Mai hoa dịch số toàn tập (phần cuối) – Ý nghĩa của 64 quẻ dịch

1. THIÊN TỰA TAM YẾU LINH ỨNG

Vả chăng! Dịch là bản chất thuộc Tinh lý hoc, bản chất của Tinh lý ấy hoàn toàn do ở Tâm của ta vậy. Cái Tâm ấy là bản chất của một Tâm linh sáng suốt, trong sạch, chẳng bị một tơ hào nào xúc phạm, chẳng có một bụi trần nào làm hoen ố được. Tinh lý đây đủ là Dịch thể hiện hoàn toàn ở Tâm ta, ấy là Dịch, ấy là Tiên Thiên Dịch vậy.

     Chí như mối lo tư, tự nhiên bắt đầu bộc phát, ngoại vật gắn liền với tâm, như mây che không trung, như bụi làm lu mờ kiếng, chìm đắm mịt mù không rõ ràng. Mà trong vào Dịch thể hiện nơi Tâm của ta, há để xen lẫn được như thế sao?

     Cho nên cái nguyên nhân kỳ diệu của Tam yếu, nó xoay vần ở Nhĩ (tai), Mục (mắt), Tâm (cái tâm tư), ba yếu tố hư linh ấy thể hiện vào sự vật. Tai thì thông, Mắt thì sáng, Tâm thì thật trong sạch sáng suốt. Vì sự căn là do nơi Tâm, mà Tâm thì chủ trị lấy sự căn. Song le sự căn chưa phát động, thì quỷ thần chưa rõ được cái nguyên nhân, cát hung, họa phước không nơi thâm nhập. Cho nên Tiên sư dạy rằng: Tư lự chưa phát động, Quỷ Thần chưa hay, chẳng phải do nơi ta, thì do tại ai?

     Nếu sự căn mà dấy động ở Tâm ta, ắt là quỷ thần thấu hiểu, sự cát hung hối lận tất phải có số, thì tất nhiên ta đã có sẵn một lẽ gì đó rồi, ắt phải cầu đến Tâm Dịch của ta vậy.

     Như vậy im lặng, không tiếng, không động, yên lặng mà lo nghĩ, mà xét đoán cho chân thành, chú ý xem sự thay đổi, ngẫm ngợi xét tìm, quay vần trong Tam yếu, ắt hẳn ta thấy, mà thấy rõ ràng, nghe không rõ, ta nghe rõ ràng, như thấy rõ hình ảnh, như nghe âm thanh báo hiệu, ta xem xét rõ ràng, thì biết Dịch là đạo chiêm bốc, chính Dịch là ở nơi Tâm ta vậy.

     Tam yếu chẳng phải là sự hư không, mà sự huyền diệu linh ứng rất cao xa, ấy là đạo vậy.
Xét lý cho chí tình, chí thần, trăm họ hàng ngày thường dùng mà chẳng hay. Làm sao được, để biết cho đầy đủ cái ảo diệu chân tình để luận bàn ấy chỉ có tiên sinh Lưu. Tiên sinh người ở Giang Hạ, hiệu Trạm Nhiên Tử, được Vương Óc Sơn nhân, Cao Xử sĩ Vân Thạch trao truyền.

Bảo Khánh năm thứ 4, sau rằm tháng Trọng hạ, Thanh Linh Tử Chu Hư, bái thủ tự.

Thiên Tam Yếu Linh Ứng

Tam Yếu Linh Ứng quây quần trong ba yếu Tố Nhĩ, Mục, Tâm, linh ứng là linh diệu ứng nghiệm vậy.

Xét Nhĩ để mà nghe, Mục để mà nhìm xem, Tâm để mà lo nghĩ. Ba yếu tố ấy, người ta không thể hiểu được, mà cái lý thuyết của vạn vật cũng không ra ngoài phương thức ấy được.

Để cho thích đáng với sự chiêm quyết, yên lặng mà nghe, mà nhận thức sự lo nghĩ, tịnh mà xem xét vạn vật, mà nhận xét các âm thanh, để biết cát hung, thấy rõ hình ảnh của thiện ác, thấy rõ cái lý của họa phước đều do sự chứng nghiệm của thuật chiêm bốc.

Như hợp với cái ứng thanh, như bóng theo hình làm sáng tỏ cho ta thấy vậy.

Cái chân lý của Chu Dịch là: gần thì thủ (lấy chư thân (mình), xa thì thủ chư vật.

Chu Dịch là do của Tiên hiền, Tiên sư làm ra và đã chọn lựa lấy những thành ngữ của thế tục làm thành lệ, mà nghiệm ra như Quỷ Cốc Tử, Nghiêm Quân Bình, Đông Phương Sóc, Gia Cát Khổng Minh, Quách Phác, Quản Lộ, Lý Thuần Phong, Viên Thiên Cương, Hoàng Phủ Chân nhân, Ma Y Tiên, Trần Hy Di, kế sau Thiệu Khang Tiết, Thiệu Bá Ôn, Ngưu Tư Hối, Ngưu Tư Kế, Cao Xử Sĩ, Lưu Trạm Nhiên, Phu Thọ Tử, Thái Nhiên Tử, Chu Thanh Linh Tử mà thời đại tương truyền không chuyên nhất, mà chẳng biết tên họ, chẳng tham dự vào đó hay sao?

Và xét ra thì trời cao đất dày, vạn vật tan rã, âm trọc dương thanh, ngũ khí phơi bày, họa phước khó tránh khỏi số mạng, cát hung đều có cơ. Người đứng đầu trong muôn vật, cái Tâm là chủ cái thân, Mắt ngụ ra hình sắc, Tai nhận lãnh âm thanh, ba yếu tố ấy bao gồm đầy đủ cả muôn vật.

Như trên là cái linh ứng của Thiên Địa vạn vật, mà Nhĩ, Mục Tâm là ba yếu tố nên gọi là Tam Yếu.

– Cho nên gặp triệu tốt mà thuận là tốt – Gặp triệu xấu, thì chẳng có thể tránh được sự hung – Vật tròn là thể hiện sự thành, vật khuyết (sứt mẻ, hư hỏng) là thể hiện sự hại.

Cái lý do đó, đoan nhiên chẳng phải nghi ngờ gì nữa, như trên là xét vật khắc ứng, thấy tốt tức là tốt, gặp hung ắt là xấu.

– Như mây tan thì thấy trời, sự vật đều sáng (tốt), khí sương mù che lấp không trung, vật bị phai mờ (xấu). Thình lình trận cuồng phong làm cho trôi dạt (rối rít) – Gặp Chấn sấm động thì rối loạn, hoảng sợ khống – Mặt trăng thình lình ló dạng, thì trong trẻo sáng suốt – Thốt nhiên mưa thầm nhuần áo, khá nhờ ân trạch (ân huệ).

Như trên nhận xét Thiên văn mà suy luận vậy.

– Trùng sơn ngăn cách khó gặp, trùng trạch (ao đầm), nhuần thấm càng sâu; nước chảy sự việc thông; đất dồn chứa lại sự việc dình trệ – Đá cứng bền là nhờ ruột rắn chắc (cứng); cát vải ra thì tay phải xòe; sóng nổi cuộn thì chủ kinh hoàng khốn khổ – Núi sụp lở chủ hao tán thổ điền – Gần kề ao khô cạn, tâm lực kiệt mòn – Đứng dưới cây khô, tướng mạo suy vi.

Ấy là xét địa lý mà suy nhân sự.

– Gặp người phẩm giá, là ứng điềm tốt lành – Gặp hiển quan cao tước ắt thấy sự sang trọng – Gặp phú thương đại gia, chớ lo chi tài – Thấy nhi đồng than khóc ắt phải ưu lo cho con cháu – Lại, Tốt (Lại là viên chức, Tốt là binh lính) kêu xôn xao, kỵ nhất là kiện cáo – Hai nam hai nữ là triệu trùng hôn – Nhất đạo nhất tăng là triệu ở riêng một cõi – Phu nhân cười nói, sự vui mừng ngầm sẽ tới – Nữ tử giằng co nhau là triệu bí ẩn (tà gian) thấy lụy – Gặp thợ, chủ cải hoán gia môn – Gặp đồ tể, ắt cốt nhục phân ly – Gặp người săn thú, ắt được ngoại tài đồng áng- Gặp ngư phủ, ắt có lợi về giang biên – Gặp đàn bà chửa thì sự việc trong tâm bộc phát – Gặp người mù thì trong tâm sẵn mối lo buồn.

Ấy là xem nhân phẩm mà xét nhân sự.

– Chí như vẫy tay bảo đừng, hoặc lắc đầu chẳng chịu, dụi mắt, sịt mũi, phun nước, phà hơi, hắt hơi, là điềm tang khốc – Gãi đầu búng gàu chắc là có sự lo âu – Chân lay động là dấu hiệu đi – Khoanh hai tay là triệu tổn thất – Co ngón tay lại, là trở tiết danh – Thở ra là sự bi ưu – Le lưỡi ra mà lay động, là chủ sự thị phi – Cùng đâu lưng lại, xem chừng lường gạt giả dối – Vung cánh tay lên, triệu chứng tranh đoạt hơn thua – Hạ chân xuống là triệu khuất phục để cầu xin.

Ấy là xem sự cử động chư thân gần nhất để ứng vào sự việc.

Nhược gặp kẻ nào trao sách cho, ắt rắc rối về văn thư, từ tụng – Chủ đánh tớ, phòng bề trên khiển trách – Giảng luận kinh sử, ắt hẳn sự thể đổ vỡ, rạn nứt vì hư khuyết – Hát xướng ngâm nga, mưu sự (đồ mưu) trở thành tán thán (tưng bốc, ca ngợi) – Thấy cờ bạc, chủ tranh đấu về tài – Gặp biên chép, viết lách, chủ động văn thơ – Thấy tay nắm dắt vật gì, là được người giúp việc – Nắm tay lôi kéo, gặp nhiều liên lụy.

Ấy là ứng vào nhân sự.

– Gặp lái đò chèo thuyền, ắt gặp được người dẫn đường chỉ lối – Xa mã lên đường là triệu mang trách nhiệm nặng nề đã hết – Dương cung nách tên, ắt được tiến cử tài danh – Có tên không cung, tài danh chưa khá đạt – Cầm đao nắm kiếm ắt được khoái lạc hân hoan – Vạch giáp múa đao đoán chắc binh quyền chi triệu – Thấy ươm tơ, mọi việc rối như vò – Đánh cờ vây (đánh cờ bàn), chỗ chủ yếu phơi bày trước tứ chúng – Trang hoa (trang sức) chạm quả, sự giao kết cuối cùng không trọn – Họa ảnh vẽ hình, đều thuộc loài trang điểm – Kết hợp đều thành (quây, cuốn, chắp nối mối tơ, chỉ) cầu chức vụ càng tốt – Bút mực hiện thấy là triệu cầu văn – Gặp nghiêng dù (nghiêng dù để chào) là chủ thối quyền – Thình lình soi kiến, ắt được chiếu chỉ – Ôm cầm vật quý, ắt được trọng dụng phi thường – Vác cây khiên gỗ, có tài (của) chẳng ít – Gặp đồ đong lường (như cái lít, cái cân chẳng han) phải nên trù liệu tinh tường – Gặp thước kéo nên đắn đo sự việc – (giảm mức độ) – Thấy chân đá, gạt, bị người gạt bỏ khinh khi – Mở khóa cởi vòng, gặp việc ít thông – Thấy sửa chửa đồ vật, ắt lâu chẳng bền – Cầm đá mài kiếng soi, sự việc hai lần mới được – Chơi đùa búa rìu, mài sắt thép, sự việc chậm trễ mới nên – Vung dao chặt cây, thì có thương tài mới được việc – Cắt áo quần trước tổn sau thành – Làm đồ gốm, trước thành sau bại – Đánh cờ bàn, giữ mưu thủ kế – Bủa lưới (giăng lưới) tìm tòi phương sách kế hoạch cũng tất không – Cầm búa cầm cưa ắt sẽ bị thương – Rửa chén, sút bình phòng họa vì uống – Phất quạt thân yêu chiêu đãi chi nghĩa – Bận áo dơ bẩn, đề phòng mưu hại.

Trên đây là ứng về vật khí, tức xa thì dùng chư vật.

– Thảo mộc tuy vô hình, nhưng cũng có ứng với khoa chiêm bốc: cỏ Chi, cỏ Lan ứng điềm tốt lành – cây Tùng cây Bá là điềm thọ – Gặp cây Thung, cây Cổi thì sống lâu – Gặp mạ non, nấm thì sớm nở chiều tàn, chiêm sinh sản hoặc bịnh gặp phải triệu này thì chết – Cành lá xác xơ, nhiều nỗi vất vả – Rễ hột rời rạc là liên lụy với người – Thấy bông hoa ấy thực hư hao – Thấy trái quả là có kết quả tốt đẹp.

Trên đây là ứng vào loài thảo mộc

– Chí như bay chạy cũng là điềm ứng – Con chim quạ báo tai ương – Nhện giăng báo hỉ – Chim Hồng chim Nhạn chủ bằng hữu chí tín – Rắn hổ mang, phòng mưu độc hại – Chuột cắn áo, phòng tiểu khẩu (gây lộn) – Chim sẻ kêu trên mái nhà, báo tin người đi xa về – Chó cắn nhau phòng đạo tặc – Gà đá nhau, chủ sự ồn ào – Dắt Dê được nhiều khánh hỷ – Cởi ngựa thì buôn bán chi thu có lợi – Khỉ vượn leo cây, thân tâm chẳng yên – Cá gáy nhảy lên khô, sự biến chẳng phải tầm thường – Thấy dây dàng ngựa, bịnh tật chẳng an – Thấy chuồng, lồng muông chim, nhờ cậy người chưa dứt.

Ấy là ứng về cầm thú.

– Chí như rượu là món giải phiền, thuốc dùng để giải bịnh, tuy vậy, chén rượu bị bể, là điềm cực lạc sinh bi – Gặp được Y sư giữa đường, nạn trung hữu cứu – Dây sắn, dây bìm, dây bầu, dây mướp là loại ỷ tựa vào người – Dáng điệu hổ báo là vẻ thị oai – Cày ruộng, bừa đất là sự thể loay quay tráo trở – Chẻ tre, rạch nứa. sự thế ắt thuận lợi yên vui – Xuân hoa, Thu nguyệt tuy không thực nhưng có cảnh thái, Hạ cây bông, Đông cây sắn, tuy hữu dụng nhưng trái thời – Cái quạt mỏng, để quạt cho mát, nhưng lắm lúc vô dụng – Cái dù, cái lọng, lúc tạnh ráo thì bỏ suông (không xài) – Ảnh bong bóng (bọt) nước và ánh đèn là triệu hư ảo khó tin – Mạng nhện, kém tằm, xảo kế thành công.

