là Vạn Phúc thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Đông.
Theo thông tin từ Ban tôn giáo Chính Phủ, chùa Vạn phúc được xây dựng vào năm 1057. Nhưng theo “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” (bộ ván khắc còn lưu ở chùa Dâu huyện Thuận Thành) và truyền thuyết dân gian thì có thể chùa Phật Tích có từ cuối thế kỷ thứ III.
Cũng như chùa Dâu, chùa Bút Tháp… chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu được giới nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu tôn giáo trong và ngoài nước rất quan tâm tìm hiểu. Mối quan tâm đó được gợi ra từ những nét độc đáo của ngôi chùa.
5. Đền đô
Nhắc đến vùng đất “Địa linh nhân kiệt” Cổ Pháp – Đình Bảng, Bắc Ninh, ngày nay, là nhắc tới một trong ba “tam cổ” nổi tiếng lịch sử, thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp. Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí linh thiêng.
Đây là một vùng có nhiều hồ, đầm lầy, sông Tiêu Tương uốn khúc quanh co, thế đất mang hình con nhện, xòe ra như cánh hoa sen. Đó là huyệt đất quý, phát tích đế vương – ứng với 8 vua nhà Lý, hưng thịnh kéo dài tới 216 năm. Hiện nay, tại làng Đình Bảng, Bắc Ninh, còn đậm dấu ấn anh linh của các vị đế vương. Nơi đó chính là đền Đô còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế nơi thờ 8 vị vua nhà Lý.
Khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây, nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Đình được xây trên nền đất.Đền Đô – còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ 11 (1030), trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng). Theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh khu đất này là nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.
Nguồn: Tổng hợp
Qua bài viết: Địa danh cổ linh thiêng và nổi tiếng của xứ Kinh Bắc Bắc ninh nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn
Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn ngủ ngon!