Trên đây là xem tạp vật ứng

Xem hình vật tức nhiên biết thể chữ(*).

– Đá gặp da thì rách, tức là chữ Phò (chữ Phá một bên chữ Thạch là đá, một bên chữ bì là da).

– Người đứng bên cây là chữ Hưu là vui (chữ hưu một bên có chữ nhân là người, còn bên có chữ mộc là cây.

– Nón trôi ở ven nước, rõ ràng là chữ Khấp là khóc (chữ khấp một bên có ba chấm thủy tức là ven nước, một bên chữ lập, đọc trại là liệp, tức là cái nón).

– Lửa vào núi rừng, đốt hình sẽ thấy là chữ Phần là đốt (chữ phần tên có chữ lâm là rừng, dưới chữ hỏa là lửa).

– Ba cô gái là có gian xảo tà dâm tức là chữ Gian (chữ gian có ba chữ nữ, một trên và hai dưới).

– Ba trâu là triệu bôn tẩu chi ưu, tức chữ Bôn (chữ bôn có ba chữ ngưu, một trên hai dưới).

– Một cây hai lửa là triệu quang vinh, tức là chữ Vinh (chữ vinh trên hai chữ hỏa là lửa, giữa chữ nhất và dưới chữ mộc là cây).

– Một nước bốn cá là tượng góa vợ tức là chữ Quan (chữ quan một bên là chữ ngư là cá, một bên thì chữ tứ là bốn, dưới hết chữ thủy là nước).

– Người kề trâu lộn ngược đề phòng thất thoát tức là chữ Thất là mất (chữ thất xemg iống chữ ngưu con trâu đảo ngược lên và có chữ nhân là người ở kế).

– Người nói chó buồn lo ngục tù, tức chữ Ngục (chữ ngục một bên có bộ như chữ nhân đứng tức người, giữa chữ ngôn là nói, bên phải có chữ khuyển là chó)

– Một cái đấu vào cửa trống, chủ đấu tranh, tức là chữ Đấu (chữ đấu ở ngoài chữ môn là cửa, trong lòng chữ đấu là cái đấu đong lường)

– Hai sợi tơ đèo cây trắng là triệu sự vui, tức là chũ Lạc (chữ lạc giữa chữ bạch là trắng, hai bên đèo hai bộ mịch là sợi tơ, dưới chữ mộc là cây).

– Một người đứng trong cửa, mọi việc nên né mình mà tránh, tức là chữ Thiểm (chữ thiểm ngoài chữ môn là cửa, trong lòng có chữ nhân đứng là người đứng).

– Hai người đứng hai bên cây, là triệu hỏi gì được nấy tức là chữ lai là tới (chữ lai giữa chữ mộc là cây, hai bên có hai chữ nhân là người).

Trên đây là ứng vào chiết tự chữ Hán.

Ghi chú: (*) Chữ Hán, đây nói về chiết tự, bây giờ ít dùng nhưng cũng xin dịch để xem cho biết.

– Chí như tên vật, cũng lấy nghĩa đồng âm mà ứng vào các triệu như: thấy con Lộc (con Hươu) ấy là có lộc – Thấy Phong (con ong) là điềm được thụ phong – Thấy cây Lê là chủ phân biệt – Thấy cây Đào là triệu đào tẩu – Thấy cây Lý chiêm tụng sự đắc lý – Phùng quan (quan là cái mão), cầu quan ắt thành – Thấy hài (là giày, dép), trăm sự hòa giải – Thấy khạp (cái cốc đựng rượu) mọi việc đều hợp.

Hãy còn nhiều lắm khỏ tả cho hết, mà chỉ cần tại trí biến thông.

– Lại như xét ở thân ta mà ứng vào sự việc của người, ắt phải hiểu rõ quan hệ khác nhau của lời nói – Tương phản nhau thì lời nói ngượng ngùng – Nghi kỵ nhau thì lời nói chống đối – Người hiền lành êm dịu thì ít nói – Người xao động tính nóng nảy, thì nói nhiều. Nói vu lỗi cho người hiền thì lời nói vu vơ không bằng cớ – Mất đức liêm khiết, chân thật, là lời nói chìu luồn.

Trên đây là nhất động, nhất tịnh, gần thì lấy chư thân mà ứng vào việc.

Đã suy luận Ngũ hành, tất phải tinh tường Bát quái quẻ tốt mà ứng cát, thì cát vẹn toàn; quẻ xấu mà ứng hung thì vẹn hung.

Quẻ và Ứng một tốt, một xấu, thì sự việc phần cát, phần hung.

Suy rõ Sinh Khắc chi lý, xét rõ động tịnh chi cơ, sự tương quan (có quan hệ với nhau), vật vật tương hợp. Như vậy là cái chân lý của Ngũ hành, Bát quái, Khắc Ứng, Động Tịnh của Dịch, ắt phải do cái linh động hoạt bát của tấc lòng (tâm linh).

Sự mầu nhiệm của huyền cơ, lại còn do ở thầy truyền, ví phỏng muôn chúng phân vân, duy chỉ có một lý do mà xuyên suốt, sự là do cơ mà nảy sanh, thì tất yếu phải am tường sự việc đang gặp phải.

Trên đây là cái lý của phép chiêm bốc, mà hay là ở tại người biết biến thông linh diệu.

Chí như, xưa Phương Sóc, bói mà biết được các vật dấu ẩn khuất; Chư Cát đứng trước ngựa, mà định được cát hung trong giây lát; Hoàng Phủ tự dưng khai phá được cái ảo diệu; Thần Phong giác ngộ nhờ điểu giác. Tuy sở dụng thì có khác nhau, nhưng đồng chung một ý, chẳng khác nhau vậy.

Tất cả trên đây nói về Tam Yếu linh ứng ky diệu.

Khá kết hợp ý chí tình của quỷ thần, mà hiệp với linh thuật Thi Quy (cách bói cỏ Thi và vỏ Rùa). Song le, người trong tam thế quá khứ, hiện tại và vị lai chưa thấu rõ sự huyền vi của tâm mà chẳng có thất khiếu (bảy lỗ: tai, mắt, mũi và miệng) cúng chưa giác ngộ được sự diệu lý; cho nên hiểu được thuật, cần phải kín đáo, người chẳng truyền thì không nên truyền, khinh thì làm tiết lậu thiên cơ, trọng thì vướng phải âm trách, gầy đắp sâu rộng thì khá nhập được đạo, áp dụng lâu dài ắt được thần thông.

Trên đây là bàn về sự kỳ diệu linh ứng, chẳng nên truyền xằng trao lẫn, cần thận trọng sâu kín, để bảo trọng lấy đạo vậy.

Mục Luận Thập Ứng

Thập ứng vốn từ Tam yếu mà ra và cũng kỳ diệu như Tam yếu.

Chỉ cần tai mắt mà có; như thấy triệu cát, chung qui là tốt, như gặp hung sấm (lời sấm) chẳng tránh khỏi sự hung, đó là cái lý tự nhiên vậy.

Song le, gặp sư cát hung đó, cũng chưa chắc hẳn là như vậy cả đâu; ví như vàng bạc, loài kim là của báu của đời, nhưng đối với Tam yếu thì cần phải có Thập ứng mới phân biệt mà giải thích.

Gặp vàng và loài kim mà không cho là tốt, là khi nào dùng nó để rèn kiếm luyện binh, thì đời cho là hung khí, theo Tam yếu cũng cho là hung, còn cái thuyết Thập ứng lại cho là tốt.

Lại như chiêm sản (sanh đẻ), thấy nam nhi thì Tam yếu cho là sinh con tốt, trái lại Thập ứng lại cho là xấu.

Lại như chiêm bịnh mà thấy áo quan (quan tài) thì Tam yếu lại cho là bịnh nhân phải chết, còn Thập ứng lại cho là tốt (sinh ý).

Lệ luật nhiều như thế đó, cho nên phép chiêm bốc chẳng khá, không tất ứng (mất sự linh nghiệm) vậy.

2. Luận Thập Ứng

Thập ứng lấy Thể quái làm chủ, các quẻ Dụng làm dụng. Mỗi một lấy Nội quái phân ra ngoại Thể, Dụng quái theo ta mà bàn luận cho tinh vi.

Nội quái không tốt mà ngoại quái lại tốt thì có thể giải được sự không tốt.

Nội quái tốt mà ngoại quái không tốt thì nó lại phá hỏng sự tốt.

Nếu nội ngoại toàn quái tốt tất nhiên tốt, toàn xấu tất xấu.

Nếu nội tốt, ngoại xấu. Nội xấu ngoại tốt phải suy rõ cái lý mới đoán cát hung, không nên đè chặt phím đàn (hay câu nệ, không biết biến thông) vậy.

Mục Ngoại quái Thập ứng gồm cả Thiên thời, địa lý chia ra làm 10 loại đều lấy Thể quái làm chủ, rồi tùy sở ứng mà áp dụng.

I.- Mục Thiên Thời Ứng

a.- Như trời không mây mù che, sáng lạng trong trẻo ấy là thuộc Càn thời.

Nếu Càn Đoài là Thể quái tức tỵ hòa thì tốt.
Nếu Khảm là Thể quái, ấy là phùng sinh rất tốt.
Nếu Khôn Cấn là Thể quái, thì gọi là tiết khí (lộ khí ra ngoài).
Nếu Chấn Tốn là Thể quái là khắc, tức là xấu.

b.- Trời tạnh ráo giữa ngày, ấy gọi Ly thời.

Nếu Khôn Cấn là Thể quái thì tốt.

c.- Trời đang lúc mưa, hoặc có sương tuyết gọi là Khảm thời.

Nếu Chấn Tốn là Thể quái thì tốt.
Nếu Thể quái là Ly thì xấu.

d.- Trời đang lúc có sấm gió, gọi là Chấn Tốn thời.

Nếu Thể quái là Ly thì tốt.
Nếu Thể quái là Khôn Cấn thì xấu.

III.- Cần Xét Rõ Thời Lệnh Ứng

Về thời lệnh chẳng cần luận đến quái tượng, chỉ cần biết ngày tháng gặp phảithôi, xét khí xuy vượng của Ngũ Hành.

Khí vượng là ngày tháng Dần Mẹo là Mộc vượng.
Ngày tháng là Tỵ Ngọ là Hỏa vượng.
Ngày tháng là Thân Dậu là Kim vượng.
Ngày tháng là Hợi Tý thì Thủy vượng.
Ngày tháng là Thìn, Tuất, Sữu, Mùi thì Thổ vượng.

Nếu khí mà suy thì như: Mộc vượng thì Thổ suy; Thổ vượng thì Thủy suy; Thủy vượng thì Hỏa suy; Hỏa vượng thì Kim suy; Kim vượng thì Mộc suy.

Cho nên, quái khí của quái sinh Thể, phải gặp thời khí vượng, chẳng nên gặp thời khí suy.

Còn như khí quái của quái khắc Thể, thì cần phải khí suy.

IV.- Xét Rõ Nhân Sự Ứng

Nhân sự thì luận quái tượng theo ngũ hành, mà cũng có lúc không luận theo ngũ hành.

Luận theo quái tượng như:

– Lão nhân thuộc Càn.
– Lão phụ thuộc Khôn.
– Cấn là thiếu nam.
– Đoài là thiếu nữ.

Lý của ngũ hành sinh khắc tỵ hòa thì cứ đoán theo như mục Thiên Thời Luận và mục Địa lý luận nói trên.

Còn như không luận theo quái tượng và ngũ hành, là vì nhân sự tạp loạn, rối rít, rộn ràng… thấy nhiều cách tốt có xấu có, hiện ra thì nó phải tùy theo cái triệu ứng vào sự việc tốt hay xấu.

Lại nữa, xét đoán việc của người, cũng tùy theo cái sự ứng của người ấy nữa.

V.- Xét Hướng Quái Ứng

Tức là phần phương hướng quái như:

Ly là Nam, Khảm là Bắc, Chấn là Đông, Đoài là Tây.
Tốn là Đông Nam, Càn là Tây Bắc.
Cấn là Đông Bắc, Khôn là Tây Nam.

Luận cát hung, thì xem người tới xem quẻ từ hướng nào tới, thuộc vào quái vị nào, phải dùng Dụng quái mà luận.

Thí dụ: Khảm là Dụng quái thì phương vị nên Khảm cùng Chấn Tốn; còn phương vị Ly là xấu.

Nếu Ly là Dụng quái thì phương vị nên Ly và Khôn Cấn thì tốt, còn hai phương vị Càn Đoài thì xấu.

Vả chăng, tốt hơn là phương vị của bổn quái, phải chịu Dụng quái sinh mới tốt, chớ không nên chịu Dụng quái khắc.

Ví bằng xét khí ở quái, còn phương sở tại thì cần phải xét như:

– Nếu Thủy từ Khảm tới, thì quái Khảm là khí vượng., nếu thủy từ Khôn Cấn mà tới, thì quái Khảm là khí suy.
– Nếu Hỏa từ Nam tới, thì quái Ly là khí vượng, nếu từ Bắc tới thì quái ly là khí suy.

Đại khái, phương của bổn quái, chịu sinh là vượng mà chịu khắc là suy, nên lấy Thể quái mà tham cứu.

Quái khí của quái sinh Thể nên ở phương vượng.
Quái khí của quái khắc Thể, nên ở phương khắc.
Lại nữa Cấn Tốn phương, khỏi bàn đến Khôn Cấn.
Khôn cấn phương, khỏi bàn đến Khảm.
Khảm phương, khỏi bàn đến Ly.
Ly phương khỏi bàn đến Càn.
Càn Đoài phương, khỏi bàn đến Chấn Tốn.

Tất cả các quái đều chịu khắc của phương quái hết thảy.

VI.- Xét Động Vật Ứng

Động vật thì luận theo quái tượng như: Càn tượng trưng cho ngựa; Khôn cho trâu bò; Chấn cho rồng; Tốn cho gà; Khảm cho heo; Ly cho chim trĩ; Cấn cho chó; Đoài cho Dê. Còn ngao, sò, trai, ốc, rùa, ba ba cho là tượng Ly; loài cá cho là Khảm, ấy là động vật quái thì dùng Thể quái mà luận.

Còn động vật không luận theo quái tượng, ngũ hành như: chim quạ đen báo hung tai; chim khách báo hỷ tín; chim hồng, chim nhạn báo tin thơ. Loài rắn, loài trùng phong có độc hại, gà gáy cón tin lành, ngựa hý tất có động ý.

VII.- Xét Tịnh Vật Ứng

Các loài khí vật phải luận theo quái tượng như:

Loài Thủy thuộc Khảm, loài Ly thuộc Hỏa, loài Mộc thuộc ChấnTốn, loài Kim thuộc Càn Đoài, loài Thổ thuộc Khôn Cấn, lấy Thể quái mà luận.

Còn loài khí vật mà không luận theo quái tượng, nhưng phải xem cái triệu của khí vật như: Khí vật hình tròn, biểu hiệu cho sự thành; khí vật sứt mẻ, hao mòn, biểu hiệu cho sự bại.

Lại nhận xét xem khí vật thuộc về loại nào như: bút nghiên thì chủ về văn thơ; bào hốt (áo bào và cái hốt) chủ về quan tước; chén, mâm, khay, quả là chủ về yến tập; kìm kẹp, xích xiềng phòng quan tai.

Trăm mối bất nhất, xét từng vật khí.

VIII.- Xét Về Ngôn Ngữ Ứng

Nghe người nói chuyện thì không luận theo quái tượng mà chỉ nghe lời người nói về việc gì để xem cách ứng như: nghe lời nói lành tốt thì tốt; nghe lời nói dữ thì xấu; nhược bằng nghe lời nói huyên náo, rộn ràng, ồn ào thì khó đoán. Nếu có thể nghe mà liệu được nói chuyện gì và hiểu rỏ ý lời nói, tâm thì nhận thức, để hội với cái ý cho hợp lý như: bàn về việc triều chính là ứng vào cầu danh; nói về việc giang, hồ, châu, quận là chủ xuất hành; nói về việc tranh tụng là chủ quan tư; nói chuyện vui mừng lợi về sự hôn nhân.

Mỗi câu chuyện chẳng giống nhau, nên tùy theo sự nghe mà đoán.

IX.- Xét Về Âm Thanh Ứng

Tai để nghe âm thanh mà luận quái tượng, như: Lôi thanh là Chân – Phong thanh là (gió) là Tốn – Vũ thanh là Khảm – Thủy thanh cũng là Khảm.

Tiếng phách, tiếng sanh, tiếng nứt của gỗ, tiếng thuộc về loại Mộc đều thuộc về Chấn Tốn.

Tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng kiểng, tiếng thanh la, tiếng thuộc về loại Kim đều thuộc về Càn Đoài; ấy là thanh âm luận theo quái tượng, dùng Thể quái mà suy luận.

Nghe âm thanh hòa với tiếng vui cười, chủ sự vui mừng, nghe tiếng sầu bi thì ắt có hoạn; tiếng ca, tiếng hát chủ sự khoái lạc; nghe tiếng giận, tiếng hờn, tiếng la chủ sự lộn xộn, tranh dành. Chí như tiếng vật kêu, tiếng quạ tất báo tai ương; tiếng chim khách kêu báo hỷ; chim nhạn, chim hồng kêu báo tin xa tới; tiếng gà, tiếng chim le le đều tốt.

X.- Cần Xét Xem Màu Sắc Ứng

Năm sắc không dùng đến quái tượng luận, chỉ nhận thấy sắc gì thì cứ theo ngũ hành mà luận như: xanh, biếc,lục thuộc Mộc; hồng đỏ thuộc Hỏa; trắng thuộc Kim; đen thuộc Thủy; vàng thuộc Thổ.

Ngũ hành, ngoại ứng xét rõ Thể Dụng của Nội quái, sinh khắc tỵ hòa, cát hung sẽ thấy

Di Luận
(Bài luận để lại cho hậu thế)

Vạn vật quái số vốn do Dịch, nay đọc sách này, chỉ có lệ ngũ hành sinh khắc; pháp thuật về Tam yếu, Thập ứng, so với Dịch thì không giống nhau, vì sao vậy? Vì chưa có Dịch thư, đã có Dịch lý rồi. Dịch thư ra đời sau Tứ Thánh, còn Dịch lý soạn thuật trước Tứ Thánh. Nhân tâm đều có dịch lý, tức là Dịch vậy.

Phép chiêm bốc, không phải là không dùng quái, Quái tức là Dịch. Ví bằng được Dịch quái hào, xem ở Từ hào quái (Từ hào là lời dạy của hào) mà đoán cát hung, hối lậu rất là linh diệu chưa trải qua dùng Dịch. Lại xem ngũ vật của quái số (ngũ vật là ngụ ý vào các vật) ở thiên Bát quái thuộc vạn vật (trang 17), chỉ dùng Nội quái, mà chẳng dùng ngoại quái. Sao vậy? Vì sự khỉ quái là thuật khỉ quái đại khái bàn chung, còn Thập ứng lại là bí quyết trao truyền. Ví như chiêm Quan Mai hôm nay chiếm được quẻ Cách, biết được có thiếu nữ bẻ trộm bông và bị thương ở bắp vế, rồi ngày hôm sau cũng Quan Mai, cũng được quẻ Cách, rồi cũng bảo thiếu nữ bẻ bông; như thế có thể được sao?

Lại như chiêm Mẫu đơn, toán biết được Mẫu đơn bị ngựa dẫm nát, rồi hôm sau cũng toán Mẫu đơn, cũng bảo bị ngựa dẫm nát được sao? Không! Ắt phải suy tường cái lý.

Lại nữa, như quẻ Địa Phong Thăng là triệu không được ăn uống gì, mà biết có người tới mời. Như vậy, nếu không nhờ ngoại quái thì không thể toán được

Thể Dụng

Phàm chiếm thành quẻ rồi, phải vạch ra ba trùng là: Bổn quái, Hổ quái và Biến quái. Rồi ở Bổn quái phân ra Thể Dụng, như vậy là một Thể và một Dụng rồi dùng ngũ hành để biện lý sinh khắc tỵ hòa. Chỉ có Dụng quái cần thiết nhất, lại xem Hổ quái, Biến quái cũng là Dụng, ấy là nội quái Thể Dụng. Sau xem ứng quái cũng là Dụng, tức là hợp cả nội quái và ngoại quái Thể Dụng. Như vậy không phải chỉ có một Thể và một Dụng mà thôi, có thể nói một Thể có đến trăm Dụng vậy.

Sinh khắc, tức là chia Thể Dụng mà luận, ấy là luận sinh khắc, sinh Thể thì tốt, khắc Thể thì xấu, tỵ hòa thì tốt, khỏi phải bàn luận đến.

Nhiều quẻ sinh Thể thì rất tốt, nhiều quẻ khắc Thể lại rất xấu. Tuy vậy, nếu như có một quẻ sinh Thể, mà quẻ này lại bị các quẻ khác khắc nó thì có thể giảm bớt sự tốt đi.

Lại như có quẻ khắc Thể, mà quẻ lại bị các quẻ khác khắc nó thì có thể cứu vớt được sự cùng quẫn. Nếu có quẻ khác sinh nó thì tốt, mà khắc nó thì xấu. Ấy là cách sinh khắc của Thể Dụng vậy.

Tuy nhiên, lệ sinh khắc cũng có khi khỏi bàn đến Thể Dụng. Thí dụ:

Chiêm Thiên thời như quẻ Chấn tức là sấm; được quẻ Tốn tức là gió; gặp Khảm thì mưa; gặp Ly thì nắng. Đó lý tự nhiên, mà lại cũng chưa hẳn như vậy.

Nếu thấy trong quái có nhiều Càn hay Đoài thì dù có Chấn cũng không có sấm; và có Tốn cũng không có gió. Ấy là cũng ẩn ý của ngoại quái ứng, cũng như chiêm Mai, thấy thiếu nữ bẻ trộm bông; chiêm Mẫu đơn thấy ngựa dẫm hủy; thấy Địa Phong Thăng có triệu ăn uống.

Như vậy, nếu không có triệu Ngoại ứng thì làm sao quyết đoán được như vậy.

Thể Dụng Loại

Tâm Dịch dựa vào chư vật mà dùng lấy Thể làm chủ; tuy vậy người chỉ biết có một Thể, một Dụng mà không biết có một Thể mà cả trăm Dụng biến thông ra. Cùng một Thể mà biến thông; toàn quái là nội quái. Nội cũng chẳng phải là một Dụng mà Hổ Biến ra cũng là Dụng. Tam yếu và Thập ứng quái gọi là ngoại quái. Ngoại quái cũng chẳng đồng nhất, chẳng phải là không phải là Dụng vậy; ngụ vật học mà đạt thấu Thể Dụng rất là chí thuật, hiểu được Thập ứng cũng rất hiếm có, sau cùng Tam yếu lão thông, ấy mới là toàn thuật.

Chớ bảo Thể Dụng là Thể Dụng, Tam yếu là Tam yếu, chỉ lấy Thể Dụng mà đoán cát hung, lấy Tam yếu mà triệu cát hung. Mấy ai biết được đến chỗ cùng cực của Tam yếu, Thập ứng, Thể Dụng.

Than ôi! Thể Dụng không thể không có Tam yếu, Thập ứng không thể không có Thể Dụng. Thể Dụng, Tam yếu, Thập ứng lý dĩ nhiên không cách gian nhau được. Như vậy mới lột được tinh vi của khoa chiêm bốc của dịch vậy.

Lại như nhiều quẻ Càn Đoài thì Tốn không có gió; Khôn cấn nhiều thì Khảm khó mưa; Khảm nhiều thì Ly khó tạnh; vì Càn Đoài là Kim, khắc Chấn Tốn Mộc; Khôn cấn thổ khắc Khảm Thủy; Khảm Thủy khắc Ly hỏa. Như vậy phải nên thạo biến thông mới suy nghiệm được.

Lại như chiêm ẩm thực, có Khảm tất có rượu, có Đoài chắc có ăn; nếu gặp phải Khôn Cấn, thì dù có Khảm cũng không có rượu; nếu gặp phải Ly, có Đoài cũng chẳng có ăn. Như trên chỉ nêu hai thí dụ để suy nghiệm, để hiểu thêm sinh khắc của Tâm Dịch vậy.

Suy Vượng Luận

Đã tường sinh khắc, lại phải biết vượng suy.

Vượng là mùa Xuân thì Chấn Tốn Mộc; mùa Hạ thì Ly Hỏa; mùa Thu thì Càn Đoài; mùa Đông thì Khảm Thủy, bốn tháng tứ quý là Khôn Cấn Thổ.

Suy là mùa Xuân Khôn cấn; mùa Hạ Càn Đoài; mùa Thu thì Chấn Tốn; mùa Đông thì thì Ly, bốn tháng tứ quý là khảm.

Phàm chiêm quẻ, Thể quái nên khí thịnh vượng, khí đã vượng mà phùng sinh thì tốt, gặp trùng khắc thì xấu.

Nếu thể suy mà phùng khắc, lại càng rất xấu, còn Thể suy mà có quẻ sinh Thể, thì sự suy có thể giảm bớt xấu.

Đại để Thể quái cần phải vượng, khí quái của quẻ sinh Thể cũng phải vượng; quẻ khắc Thể phải nên khí suy.

Ấy là luận thịnh suy khí của Tâm Dịch

Nội Ngoại Quái Luận

Phàm phép chiêm bốc, Thể Dụng là nội quái, tất cả Ứng quái gọi là ngoại quái, đó là lệ thuật chiêm bốc, các ứng quái với Tam yếu và Thập ứng, đó là hợp chung cả nội ngoại quái mà đoán. Nếu chẳng biết hợp nội ngoại quái mà đoán cứ bảo Thể dụng là Thể Dụng, Tam yếu, Thập ứng là Tam Yếu, Thập ứng thì chẳng thể nào thấy hiệu nghiệm được. Song le Thập ứng ít kẻ biết cho tường tận, như đã nói ở mục Ảo Luận trước; vàng bạc là của báu, Tam yếu thì cho là tốt. Nhưng ví bằng, thể là Chấn Tốn thuộc Mộc, tất nhiên Kim khắc Mộc, thì trái lại là xấu. Binh đao đời cho là hung, Tam yếu cũng cho là hung, ví bằng Khảm là Thể thuộc thủy mà gặp Kim lại trở thành tốt.

Lại như chiêm sản (sinh đẻ) thấy namtử cho là có triệu tốt sinh con, nhưng giả thử Khảm là Thể, thiếu nam là Cấn (Thổ), tức là Thổ khắc Thủy, thì trái lại sự sinh đẻ chẳng được tốt.

Lại như chiêm bịnh, thấy áo quan thì cho là chết, nhưng ngược lại nếu Ly là Thể thì Mộc sinh Hỏa, đâu có chết.

Biết như vậy tức là nội quái cần phải có ngoại quái và ngoại quái phải có nội quái. Nghề chiêm bốc, cho được linh nghiệm tất thế nào cũng phải hợp nội và ngoại quái mà đoán mới thật là phải đạo vậy.

Động Tinh Luận

Phàm chiêm bốc, tuy đã thấu cái cơ trọng yếu của Động Tịnh. Tuy vậy còn có cái định lý và sự biến của sự việc. Dương động mà âm tịnh, một động một tịnh, cái lý nó phát xuất từ cái tịnh ấy qua cái động kia. Một tịnh thì trăm động, là do cái biến đổi của sự việc ấy. Các sự việc ở trong thiên hạ, nó rối rắm giao động, mỗi mỗi đều có sự đoán. Ta chỉ lấy một tịnh mà liệu lượng thôi, không động thì không chiêm. Không có cớ tất không bói. Phép chiêm bốc phải xét rõ từng sự việc của quần vật, cái động của sự vật mà xấu, thì cái triệu của quẻ cũng xấu, cái động của sự vật mà tốt, thì cái triệu của quẻ cũng tốt.

Như chỗ huyên náo là chợ búa, quán đình, nhân vật lộn xộn, quần vật đầy dẫy trước mắt, sự gì nương theo vật nấy thì cũng ứng ngay vào quẻ, sự tốt hay xấu cũng vạy, phải suy vào một cái lý nào để nó hợp với sự vật ấy.

Vị chưng, ở trong cái quần động ấy, hoặc là tự thấy bởi tai mắt của ta, hoặc ta đã thấy từ trước, hoặc quần sự nó thể hiện rõ ràng, hoặc do chính ta tưởng niệm ra, ta lấy đó làm sở dụng để chiêm bốc, Ví như:

Cầu danh cũng do ở trong cái quần động, hoặc ta thấy quan phủ, hoặc có văn thư bào hốt (áo mão đồ các quan mặc đi triều), vật lễ nghi thì ứng sự có lợi về quan sự.

Cầu tài lợi thì gặp được người cự thương, phú gia (nhà buôn to, nhà giàu có), hoặc thấy vật báu hóa, đoán quyết được ngay ứng tài lợi.

Lại như chiêm quan tụng rủi gặp phải đồ vật như roi vọt, xiềng xích ắt có sự kiện không tốt; chiêm bịnh mà không gặp vật ai, ma (áo tang), quan quách thì bịnh xoàng thôi không đáng ngại. Xem như vậy mới biết sự sự tương quan, vật vật tương ứng, đó là cái thiết yếu để chiêm bốc vậy.

Đến như ngồi thì ứng chậm; đi thì ứng mau; chạy lại càng ứng mau hơn nữa; nằm thì ứng chậm hơn; như thế tất phải xét nguyên nhân của sự động.

Tâm ta vốn tịnh, người tới coi quẻ, do cái ý niệm của họ ứng vào tức là động, ta dùng cái tịnh của ta, mà liệu lường cái động của người, ta dùng cái niệm của ta, mà suy cái nghiệm của người, cái tâm thành thực thì quỷ thần hay thấu, biết như vậy rồi khá biết cái trọng yếu của động và tịnh.

Hướng Bối Luận

Phàm chiêm quái cho ứng nghiệm, cần phải xét đến Hướng và Bối ứng của các sự vật. Hướng là quay mặt hướng trở lại. Bối là cái ứng của sự vật quay lưng lại mà đi như:

Con chim quạ báo tai ương, nếu từ xa bay lại tức họa sắp tới, nếu nó bay trở đi là họa đã hết rồi.

Con chim khách báo hỷ, nó từ xa bay tới, ắt có việc vui mừng sắp tới, nếu nó bay trở đi, sự vui mừng đã qua rồi.

Cho đến các ngoại ứng khác cũng đồng đều như vậy cả. Cho nên quái khắc Thể quái nếu thấy khí vật hướng trở lại thì họa ắt đến, còn thấy khí vật quay lưng trở đi là họa đã qua rồi. Còn như quái sinh Thể quái, mà thấy khí vật hướng trở lại ắt sự tốt lành sẽ tới, còn thấy khí vật quay lưng lại mà đi, sự tốt lành đã qua rồi.

Các triệu chứng khác cũng đều chung một lý như vậy hết. Ấy gọi là chiêm Hướng Bối theo cái lý của Dịch.

Tịnh Chiêm

Phàm chiêm quái, ở chốn thanh tịnh vắng vẻ, như ở trong tịnh thất, ta không nghe và cũng không thấy sự động của khí vật bên ngoài, những biến của ngoại cảnh tức là không có ngoại quái, ta khỏi phải xét đến ngoại quái, mà chỉ thấy toàn quái, năm, tháng, ngày hợp với ngũ hành suy vượng cùng với thể Dụng mà suy đoán.

Quan Vật Động Huyền Ca

Nghĩa là xem xét rõ ràng thông suốt sự sâu kín nhiệm mầu của sự vật, bài ca này phần nhiều đoán cái khí tượng của nhà ở.

Xưa người Ngưu Tư, vào nhà người có thể biết được cái triệu tốt hay xấu của chủ nhà; nhờ cái thuật đó mà biết cái thế hưng suy, cái điềm tốt lành, yêu quái tà nghiệt ở trong gia môn, nhận biết được để làm gương suy nghiệm, không nhận biết được đành chịu mờ ám.

Cho nên bài ca này là một ảo thuật rất linh ứng, cũng đều do cái lý mà ra, chớ nên cho là thiển cận. Sự việc trong thế gian không ngòai cái số, cái lý, gặp việc cát hung lẫn hối đều có thể biết trước được cái họa phước. Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sinh khắc làm chủ; năm sắc: Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng, Đen phân biệt cái màu sắc rõ ràng, sự tốt xấu nhà của người đều thấy được. Chỉ hướng vào lời phán đoán huyền trung.

Vào nhà nhận xét được bằng nghe thấy, mà biết hưng suy. Về nhà nhận thấy cái xuân khí, thì trong gia trạch sinh hòa khí, bằng như cái vẻ lạnh lẽo, linh lạc giống cảnh mùa Thu, thì gia đình sẽ suy vi. Tự nhiên nhận thấy mùi hương hơm đầm ấm, nhà sẽ đầy phước đức. Ngửi cái mùi tanh hôi, ô uế, tựa như heo, mèo, chó, lợn là chủ sự bịnh tật khốn cùng. Trai tráng, gái sức chỉnh tề, gia phong thịnh. Người nhà mặt bẩn đầu bù, định thấy ưu sầu.

Quỷ khóc, phụ thân đầy vẻ lo âu buồn bả, họa hại thiểu phước. Lão nhân vô cớ, khóc lệ tràn đôi mắt, ắt thấy ngay sầu bi. Trước nhà vách đổ nát, gia đạo tiêu kiệt. Suối lạch hướng trông vào trước cửa, tài bạch nhiều phần sa sút. Hốt nhiên trên mái nhà mọc nhiều cây cỏ, gia nhân an bảo nhờ âm đức. Môn hộ sáng sủa thanh tịnh, dứt sạch trần ai ắt hẳn có cao tài. Ngẫu nhiên, trước cửa xem tựa buồn thảm xui xẻo, chơi vơi, tất nô khí chủ. Thường thường tan vỡ điêu tàn non biển, đoán gia cư bất lợi. Đào hoa tươi tốt, trước nhà thấm nhuộm phong tình. Trước nhà, sau nhà trồng cây vông, chủ nhân ly biệt. Bên giếng trồng cây lê là hiệu ly hương. Tự đường thần vị thình lình bốc cháy, đề phòng hỏa ách. Trước nhà, ngói sụp đổ, chủ sự sầu bi. Ví như nhiều hang lỗ đầy mảnh bát bể, thấy cảnh bần cùng. Ban ngày không nên để đèn giữa nhà, sự chết chóc tiếp nối, công nhiên rõ ràng chuột viếng giữa trưa, chẳng thoát khỏi hao tài. Sáng chiều, gà mái gáy, âm thịnh nhà tan nát. Chó sủa tru giữa nhà, thân quyến ắt tai ách. Sáng sớm chim khách kêu liên tiếp, người đi xa sắp về. Rắn, trăn vào nhà, ngộ bịnh thấy yêu tà. Bầy chim sẻ tranh đuổi nhau cắn nhau, nhà đương thịnh ắt thấy khẩu thiệt lôi thôi. Chim cú, chim chài kêu trước cửa, nhân khảu bị liên tai. Vào nhà thấy bầy dê, gia chủ bịnh ôn hoàng. Ghe thuyền để trên cạn, tuy ổn định mà thành yểm trệ. Bóng cây nhà người vượt qua vách nhà ta, đa đắc hoạnh tài. Trước thềm, gạch đá vỡ tan mọi sự đều suy diệt. Vào nhà thấy trà quả, ứng tươi tốt, được nhiều quà biếu tặng. Ngày ba bữa khói lửa đều đều là nhà no ấm. Liên miên ngủ ngày chẳng phải thời, là triệu nhân tán tài ly.

Lý tại tâm ta, đạo thánh hiền truyền để dẫn đạo phát xuất ở Tiên thiên, sâu xa thầm kín, thấu u huyền.

Bài ca Động huyền với Thiên linh ứng trước, tuy là phương pháp khác nhau, nhưng cùng một mục đích, Thiên linh ứng kia phần nhiều thuộc về khoa chiêm bốc, vì sự chiêm bốc lại tùy thuộc theo sở xuất, sở kiên cùng với triệu khắc ứng.

Còn như bài ca Động huyền này thì không liên hệ gì mấy với sự chiêm bốc, chỉ thuận nhịp mà ghi chép phụ thêm. Người nào có việc gì, tất nhiên có lý nấy, vì có nhiều ngụ ý để quan sát mọi sự vật xảy ra, lại để cảnh tỉnh tránh sự dữ, hoặc để chuyển rủi thành may, vô tình chẳng thấu hiểu nổi căn duyên của định mạng; khiến ta thấy chuyện thiện ác không tránh khỏi, âu cũng để làm gương soi chung vậy.

Gia Chủ Họ Vương

Năm Dần là số thứ 3, tháng 12, ngày mồng 1, cộng tất cả là 16, gia họ Vương (chữ Vương có 4 nét) số 4, tất cả cộng lại được 20 – (2 lần 8 là 16) = 4, tức quẻ Chấn làm Thượng quái; sau gia thêm giờ Ngọ là giờ thứ 7; tổng cộng là 27 – (3 lần 8 là 24) = 3 tức là quẻ Ly làm Hạ quái. Tổng số 27 trừ (4 x 6) = 3, tức là hào 3 động thì được quẻ Lôi Hỏa Phong biến Chấn.

Cách Bố Quái

Năm Dần 3 + tháng 12 + ngày 1 = 16 + chữ Vương 4 = 20.
20 – (2 x 8) = 4 = Chấn.
Giờ Ngọ 7: 20 + 7 = 27 – (3 x 8) = 3 = Ly.

Chánh quái
(Lôi Hỏa Phong)

__  __
__  __ Thể
_____ Chấn: Mộc

_____ * Dụng
__  __
_____ Ly: Hỏa
Hổ quái


__  __
_____
_____ Đoài: Kim

_____
_____
__  __ Tốn: Mộc
Biến quái


__  __
__  __
_____ Chấn: Mộc

__  __
__  __
_____ Chấn: Mộc

Giờ Ngọ 7: 20 + 7 = 27 – (3 x 8) = 3 = Ly.
27 – (4 x 6) = 3 tức hào 3 động.

Lời Đoán: Nhà họ Vương này được quẻ Lôi Hỏa Phong biến Chấn, Hổ thấy Đoài, Tốn. Chấn Mộc là Thể quái, Ly là Dụng quái, Đoài là Thể quái hổ ra, lại khắc Thể cũng kỵ, tuy được Ly Hỏa chế Đoài Kim cũng không được tốt lắm. Dụng Hỏa làm Tiết Thể Khí là triệu hao tán tư tài, mỗi khi gặp năm, tháng, ngày Hỏa tất thấy triệu ấy, hoặc nhân phụ nhân gây ra tổn thất, trong gia đạo lại có nhiều nữ tử thị phi. Đến năm Hợi, Tý, Dần, Mẹo hoặc ngày tháng ấy chủ ắt có tiền tài lợi ích, vì Chấn Mộc là Thể, tuy không gặp Khảm Thủy nhưng chung cuộc lợi Thủy niên là sinh Thể khí, lại không gặp Chấn Tốn nhưng gặp năm Dần, Mẹo là năm hợp cuộc với Thể quái. Phàm có Chấn có Tốn ngôi nhà này đến năm Dần, Mẹo cùng Mộc khí, vân niên gặp thì ắt được đắc ý. Biến quái là Trùng Chấn tất có người trưởng tử có thế lực, sau 22 năm, ngôi nhà này bị cháy.

Gia Chủ Họ Điền

Cũng năm Dần, tháng 12, ngày mồng 1, giờ Ngọ cộng lại như trên được số 16, cộng thêm họ (chữ Điền có 6 nét chữ) là được 22 – (2 lần 8 là 16) còn lại 6 tức là quẻ Khảm làm Thượng quái, gia thêm giờ Ngọ số 7 + 22 được 29 – (3 lần 8 là 24) còn lại 5 tức là quẻ Tốn làm Hạ quái thì được Thủy Phong Tỉnh biến Địa Phong Thăng, hổ quái thấy Ly, Đoài. Tồng số 29 – (4 x 6) = 5, động hào 5.

Cách Bố Quái

Năm Dần 3 + tháng 12 + ngày 1 + chữ Điền 6 = 22.
22 – (2 x 8) = 6 = Khảm.
Giờ Ngọ 7: 22 + 7 = 29 – (3 x 8) = 5 = Tốn.

Chánh quái
(Thủy Phong Tỉnh)

__  __
_____ * Dụng
__  __ Khảm: Thủy

_____
_____ Thể
__  __ Tốn: Mộc
Hổ quái


_____
__  __
_____ Ly: Hỏa

__  __
_____  Đoài: Kim
Biến quái
(Địa Phong Thăng)

__  __
__  __
__  __ Khôn: Thổ

_____
_____
__  __ Tốn: Mộc

29 – (4 x 6) = 5 tức hào 5 động.

Lời đoán: Nhà họ Điền, chiêm được quẻ Thủy Phong Tỉnh Biến quái Địa Phong Thăng, Hổ quái thấy Ly Đoài. Tốn là Thể quái thuộc Mộc, Dụng quái là Khảm thuộc Thủy là sinh, tuy Hổ quái Đoài là Kim khắc Mộc, Thể quái mà được Ly Hỏa, Hỏa tuy vô khí, kết cuộc cũng có thể chế được Kim Đoài. Tuy nhiên, năm, tháng, ngày Dậu (Đoài thuộc Dậu), ắt là có sự tổn thất. Hợi Tý (là Thủy), năm tháng, ngày Hợi, Tý ắt có tiến tài, hoặc được tài thuộc về giang biên (Thủy biên) vì Dụng Khảm sinh Thể quái Mộc (Tốn). Đến năm Dần, Mẹo thì được khoái ý lắm, vì gặp khí tỵ hoà. Nhưng trong gia đạo thường hay sinh khẩu thiệt, vì chưng quẻ Đoài.

Thể là Mộc, mà gần mùa Xuân, mừng được Khảm Thủy chỗ ở này tất nhiên là vượng phát. Sau 29 năm, ngôi nhà huỷ diệt vì 29 là số của toàn quái, nếu trong quái mà không có quẻ Đoài thì sau 29 năm ngôi nhà này cũng không có việc gì xãy đến cả.

Gia Chủ Họ Hàn

Cũng năm tháng ngày như trên là số 16 gia thêm họ Hàn 21 nét(chữ Hàn có 21 nét) tức là 16 + 21 = 37 trừ (4 lần 8 là 32) còn lại 5 là quẻ Tốn đặt làm Thượng quái. Số 37 gia thêm giờ Ngọ số 7 + 37 thành ra 44, trừ (5 lần 8 là 40) còn lại 4 là quẻ Chấn đặt làm Hạ quái. Số 44 trừ (7 lần 6 là 42) còn lại 2 là hào 2 động.

Cách Bố Quái

16 + 21 = 37 – (4 x 8) = 5 = Tốn
37 + 7 = 44 – (5 x 8) = 4 = Chấn.

Chánh quái
(Phong Lôi Ích)

_____
_____ Thể
__  __ Tốn: Mộc

__  __
__  __ * Dụng
_____ Chấn: Mộc
Hổ quái


_____
__  __
__  __ Cấn: Thổ

__  __
__  __
__  __ Khôn: Thổ
Biến quái
(Trung Phu)

_____
_____
__  __ Tốn: Mộc

__  __
_____
_____ Đoài: Kim

44 – (7 x 6) = 2 tức hào 2 động.

Lời đoán: Quái biến Trung Phu (Phong Trạch Trung Phu) Thể quái là Tốn, Hổ quái thấy Cấn Khôn, Biến quái thấy Đoài khắc Thể, ngôi nhà này sau sẽ có quan tụng xảy ra năm tháng ngày Dậu sau Thân Dậu niên lai thấy bịnh hoạn. Mừng được Dụng quái là Chấn thuộc Mộc gặp Tốn là Thể cũng là Mộc, thế là tỵ hoà, đáng được năm Dần Mẹo thì tốt. Sau 31 năm gặp Thân Dậu thì ngôi nhà này bị huỷ, ví bằng không có Đoài hoặc cũng không có Khảm thì sau 31 năm, ngôi nhà này cũng không có việc gì xãy ra cả.

Như trên lấy họ của các gia chủ mà bố quẻ gọi là khỉ số, tùy theo quẻ của các gia chủ mà đoán.

Phàm các sự hôn nhân, tang sự đều cũng gia họ. Tuy vậy về tang sự thì chỉ gia một họ đủ rồi, còn việc hôn nhân là việc của hai nhà, nên phải gia hai họ.

Người ở vùng cực Bắc, không có họ thì gia tên, nếu không biết chữ để viết tên, thì lại kể từng tiếng đọc thanh âm, nếu không có tên thì tự mình ngụ ý lấy, mà biện lấy cho đúng lý.

Chiêm Khí Vật

Phàm chiêm Khí Vật không nên thấy quẻ Đoài, vì Đoài có nghĩa là tiêu diệt. Nhược bằng Khảm là Thể quái, mà có Đoài thì không sao. Nếu Càn là Thể quái, có Đoài cũng vô hại. Kỳ dư các quẻ khác mà có Đoài là không bền, tức là vật khí phá mộc. Hoặc Chấn Tốn là Thể quái, thấy Đoài là Dụng quái ắt chẳng chịu được lâu bền. Ngày phá khí là Thân Dậu cùng với năm, tháng, ngày chiếm quẻ.

Lại nữa, nếu nuôi súc vật, cũng không nên thấy Càn, Đoài khắc Thể. Gieo trồng cây cối, nếu Càn Đoài khắc thể là bất thành, nếu có thành rồi cũng bị hủy diệt bởi dao, búa, tai ách khác.

Gieo trồng nên tốt hơn là gặp Khảm. Lại nữa, muốn biết tháng, ngày hủy diệt của các khí vật, nếu Thể quái mà không bị khắc, thì lâu bền, nếu Thể quái mà bị khắc, thì chẳng được lâu bền.

Xét khí số của khí vật mà được lâu bền, thì lấy số toàn quái mà đoán niên số. Xét khí số của khí vật không được lâu bền thì dùng toàn số mà kể tháng, nếu mau hơn nữa thì dùng toàn quái số mà kể ngày

3. Tượng Đồ Phương Vị Bát Quái

3.1 Bài Tựa

Diệu thay! Dịch há chẳng là lời Dịch sao? Vì rằng Dịch thư rất tinh vi, rất huyền diệu, vậy nên số cũng chẳng ở ngoài Dịch lý được. Tiên thiên, Hậu thiên có khác nhau, dùng hiệp âm (hợp cái tiếng) và thủ âm (chọn lựa cái tiếng) mà minh biện sự đắc thất, ưu lự, nắm lấy Hổ Biến chóng chầy làm Ứng. Số là do tiền định, họa phước khó lường, dùng Dịch lý làm sáng tỏ sự việc.

Ta cầu được các Thiên như: Tiên thiên, Huyền Hoàng, Linh Ứng, ngoài ra ta còncần chọn lấy Từ dịch. Quan Mai số bày tỏ lý của ngũ hành sinh khắc, suy vượng để phân định mà tránh điều dữ, đón điều lành. Hậu học lấy đó làm gương.

Lời Dịch dạy rằng: Thái cực sinh Lưỡng nghi; Lưỡng nghi sinh Tứ tượng; Tứ tượng sinh Bát quái; Bát quáii sinh vạn vật.

Thiệu Tử bảo rằng: Một phân làm hai, hai phân làm bốn, bốn phân làm tám.

Thuyết quái truyền rằng: Dịch trái với số.

Thiệu Tử nói: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Từ Càn đến Khôn, ấy là được quái vị sinh, nếu suy trở lại, thì nó cũng ngang nhau theo Tứ thời vậy. Hậu thiên có 64 quái.

3.2 Bát Quái Định Âm Dương Thứ Tự

Càn là cha.
_____
_____
_____

Khảm là trung nam.
__  __
_____
__  __

Khôn là mẹ
__  __
__  __
__  __

Ly là trung nữ.
_____
__  __
_____
Chấn là trưởng nam
__  __
__  __
_____

Cấn là thiếu nam.
_____
__  __
__  __

Tốn là trưởng nữ.
_____
_____
__  __

Đoài là thiếu nữ.
__  __
_____
_____

__________________________







Trạch Hỏa Cách
biến
__  __
_____
_____

_____
__  __ Thể Kim
_____ * Hỏa Kim










_____
__  __
__  __ Cấn: Thổ






Trạch Sơn Hàm
__  __
_____
_____

_____
__  __
__  __ Hổ    Tốn Mộc

Ly quái sơ hào dương động biến âm, biến Cấn quái. Đoài thuộc Kim là thiếu nữ. Ly Hỏa khắc. Tốn là cổ vế. Càm Kim lại cũng khắc cho nên bị thương ở cổ vế. Nhờ được Cấn Thổ sinh Càn Kim, đoán rằng không bị thiệt mạng.

Tương sinh rất tốt, thứ đến tỵ hòa.

Thể Dụng là do ở vị trí biến hào, rồi mới phân định ra Động và Tịnh. Đọng ấy là quẻ Dụng, Tịnh ấy là quẻ Thể.

Lại như Ly là tứ quái, Càn là cửu quái, Khảm là tam quái, Tốn là thất quái, Khảm là bát quái, Đoài là nhị quái, Chấn là ngũ quái, Cấn là nhị quái và Tốn là lục quái.







Địa Lôi Phục quái
biến

__  __
__  __
__  __

__  __
__  __ *
_____ Thể   Thổ   Dụng Mộc  Kim






Địa Trạch Lâm
__  __
__  __
__  __

__  __
_____
_____ Thổ   Thổ  

Mộc là Dụng hào, đoán ra là vật mềm, là thể văn chương, giảng ra là kim chỉ nam (la kính).







Thiên Trạch Lý quái
biến
_____
_____
_____

__  __ *
_____
_____ Thể   Dụng Kim   Kim


Càn quái
_____
_____
_____ Kim   Mộc  Hỏa.

Quẻ này đoán ra là vật bằng sắt, tức là cái kéo cắt tóc.







Trạch Hỏa Cách
biến
__  __
_____
_____

_____
__  __ *
_____ Dụng Kim
(Có lẽ sai, quẻ này phải là: Hỏa Trạch Khuê)






Phệ Hạp quái
_____
__  __
_____

__  __
__  __
_____ Hỏa  Kim  Hổ Mộc

Quẻ này Dụng hào Mộc; Thể Hỏa, mùa Hja Hỏa thì vượng tính sinh Thổ, tất thị là vật bằng đất.







Quy Muội quái
biến
__  __
__  __ *
_____

__  __
_____
_____ Dụng Mộc






Hỏa Trạch Khuê quái
_____
__  __
_____

__  __
_____
_____ Thổ  Thủy  Hổ Hỏa

Dụng hào thuộc Mộc, biến Hỏa, Thể quái thuộc kim, từ hào biến quái thành Cấn Thổ năng sinh Kim, đoán ra là sắt.







Trạch Thiên Quải quái
biến
__  __
_____
_____

_____
_____
_____ * Thủy Thể Kim  Thổ Kim  Kim


Đoài quái
__  __
_____
_____ Kim   Hổ  Kim.

Quẻ này nếu chẳng phải loài Kim thì ắt là loài đá, ấy là cái dĩa bằng đồ sứ vậy.







Trạch Hỏa cách quái
biến
__  __
_____
_____

_____
__  __
_____ * Thể   Kim   Hỏa


Cấn quái
_____
_____
_____ Kim   Hổ  Thủy.

Quẻ này là Trạch Hỏa Cách là thiếu nữ, vật gần là Khẩu (miệng), vật xa tượng trưng cho Dương (dê); Nội Ly là trung nữ, vật gần là Mục (con mắt), vật xa là Trĩ (chim trĩ). Sơ hào biến Cấn quái là Thổ; Thổ năng sinh Kim, thì giúp cho Đoài là em thứ; trừ bỏ sơ hào, dời lên tứ hào lại thành Tốn Mộc, vì vậy mới bị thương ở vế, nhờ được sơ hào biến cấn Thổ; Thổ sinh Đoài Kim, cho nên chỉ bị thương không đến nỗi thiệt mạng.

Gần thì ví vào chư thân ở Bát quái: Càn là đầu, Khôn là bụng, Chấn là chân, Tốn là bắp vế, Khảm là tai, Ly là mắt, Đoài là miệng, Cấn là tay. Ấy thuộc về thân người vậy.

Ở xa thì ví vào chư vật: Càn là mã (ngựa), Khôn là ngưu (trâu), Chấn là long 9rồng), Khảm là thỉ (con heo), Tốn là kê (con gà). Ly là trĩ (chim trĩ), cấn là cẩu (chó), Đoài là dương (dê). Ấy thuộc về súc đạo.







Thiên Thủy Tụng quái
biến
_____
_____
_____

__  __
_____
__  __ Thể Kim  Dụng Kim  Kim


Đoài quái
__  __
_____
_____ Kim   Mộc  Hổ  Hỏa.

Thiên Thủy Tụng quái, biến Đoài vì muốn cầu tài, nhận thấy Thể quái sinh, cho nên khí bị lộ ra ngoài, thế là tài không có, lại nữa gặp quẻ Ly là Hỏa khắc Kim. Như vậy là ngày ấy, giờ Ngọ, có khách tới ăn, yêu sách rượu, rồi trở thành tiêu hao vậy.

4. Phép Bí Truyền Về Chiêm Bốc

Phàm chiếm quẻ thường sự (việc không quan trọng lắm) để biết tốt xấu, phải xem trong quẻ, có quẻ nào sinh Thể, thì cái sẽ ứng rất mau, rồi xem quẻ sinh Thể trong mục Bát quái thời tự để đoán thời kỳ, nếu quẻ sinh Thể là quẻ Dụng, thì sự việc thành tựu, nếu sinh Thể là Hổ quái, thì đoán dần dần mới thành, nếu sinh Thể là Biến quái, thì chậm hơn. Ví bằng có quẻ sinh Thể.

Lại có quẻ khắc Thể lẫn lộn thì sự việc sẽ gặp trở. Sự xấu tới cũng chưa đầy đủ rõ ràng, cần xem quái khí của các quẻ khắc Thể, trở bao nhiêu ngày, như Càn khắc Thể thì trở một ngày, Đoài khắc Thể thì trở hai ngày, cứ như vậy mà suy.

Như chiêm thường sự mà không có quẻ sinh Thể, lại có quẻ khắc Thể, tất sự việc không tốt, còn không có quẻ khắc Thể, thì sự tất thành đạt được.

Còn như chiêm quẻ thuộc sự việc quan trọng xem trong quẻ, nếu có quẻ sinh Thể thì sự việc có thể cứu vãn được, vô hại, nếu không có quẻ sinh Thể, thì sự việc không được tốt. Muốn luận về nhật kỳ xem trong quẻ có quẻ sinh Thể, ắt sự việc sẽ ứng vào ngày quái khí của quẻ sinh Thể, nếu có quẻ khắc Thể thì sự việc sẽ thất bại vào ngày quái khí của quẻ khắc Thể. Cần phải lanh trí mà xét đoán mới được.

4.1 Thể, Dụng, Hổ, Biến Pháp Thuật

Đại phàm xem quẻ lấy Thể làm chủ, Hổ, Dụng, Biến đều là Ứng quái. Quẻ dụng rất là khẩn thiết, Hổ quái là thứ khẩn, Biến quái là thứ khẩn hơn. Vì cớ ấy mà gọi Dụng quái là ứng tức thời, Hổ quái là trung gian ứng, còn Biến quái là kết cục của sự chiêm quẻ.

Song le: Hổ quái phải phân ra có: Thể quái hổ ra; có Dụng quái hổ ra. Nếu Thể quái ở trên (phía trên), thì Hổ ở trên tức là Thể hổ ra; Dụng quái ở dưới (phía dưới) thì Hổ ở dưới lại là của Dụng hổ ra.

Trái lại, nếu Thể quái ở dưới, thì hổ ra cũng nằm dưới, còn quẻ Dụng nằm trên, hổ ra cũng nằm trên. Quẻ Hổ của Thể hổ ra rất là khẩn, rồi mới tới quẻ Hổ của dụng khẩn.

Ví như quẻ Quan Mai là Hằng quái (Lôi Phong Hằng), Hổ thấy Đoài và Càn Đoài là thể quái, Hổ thấy nữ tử bẻ bông. Ví như càn là Thể, Hổ sẽ thấy lão nhân bẻ bông. Xét Đoài Càn đều khắc Thể hết, chỉ lấy Đoầi mà không lấy Càn. Như vậy là cách phân chia giữa Thể, Dụng và Hổ. Đại phàm, xem quẻ nếu Biến quái khắc mà Thể, thì sự việc hậu lai không được tốt; nếu Biến quái sinh Thể và tỵ hòa thì sự biệc cuối cùng có cát lợi. Như vậy là pháp thuật của Dụng, Hổ và Biến vậy.

4.2 Pháp Thuật Về Thể Dụng Sinh Khắc

Phàm chiếm quẻ, thì lấy quẻ mà phân ra Thể Dụng, Hổ Biến, tức là dựa vàolý của Ngũ Hành, để đoán cát hung, lẽ tức nhiên lý sinh khắc là do ở Nội, Ngoại, Thể, Dụng, Hổ, Biến mà xét đoán.

Ví bằng, Ngoại quái tất phải minh định cái lý cho tinh vi của sự chân sinh và chân khắc, của ngũ hành mới định khinh hay trọng, thì họa phước ứng ngay tức thì. Sao vậy? Thí dụ như Càn Đoài thuộc Kim là Thể quái gặp Hỏa thì khắc. Song le có chân Hỏa thật sự, và có Hình sắc Hỏa. Chân Hỏa mới thực sự là khắc Kim, còn Hình sắc Hỏa thì không tốt, mà Hình sắc Hỏa thì không khắc, mà chỉ không được thuận mà thôi.

Thí dụ: Thấy Hỏa ở trong lò nung, đốt, hoặc Hỏa ở bếp nấu, ấy thật là chân Hỏa chân khắc vậy; lại như Hỏa ở đèn, đuốc, lửa cháy có ngọn lửa, tức là chân Hỏa, nếu Càn Đoài là Thể mà gặp các thứ Hỏa đó là không tốt. Còn như Hình sắc Hỏa như ánh lửa, lửa ở cây cỏ mục, tức là Hình sắc Hỏa, không phải thật chân Hỏa thì ví dù Thể là Càn Đoài cũng chẳng ngại. Còn như Hỏa ở một cây đèn nhỏ, một cái đóm nhỏ, tuy là chân Hỏa nhưng nhỏ và ít, thì kể như khinh (nhẹ), chỉ bất lợi chút đỉnh thôi.

Bây giờ, như Chấn, Tốn thuộc Mộc là Thể, lẽ tự nhiên gặp Kim thì khắc. Song le, loại kim như vòng, xuyến, khuyên vàng, lại như loại kim ở cái miệng bát, cái lư, cái mâm làm bằng kim khí, như đồng, bạc, chì, kẽm, sắt vụn vặt tuy là loài chân Kim mà làm sao khắc được. Mộc chỉ sợ nhất là loài Kim như gươm sắc, dao bén, búa chặt, cưa đục: Chấn Tốn mà gặp phải thì rất xấu.

Lại như Ly là Hỏa là Thể gặp phải Thủy thì rất tối kỵ. Nhưng thí dụ như hình sắc đen, thể ẩm thấp như huyết cũng thuộc Khảm Thủy, vốn kỵ nhưng thật ra thì chẳng hại gì. Tất cả các quẻ trên là Thể quái, mà gặp Ngoại ứng khắc Thể, tất phải luận cái khinh và trọng mà đoán.

Xét về nhứng cách sinh Thể, cũng nên minh biện rõ ràng Thổ như gạch, ngói cũng đều là đất thuộc Khôn, nếu gặp được Kim thì Thổ sinh Kim, còn gạch ngói thì không thể sinh Kim được.

Cây cối, củi đốt đều thuộc Mộc cả, gặp Ly Hỏa thì khắc, nếu là cái đuốc thì chống khắc Hỏa; còn như cây lớn mà chưa đốn xuống thì sinh Hỏa đâu có chống được.

Thể là Mộc mà gặp Thủy thì điềm phước đức, nhưng như sữa, máu huyết đều là Thủy cả, gặp những loại như vậy ví dù là Khảm mà sinh Mộc, như thế đó đều gọi là loại khinh cả.

Ngoài ra ngũ hành sinh khắc, đều phải phân rõ ràng từng loại mà đoán.

4.3 Thể, Dụng Suy Vượng Pháp Thuật

Phàm Thể quái phải vượng, khắc Thể quái phải suy, khí quái của Thể như mùa Xuân thuộc Mộc, Hạ thuộc Hỏa, Thu thuộc kim, Đông thuộc Thủy, bốn tháng tứ quý thuộc Thổ, đều thuận với thời tiết cả, nên gọi là thừa vượng khí. Nếu có tha quái khắc thì cũng vô hại. Dụng quái, Hổ quái, Biến quái mà vượng thì tốt. Chẳng những chỉ không nên có khí vượng của quẻ khắc Thể, mà khí của Thể quái lại suy thì cũng không tốt được.

Chiêm quẻ nếu gặp phải như vậy thì ví như chiêm bịnh, ắt phải chết. Chiêm tụng sự ắt phải thất bại, nếu không phải là chiêm bịnh hay chiêm tụng sự mà là chiêm thường sự đi nữa, thì cũng phải đề phòng bịnh hoạn, quan tai.

Muốn biết nhật kỳ xảy ra, hay gặp phải thì cứ xét ngay khí quái của quẻ khắc Thể, tức ta lấy thời kỳ đó vậy. Trái lại, khí của quái Thể vượng, mà khí của quẻ sinh Thể lại vượng nữa, thì sự việc rất tốt, mau chóng thành đạt, muốn tìm cái sự xuất phát lúc nào, cứ xét ngày giờ của quẻ sinh Thể là biết. Nhược bằng Nội quái và Ngoại quái có nhiều cách sinh Thể, mà Thể quái tuy là suy thì cũng không hại lắm. Nếu nội, Ngoại đều không có quẻ sinh Thể, tuy là Thể quái có nhiều quẻ đồng hành với Thể (thuộc vào hành nào đó, giống như hành ở Thể quái) là suy quái vậy, rúy cục cũng không được tốt.

Vì lẽ ấy, cho nên Thể, Dụng cần phải xét thịnh suy cho tinh tường

4.4 Chiêm Tọa Đoan Pháp Thuật

Tọa đoan nghĩa là lấy chỗ ta ngồi là chánh giữa, bát vị bày ra tám phương, xem quẻ quyết đoán , không nên cố chấp ý kiến của mình, mà phải theo cái ứng ngồi làm đích xác.

Xét bát quái bát phương ứng triệu, như vậy gọi là chiêm quẻ theo ứng của tọa đoan, tùy theo phương quái sinh khắc mà định cát hung của người:

– Cung Càn: có Thổ sinh, hoặc cung Càn có triệu tốt, thì người tôn trưởng, lão nhân có hỷ sự, nếu quẻ Càn có Hỏa khắc, hoặc triệu hung, ắt người tôn trưởng, lão nhân chắc có ưu sự.

– Cung Khôn: có Hỏa sinh, hoặc cung Khôn có triệu tốt, thì mẫu thân hoặc chủ âm nhân có sự vui mừng, Khảm cung thấy khắc hoặc có triệu hung, thì chủ lão mẫu, âm nhân có tai ách.

– Cung Chấn: có Thủy sinh và Đông phương Chấn cũng có triệu tốt, chỉ sự vui thuộc về trưởng tử, trương tôn, nếu thấy khắc hoặc thấy hung triệu, trưởng tử, trưởng tôn sẽ bất lợi.

– Cung Khảm: nếu thấy ngũ kim hoặc cát triệu, chỉ người trung nam có lợi, nếu thấy Thổ khắc hoặc thấy hung triệu, người trung nam có sự ưu phiền.

– Cung Ly: tốt nhất là gặp Mộc sinh, hoặc được cát triệu thì trung nữ có sự vui, nếu gặp khắc hoặc thấy hung triệu, người trung nữ bị tai ách.

– Cung Cấn: thuộc về thiếu nam, gặp được Hỏa sinh, hoặc thấy cát triệu thì tốt cho người thiếu nam, nếu gặp khắc lại gặp hung triệu, người thiếu nam bị tai ách, nếu xem về sinh sản chắc không nuôi được.

– Cung Đoài: thuộc thiếu nữ, nên gặp Thổ sinh, thấy ứng lành người thiếu nữ được an vui hỷ sự, nếu hỏi về bịnh, gặp quẻ Càn nếu bị khắc, bị bịnh ở đầu; Khôn cung thấy khắc, bịnh ở bụng; Chấn thì bị ở chân; Tốn ở vế; Ly ở mắt; Khảm ở tai và huyết; Cấn ở tay, ngón tay; Đoài ở miệng, răng. Nếu khắc tất phải thụ bịnh.

Vả lại trong tám đoạn (tám nguyên nhân) nói trên, đoán là do người có biệt tài chiêm bốc và ý đoán giỏi. Nay dẫn giải pháp thuật tọa đoan, để làm lệ án vậy.(Hình như thiếu cung Tốn)

4.5 Pháp Thuật Chiêm Bốc Khắc Ứng

Khắc Ứng có nghĩa là khắc kỳ ứng nghiệm. Trong pháp chiêm bốc nếu không có khắc ứng thì không thể biết được thời kỳ, lúc nào các sự việc cát hung, thành bại, vậy cho nên khắc ứng rất cần thiết cho quẻ. Song le, sự khắc rất khó biện, có lúc dùng số để biện khắc, có lúc dùng lý mà biện khắc, đều phải cần yếu mà bàn đến.

Dùng số mà khắc kỳ ắt phải minh tường cái lý. Như bói xem gia trạch, lúc mới xây cất, nam nữ lúc mới kết hôn. Phần mộ lúc mới chôn. Khí vật, vật dụng lúc mới sắm, đều lấy năm tháng ngày giờ khởi tạo, rồi gia số sự vật mà bố quẻ, đã thành quẻ rồi, xét xem thể Dụng, Hổ Biến toàn quái mà ước định thời kỳ, như xét về sự đoán mau, chậm mà định kỳ.

Như Ốc trạch, phần mộ là thuộc về trường cửu, về ốc trạch phải lấy số của toàn quái mà định thời kỳ chung cuộc của ốc trạch, vì ốc trạch cũng có thời kỳ hủ hoại.

Phần mộ, cũng có thời kỳ hủ hoại, tuy nhiên chiêm về phần mộ chỉ xem cho biết tốt xấu thôi chứ không có định thời kỳ hủ hoại.

Về hôn nhân lâu cũng chẳng qua niên số của quẻ, lấy toàn quái mà đoán, lâu cũng bằng bằng sự trường cửu của ốc trạch vậy. Tuy nhiên, xem hôn nhân chẳng chỉ muốn biết sự tốt xấu mà thôi, chứ không định thời kỳ. Ví bằng muốn biết kỳ tốt xấu thì lấy năm, tháng của quẻ sinh Thể hay tỵ hòa mà định thời kỳ tốt và lấy năm tháng của quẻ khắc Thể mà định thời kỳ không tốt.

Chiêm khí vật như đất đá là chất trường cửu, loài thảo mộc thuộc loại ít lâu bền; lâu thì lấy số toàn quái làm niên kỳ, còn ít lâu thì lấy số toàn quái làm nguyệt kỳ và ít lâu hơn nữa thì lấy số toàn quái làm nhật kỳ.

Như cái nghiên mài mực, thì lấy số toàn quái kể niên kỳ, chí như cái bút mực không lẽ cũng lấy số toàn quái mà kể năm sao? Phải kể là nhật kỳ mới được, như thế gọi là định kỳ, khắc ứng cho khí vật.

Tiên sinh quan Mai và Mẫu đơn, là loài hoa thuộc loại sớm nở chiều tàn, cho nên lấy lý mà suy, thì chẳng có thể nói sự lâu bền dài ngày được.

Lại như ở quẻ Hậu thiên, lão nhân, thiếu niên, gà gáy, bò rống, dùng phương quái hợp với vạn vật quái số mà đoán, các sự vật như lão nhân, thiếu niên, gà gáy, bò rống, đều cũng lấy nhật kỳ mà đoán thôi. Ví như chiêm sự vật gì về loại trường cửu, lấy ngày làm tháng, lấy tháng làm năm.

Như chiêm về sự tầm thường (không quan trọng lắm) mà muốn biết rõ cái sự, muốn định khắc kỳ thì lấy số toàn quái, xét cho kỹ càng, lấy quẻ sinh Thể để định kỳ cát ứng, lấy quẻ khắc Thể định kỳ hung ứng, xa thì lấy số toàn quái kể năm, gần thì lấy số tòan quái kể tháng, còn gần nữa thì lấy số toàn quái mà kể ngày.

Như chiêm cầu danh, nếu Càn là Thể quái, xem trong quẻ có Khôn Cấn, thì đóan tháng ngày Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, vì Càn Đoài thuộc Kim là Thể, là ứng sinh Thể. Ấy gọi là cát sự.

Lại ví như chiêm bịnh, nếu Càn là Thể quái, xem trong quẻ có Ly thuộc Hỏa, trong quẻ không có Khôn, Cấn, tức là quẻ sinh Thể, nếu còn phạm thêm hung triệu nữa, đoán con bịnh phải chết vào ngày Tý Ngọ hoặc Hỏa nhật, như vậy gọi là khắc Thể, ấy là kỳ hung của sự.

Còn như chiêm về hành nhân, lấy ngày của quẻ sinh Thể làm ngày quy kỳ; không có ngày của quẻ sinh Thể và không có ngày của quẻ tỵ hòa, thì về ắt chậm (nghĩa là không có quẻ sinh Thể hay không có quẻ tỵ hòa).

Nói theo luật lệ trên thì hoàn toàn khó tả cho hết. Học giả hãy khảo xét kỹ càng.

5. Vạn Vật Phú

Nhân sinh thọ bẩm âm dương, quái phân chia ra tiên và hậu.

Thông suốt sự việc đương thời, gần ví chư thân, xa ví chư vật, quan niệm ý thức của vật lý, Tịnh do ở đất, Động do ở trời. Xét vạn vật có số, Dịch số lại vô cùng, động tịnh mà biết được cũng chẳng ra ngoài Huyền thiên. Cát hung tất thấy rõ, chẳng thể tránh khỏi hiện ra trong hào tượng, trước chưa thành quái thì rấp tâm mơ ước cầu ứng nghiệm, sau đã thành quái rồi xem khắc ứng mà đoán cát hung của âm thanh, ngôn ngữ, sâm từ, hình ảnh, vãng lai, triệu chứng, đều do tâm ta chứng nhận được.

Trải qua sáu hào đã định, tam thiên thể hiện, trước tìm cái nguyên nhân của quái tượng, sau đó xét cái chân lý của khắc ứng, xem xét gặp cát triệu, kết cuộc là tốt, thấy hung triệu khó tránh khỏi điều hung.

Muốn biết sự việc của người, ắt hẳn phải dựa vào tai mắt của ta được nghe thấy. Chưa thành quẻ mà đã nghe thấy rồi, nghe thấy là cái cơ vị lai của sự việc.

Cảm nghe thấy sự huyên náo, tức chủ đấu tranh; nghe lời nói vui cười là triệu cát khánh, nghe phụ nhân than khóc thì âm chủ kiến tai; xe tới quan lai ắt thấy quan tư từ tụng; gặp xiềng khóa tức là xiềng xích tâm thân, thoảng gặp roi vọt, vì roi đòn ắt đến kiện thưa; gặp đồ tể khiêng thịt ắt cốt nhục tai ương; gặp huyết quang (gặp thứ gì có huyết, ra huyết), hại về mùa màng súc vật; gặp đồng bóng (thuộc về phù thủy), thầy thuốc, bánh bộ (đồ cho người ốm ăn), bịnh hoạn tâm môn, nghe lời nói bất chính (gian dối) ắt phạm phải gia tiên, gặp rượu thì sai lời nguyện thần linh.

Đàn bà tới, nữ tử thụ ách, đàn ông tới nam tử thọ tai, lại phải xem tượng trong Bát quái, chẳng khá chấp một lối mà bàn luận.

Quẻ tốt gặp hào tượng tốt, tất chẳng có hoạn nạn gì, quẻ xấu gặp triệu hung, không sao tránh khỏi tai nạn. Gặp người bận đồ tang, hoặc đồ âm công tất là điềm tang phục. Cầm trượng ra hiệu là triệu khấp mãn đường. Thấy người buồn tất xảy ra sự buồn; thấy người vui gặp hỷ sự. Xem xét sắc hình để quyết ý đoạn tâm, nghe cổ nhạc huyên thanh cùng thấy tửu bôi trản vật (chén rượu, đồ đựng rượu) chẳng phải nghinh hôn thì cũng tiệc yến.

Muốn biết ứng ngày nào, hãy xem hào tượng định số; Tốn5, Khôn 8, Ly 3, Khảm 6, lại xem xa gần khắc ứng để đích đoán tượng kỳ; ứng xa thì toàn quái tương đồng (theo số của toàn quái); ứng gần thì suy thời mà đoán.

Giả như quẻ Thiên Địa Bỉ, trên Thiên (Càn), dưới Địa (Khôn) là tám; lại gặp Trạch Hỏa Cách, trên Đoài là hai, Ly dưới là ba, cứ thế mà suy, muôn vàn không sai một.

Trên đây là ứng triệu nhân vật, xét suy cho rõ ràng.

Còn như điểu thú ứng triệu thì như: chim khách kêu tất thấy triệu vui mừng; chim quạ kêu là họa sẽ tới. Trâu chó, heo dê gặp ngày Kim thì lục súc sẽ bị tổn. Ngày Mộc thấy heo, nuôi heo tất vượng. Canh nhật thấy gà gáy. Đinh nhật thấy dê vượt qua, là triệu hung nhẫn chỉ sát (chém giết) Tỵ nhật gặp ngựa, Nhâm nhật gặp heo, đều là triệu hưởng lộc thực. Thấy triệu tốt trăm việc đều thông; thấy triệu xấu mọi việc đều trở trệ.

Nhược cầu tài, vấn lợi, dựa theo khắc ứng mà suy, thấy trấp thấy rương đều là dụng cụ chứa tài. Thấy dây thấy lạt, đều là vật xâu tiền (xưa ta hay dùng dây để xâu tiền thành từng chuỗi). Gặp châu báu lụa là, sự viếc đều nên. Gặp đao gặp kiếm thật là tổn hại. Suy xét toàn quái, chớ nên chấp nhất. Gặp tài thì có tài, không gặp tài thì vô ích.

Phàm gặp việc gì nguyên vẹn chỉ sự tất thành, gặp vật hư hao sứt mẻ chỉ việc ắt bại, cho đến việc hôn nhân cũng đều như vậy; gặp vật nguyên vẹn, hôn nhân thành tựu, gặp vật sứt mẻ, nửa đường đứt gánh phu thê.

Thấy củi than, chủ lo âu; thấy lúa chủ bi ai; thấy gạo mới thật kỳ (tốt); thấy đậu tất thương, thấy hài thấy dép chủ sự đều nên; thấy con cờ (kỳ), thấy thuốc (dược), cùng người ước hẹn (kỳ ước); thấy búa, rìu, cưa, đục ắt có việc tu tạo. Cơ trử lương thực là triệu đi xa. Nghe chim kêu mưu sự hư vô; nghe tiếng trống, giao dịch hoàn không. Lau mặt, dụi mày là triệu khóc rống. Cầm dao thấy huyết, đề phòng ngoài có mưu trùng độc.

Khắc ứng đã nói rõ ràng, bây giờ giải bày sự ẩm thực. Thấy nước tức là ăn uống có rượu, thịt nướng. Thấy gạo được ăn; thấy cầm cái nậm, tất được mời uống rượu. Thủy tức được ăn đồ cá tôm, hải vị. Thổ thì được ăn thịt trâu dê và rau, miến canh. Thấy dao, chày đá là được ăn thịt nướng, ấy là khắc ứng tam thiên, thông đạt được sự bí mật then chốt của vạn vật, được như vậy là huyền diệu biết bao.

6. Ẩm Thực Thiên

– Càn: là tượng của Thiên (trời) bền chắc mà vị thì cay. Là đầu của chim muông (con vật dùng để tế thần) – là ngựa – là heo – Mùa Thu gặp Càn, ăn uống no say; mùa Hạ gặp Càn ăn uống sơ sài; mùa Xuân thì hưởng vật thời tân(*), quả, rau các loại; mùa Đông thì ăn đồ lạnh cách đêm. Nếu cùng Khảm, thì ăn đồ giang, hồ, hải vị. Có Thủy thì ăn rau quả và trân tu (đồ ăn quý lạ).

– Cấn: là Thổ, vật nấu chín – Mùa Thu ăn cua; mùa Xuân ăn thịt ngựa, đồ thịt nhiều mà vị thì cay, dĩa bát dùng toàn đồ kiểu, đồ sứ, ly chén bằng vàng bằng ngà – Rau thì rau cần – Vật thuộc loại có lông – Khắc xuất thì ăn thịt sinh vật như ngỗng, vịt chẳng hạn – Khắc nhập thì ăn đồ rau ráng chốn thôn quê.

– Khôn: là tượng Địa (đất), có viễn khách, cố nhân đến, đồ dùng toàn đồ kiểu, đồ sứ – đồ ăn thì gạo, nếp, trái cây, món làm bằng tay thợ khéo – Tịnh là Lê, táo, ngó sen, măng tre – Động thì cá hộp, dê tươi – Không chả, không nem thì cũng thịt ướp, cũng là dạ dày, lạp xưởng, ruột – Đãi khách lại có đàn bà, khắc có khẩu thiệt – Khắc xuất thì ăn các sinh vật như chim muông. Khắc nhập thì đồ ăn nấu nhiều thứ khác nhau (lẫn lộn) – Thấy có Càn Đoài, ăn đồ thái mỏng, cắt nhỏ – Thấy có Chấn Tốn thì ăn đồ tân sinh, mà nấu theo lối cũ – Sắc đen, vàng, vị thì ngọt – Gặp Thủy Hỏa đồ ăn thì nấu chưng – Tứ thời đều là lúa gạo, lúa mì, ắt lại có mè gừng gia vị.

Phải nên xét kỹ càng, ắt đoán có hiệu nghiệm.

– Tốn: chủ văn thơ (nghĩa là có văn thơ hay danh thiếp mời nhau), thời gian vắt tắt, hòa xướng luận bàn – Có khách lạ, có thông gia, cố nhân cựu giao hoặc chủ có khách xa định kỳ phó hội – Sắc trắng xanh, chỉ tịnh ngay thẳng – vị chua hình tượng dài – Đào, lý, Mộc quả, dưa, đồ ăn chay lạt – Là cá, gà, đậu, miến, chẳng phải là đồ trợ cấp, biếu tặng, mà là đồ ăn tự tay cày bừa lấy mà dùng – Có Đoài, Càn, ăn đến sanh bịnh – Có Khôn đồ ăn tuy không khéo nấu thì cũng rán, rang, rau, dưa thô bạc – Ly thì trà sao, chè – Có Khảm thì có tửu thang, đồ ăn không có sinh vật, nửa chay nửa lạt – Có Cấn, hội lân lý, có quý nhân đồ ăn chẳng nhiều, chỉ vừa thích miệng. Dâu, quít, rau quả có đốt có lóng, đốn hái ở chốn sơn lâm, hổ báo, thỏ nai, chài lưới, bẫy, dò – Gạo, mè, miến, mì – Khắc nhập, đồ ăn nhiều mà khác nhau (lẫn lộn), bị khẩu thiệt, thị phi, âm tai (là đàn bà), kết cuộc chẳng được ăn – Khắc xuất có thịt dê – Vị ngọt, sắc huyền, hoàng (vàng).

– Khảm: tượng Thủy; thủy cận hải nội, hương vị, loài có vảy nhỏ hoặc thú bốn chân; phàm các loài vật ở nước đều là đồ ăn uống. Nơi chốn là chỗ có tiếng tiêu, tiếng sáo, tiếng trống hoặc ở chỗ lễ lạt (ý nói lúc ăn ở chỗ có âm nhạc, hoặc chỗ đám đình) – Sắc đen – Vị mặn – Khắc xuất thì có rượu, đồ ăn có sinh vật như cá, heo – là con mắt, lỗ tai, huyết – Canh nấu vị các vật, rượu, tương – Ngộ Ly, thì bàn luận văn thơ – Gặp Càn thì đồ ăn hải vị.

– Chấn: thuộc Mộc – Bạn rượu thì thô lỗ, quái gở lạ lùng – Quả của cây lớn – Rau ở vườn, rừng – Sắc xanh – Vị chua – Đồ ăn nhiều, khách hội thì ít – Đồ ăn hơi tanh, hôi giống dê, hoặc có đồ nhắm thơm lạ – Với Ly chỉ về muối, trà – Cùng Khảm thì muối và dấm.

– Ly: là giao dịch, văn thơ, hoặc thân thích, sư nho cùng dự tiệc có người lễ mão, trong tiệc có lắm kẻ anh tài – Đồ ăn nướng thui, thỉnh thoảng lại có trà, muối – Tiếp khách giữa ban ngày. Tuy nhiên có dùng nến soi sáng, cuối Xuân đầu Hạ – Phàm vật có hoa – Lão nhân chẳng nên ăn – Tâm sự chẳng yên, trẻ tuổi nên thích đáng – Nên giảng luận hửu ích – Là gà, chim trĩ, cua, rắn – Sắc đỏ, vị đắng – Tính nồng nhiệt khí thơm – Gặp Khảm uống rượu sinh cãi nhau – Gặp Tốn chỉ rau, dưa sao, xào nhi dĩ.

– Đoài: thuộc bạch kim – Vị cay – Sắc trắng- Có bạo khách (kẻ hung bạo) xa tới, hoặc giao tranh với kẻ ở gần kề – Phàm động vật là dao, chày đá – Vị toan đồ cay – Đồ ăn là những thức gói, đùm, ướp muối – Rau, rau phỉ, rau lăng, củ cải, củ ấu, hành – Thịt sống, cá tươi – Vượng thì dê, ngan, ngỗng – Cùng dự tiệc có người vượt quyền hạn của mình, hoặc nữ ca xướng – Đơn (ít) chẳng có khẩu thiệt, trùng (nhiều) được hoan hỷ – Sinh xuất được ăn nhiều – Khắc xuất có hảo sự.

(*) Thời Bài Ca Đoán Các Vật Rất Huyền Diệu

Đoán vật tuy không cần thiết lắm cho đời; nhưng các học giả cũng nên lấy đó mà nghiệm, mới biết Thánh hiền làm Dịch rất linh ứng vậy.

Vật ở đời cũng có số, vì cớ ấy nên:

Trời tròn, đất vuông, đó là hình của vật.
Trời huyền, đất hoàng (vàng), ấy là sắc của vật.
Trời động, đất tịnh, ấy là ngôi thứ của vật.
Càn cương (cứng), Khôn nhu (mềm), ấy là thể của vật.

Vì lý do đó nên bảo:

– Càn: là tròn mà cứng, quý và bền là loài kim, loài ngọc, sắc đỏ, hòn lớn, cái đầu, quả, vật ở trên; thấy Đoài là hủy, chiết; gặp Khảm bị chìm đắm; gặp Ly là loài kim nung luyện; gặp Chấn là vật chuyển động; gặp Tốn là trái cây và tròn; gặp Khôn Cấn chỉ đá ở trong đất; gặp Hỏa thì thành khí vật, Đoài là mũi nhọn của đầu kiếm – Mùa thu mà gặp có giá trị cao, mùa Hạ mà gặp thì suy vậy.

– Khôn: hình thẳng mà vuông, sắc đen và vàng, là văn, vải, xe lớn, búa – Về vật có voi, ngưu (trâu); về tínhcó ác mà động; gặp Càn vừa tròn vừa vuông, khá sang, khá bền; gặp Chấn, Tốn là khí vật dài; gặp Ly là văn chương; gặp Đoài là vàng ở trong đất ra; gặp Cấn thuộc vê loài đá đất cứng rắn.

– Chấn: sắc huyền và vàng mà có nhiều sắc xanh, là cây, tiếng, tre, cỏ lau, cỏ rậm rạp, trên mềm dưới cứng, chấn động, sợ sệt – Gặp Càn vật có giá trị; gặp Đoài cây vô dụng; thấy Cấn đá ở sơn lâm, thấy Khảm loài có hơi (khí); gặp Tốn cành là; gặp Ly có hoa.

– Tốn: sắc trắng, khí thơm, thảo mộc, cứng mềm; thấy Ly thuộc về văn thơ; thấy Đoài Càn cây vô dụng, ắt gặp kim đao; thấy Khôn Cấn loài thảo mộc; thấy Khảm Đoài vật ăn được, dài, thẳng; gặp Chấn, mùa Xuân thì sinh, mùa Hạ thì lớn – Rau quả của loài thảo mộc.

– Khảm: sắc đen, vừa tròn vừa vuông, vật mềm và thối nát, ở trong vật cứng ở chỗ ẩm thấp; phần nhiều là vật ở trong nước – Gặp Càn cứng tròn; thấy Đoài hư nát, ở chỗ nước đục ẩm thấp; gặp Chấn Tốn vật ăn được; gặp Ly là quẻ thủy Hỏa Ký Tế là giả thủy mà xuất, giả hỏa mà thành, lại là vật ứ động không thông được; gặp Đoài có đái khẩu (vật có lỗ, có miệng); cùng Chấn Tốn có cành lá, có bông hoa.

– Ly: sắc vàng, xanh, thể thì khô và dòn, tính thì trên cứng dưới mềm như đá trên núi, loài đồ gốm, đồ sành, đá nhỏ trên núi; chỗ cửa ngõ, đường xá – Gặp Càn thì cứng, gặp Đoài thì hủy nát; gặp Khôn là đất khối; gặp Tốn vật thuộc loài thảo; gặp Chấn loài cây; gặp Khảm vật ở ven sông; gặp Ly đồ gốm; gặp Chấn Tốn vật ở bờ rào, vách, tường, bờ dậu.

– Đoài: sắc trắng, tính ít nhu, nhiều cương, là hủy hoại, gãy nát, mà thấp, loài kim có miệng có lỗ mà tròn – Thấy Càn thì trước tròn, sau khuyết; gặp Cấnlà loài kim, đá vất bỏ (phế khí); thấy Chấn Tốn là vật bóc, lột, vót, gọt; thấy Khảm là vật thuộc thủy; gặp Cấn thì vật cứng nhiều; thấy Khôn mềm nhiều, lớn lên ở trong ao đầm, loài ở trong nước mềm mà được thành khí vật.

 tân: vật đầu mùa.

7. Bài Ca Hưởng Ứng Các Sự Vật

Buổi khai thiên lập địa, lộn xộn mờ mịt nên loài người, sự cát hung hưởng ứng (tiếng vang trở lại, dội lại) càng khó tránh. Tiên hiền xưa đã để sẵn âm luật, cái chuẩn tắc đặt ra Quan Mai, làm ra Chu Dịch, sự nhiệm mầu sâu kín mênh mông, bát ngát, không bờ bến, dặt ra các thuật, nhiều lời nói hay, mà người chẳng ghi chép được.

Đại để Thể cần phải dụng quái sinh, vượng cùng có kế hoạch, mới kết cuộc có ích, tỵ hòa là tốt, khắc là xấu. Thể sinh Dụng cũng là triệu xấu.

Hỏi trời mưa, trời tạnh ráo, nếu khôg có Khảm, Đoài là nắng hạn không mưa; có Khảm, Đoài nói cho cùng thì trời mưa liên tiếp.

Hỏi trời tạnh thì chỉ có Cấn, Ly, Bí quái (tức Sơn Hỏa Bí đáp ứng mà thôi. Càn minh (sáng suốt); Khôn hối (tối tăm); Tốn đa phong (gió to); Chấn chủ sấm sét, định chẳng lầm.

Phàm chiêm nhân sự, Thể khắc Dụng, chủ sự hanh thông, khá may được tỵ hòa là tốt, khắc là hung, lại xét xem trong quẻ có quẻ nào chứng minh trạng thái.

Càn chủ công môn ấy là lão nhân, Khôn gặp âm nhu gọi là Thế ứng. Chấn là phương Đông hoặc ở sơn lâm. Tốn cũng là hoa quả phẩm ở chốn sơn lâm. Khảm thuộc Bắc phương cũng chung hàng rượu, cùng thủy tinh (người có họ tên bộ thủy), cá muối, nên lấy tài năng mà định đoạt. Ly là văn thơ, chỗ lò nung đúc loài kim thì có lợi, cũng gọi là phương Nam, nhan sắc lẫn lộn khác nhau. Cấn thuộc Đông Bắc mà cũng là sơn lâm tài(*). Đoài là phương Tây, cũng là chốn vui mừng thỏa đáng; sinh Thể, khắc Thể ghi chép lại để làm ứng chủ sự.

Phàm chiêm gia trạch, Thể quái là chủ, vượng tướng nên hiểu biết đó là lợi điều tài. Sinh Dụng bị hao tài của tán. Tỵ hòa gia thế yên vui, khắc thể là hung.

Đoán về sinh sản, Thể quái là mẹ, lưỡng nghi (cả hai mẹ lẫm con), phải sinh vượng, chẳng nên suy. Xét sự kỳ ngộ để xem trai hay gái, quẻ Càn thì dương, Khôn là âm, lại xem người đương thời (nghĩa là xem số người chẵn hay lẻ, hoặc nhiều nam hay nhiều nữ), cũng tìm xem hào nội, nhiều âm thì gái, nhiều dương thì trai. Theo số ấy, cái lý rõ ràng của Dịch.

Chiêm hôn nhân, Thể sinh Dụng tất nan thành, tỵ hòa, khắc Dụng đại cát lợi.

Chiêm ẩm thực, Dụng sinh Thể, cỗ bàn thịnh soạn, sinh Dụng khắc Thể ẩm thực tất nan; khắc Dụng ắt không, tỵ hòa ắt có Khảm, Đoài là rượu, Chấn là ngư (cá), tùy suy, vượng Bát quái mà dò xét.

Chiêm cầu mưu được xứng ý là tỵ hòa; Thể khắc Dụng thì mưu sự chậm. Cầu danh có Thể khắc Dụng nên danh; Dụng sinh thể hay tỵ hòa cũng tốt. Cầu tài, Thể khắc Dụng có tài ngay; Dụng sinh Thể hoặc tỵ hòa, ắt xứng ý.

Giao dịch, Dụng sinh Thể hoặc tỵ hòa ắt có lợi, chắc chắn khỏi lo về sau.

Xuất hành, hể khắc Dụng, hoặc Dụng khắc Thể rất được vừa ý, chỗ nào mình muốn tới; Khảm nên đi bằng thuyền; Ly nên lên đường sớm; Càn Chấn thì nên động; Khôn Cấn thì nên ngừng.

Còn hành nhân, Thể khắc Dụng sẽ về chậm, sinh Thể với tỵ hòa ắt người về sớm. Hàm tốc (quẻ Trạch Sơn Hàm) thì về mau; Hằng từ (quẻ Lôi Phong Hằng) về chậm; Thăng (quẻ Địa phong Thăng) chẳng về; quẻ Cấn bị trở ngại; quẻ Khảm ắt có hiểm họa, người nên nhìn kỹ.

Yết kiến muốn được gặp người, cần nên Thể khắc Dụng hoặc tỵ hòa, hay Dụng sinh Thể, gặp ngay được việc. Đoài chủ ngoại kiến; Tụng (quẻ Thiên Thủy Tụng) bất thân (không thân thiết lắm); Càn thì lợi đại nhân, trưởng giả.

Xem thất vật, Thể khắc Dụng, nên mau chóng kiếm tìm, theo quái tương sinh,tỵ hòa, của mất sẽ tìm thấy; Đoài tìm ở chỗ đổ nát, bờ ven giếng; Ly nên ở chỗ lò bếp phía Nam; Khôn thì ở vật vuông, dựa vào đó mà tìm.

Bịnh tật rất nên Thể vượng tướng, Thể khắc Dụng bịnh uống thuốc lành ngay, tỵ hòa ắt có cứu tinh. Thể quái mà thụ khắc, ắt là hung triệu; Ly nên uống thuốc chsn; Khảm nên uống thuốc lạnh; Khôn Thổ quái, nên ôn thổ, liệu phanh (điều thuốc nấu).

Bàn về vương vấn quỷ thần, nên lấy quái tượng mà suy, Chấn chủ hình dạng yêu quái; Tốn thì tự ải gông cùm; Khảm Cấn thì bị kẻ trầm mình và huyết nhục.

Chiên tụng sự, Dụng quái nên bị khắc, thể quái vượng tướng, chung quy đắc lý, chẳng cần người giúp sức.

Nhược xem mồ huyệt (mồ mả) ở tại chốn nào; Khảm mai táng ở chỗ đồng bằng; Tốn chôn ở chốn rừng núi; Càn ở chỗ cao ráo; Cấn ở núi; Ly ở thôn quê; Đoài bị tàn phế; tỵ hòa và sinh Thể chỗ chôn rất tốt; khắc Dụng lại rất tốt lợi.

Nhược nghe chuyện trò, phô nói vui cười, gà gáy đều ứng tốt. Vật cũng ứng điềm lành, suy lược chỉ có một lời mà suốt muôn vật.

(*) Tài: Vật của trời sinh có thể dùng được như: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

8. Chư Quái Đối Nghĩa Tính Tình

Càn cương Khôn nhu nghĩa đối nhau,
Tỷ quái hân hoan, Khổn lo âu.
Lâm gặp việc hay Quan phải cầu,
Mông quái khó thông Truân chẳng mất.
Đại súc sanh phúc Vọng (Vô vọng) họa lai,
Thăng đã đi không hề trở lại,
Tụy thì xum họp chẳng lúc rời,
Khiêm vốn tự tôn, Dữ đãi(1) nhân.
Chấn hay dấy động Cấn ngăn ngừng,
Đoài chủ ngoại ngộ, Tốn nội tàng.
Tùy trước Khảm sau vô chí hướng,
Bác thể tiêu tan, Phục hồi sinh.
Cổ thì sẵn tính hay hối cãi,
Minh Di nội lãng, lại phùng Thương.
Tấn chủ ngoại minh tinh thông lý,
Ích thịnh vượng Tổn suy vi.
Hàm mau, Hằng chậm Hoán xa lánh,
Đồng nhân nội thân Khuê ngoại sơ.
Giải thung dung Kiển khó mở mang,
Ly văn mỹ lệ, Cấn quang minh.
Độn chỉ thối thân, Cấu tượng ngô,
Đại hữu chúng đa, Phong lắm kẻ(2).
Khảm rủi thay gặp nhiều cản trở,
Cấn thì dấy động chẳng lúc ngừng.
Nhu bất tiến Tụng chẳng được an,
Ký tế nhất định vô hậu Lữ.
Quy muội trước tiên là phụ nữ.
Vị tế sau cùng lại phái nam,
đi khỏi, chắc chẳng muốn về.
Thái đã về thì chẳng muốn lại,
Cách khử cựu, Đỉnh(3) lại tòng tân.
Tiểu súc là quả (góa, ít) Hạp là ăn,
Đại quá lại điên đảo khốn đốn.
Quái mới thật rõ ràng khoái lạc,
Nên đem từng chữ xét tinh tường,
Đối nghĩa tính tình từng quẻ một.

Ghi chú:
(1) Đãi: đãi ngộ người.
(2) Lắm kẻ: nhiều người.
(3) Đỉnh: đổi ra mới.

9. Pháp Thuật Đoán Vật Loại

Phàm đoán vật loại phải suy ở quái, xét rõ hào từ.

– Như gặp Càn gọi là “Tiền long vật dụng” nghĩa là vật không dùng được.
Kiến long tại điền nghĩa là vật ở trong đồng ruộng.
Dược tại uyên là vật ở trong nước.
Cang long hữu hối nghĩa là vật hoang phế, (hư hỏng vất bỏ).

– Như gặp Khôn chỉ trực phương là vật vuông và to lớn.
Quái nang võ cựu là vật gói, đùm, phong kín.
Hoàng thường nguyên cát là vật y phục sắc vàng.
Sắc huyền hoàng khổn ư thạch là vật bằng đá.
Phùng thạch nhi phá khôn vu châu lâm là vật thuộc loại Mộc.

Lại nữa, nếu Hào từ không nói tới vật loại, chẳng có thể đoán được, nên xem trong mục Bát quái sở thuộc chi tượng mà suy (trang 17, 39 và 40).

9.1 Lấy Thể Dụng Để Đoán Các Vật Loại

Chiếu theo sinh khắc, chế hóa của Thể Dụng mà đoán, cực kỳ hiệu nghiệm. Như sinh Thể là vật ăn được, khắc Thể là vật uế tạp. Thể sinh vật chưa thành khí; Thể khắc vật hao vỡ, bể nát; tỵ hòa vật hữu dụng. Sinh Thể vật quý; khắc Thể vật hèn tiện; tiết khí vật phế thải.

Lại nữa, phàm chiêm các số vật, đều lấy Thể làm chủ, xem loại cứng hay mềm, còn Dụng quái thì xem hữu dụng hay vô dụng. Thể sinh thì vuông, tròn, ngay ngắn, làm được dùng được, như Dụng sinh Thể thì vật ăn được, dùng Biến quái và Hổ quái mà xét các sắc cùng số mục, Hổ quái ấy quyết đoán số mục của vật, như Hổ quái thấy Càn Đoài quyết đoán số 1 và số 2; Hổ quái thấy Khôn Cấn tức số 7 và số 8. Nhưng Hổ quái mà thấy trùng Càn, trùng Cấn, trùng Khôn, trùng Khảm, trùng Ly, đều là vật đôi (2 cái); thừa vượng thì vật số lại nhiều, nếu suy thì vật số lại ít. Ly là vật ở trong lòng trống rỗng, hoặc tay không, không có vật gì hết. Còn đoán số của vật như Hổ là Cấn quái, Tiên thên là số 7, Hậu thiên là số 8 vậy.

9.2 Lấy Vật Số Làm Thể mà Đoán

Phàm đoán các số vật, chẳng những lấy Thể quái làm Thể, mà có thể lấy quái nào nhiều hơn thì quái đó làm Thể như Càn là Kim, mà trong quái nhiều Kim thì lấy Kim làm Thể, tức nhiều cương (cứng)

Như nhiều Khôn là Thổ, thì lấy Thổ làm Thể quái, tức nhiều nhu (mềm). Quẻ Càn là Thể quái, nếu Dụng quái cũng là Càn, Hổ quái lại cũng thấy Càn, vậy Kim làm Thể, là cương (cứng) ấy vật tròn rất cứng rắn lắm vậy.

Đoán vật mà có Thể quái, Hổ quái, Biến quái mà không sinh vượng khí, tức là vật không thuộc trong ngũ hành. Đoán vật xem hào, như trong Bát quái có nhiều hào dương, tức vật nhiều cương, có nhiều hào âm, tức vật có nhiều nhu.

Lại nữa, đoán vật thấy biến tại hào 5, hào 6, tức là động vật biết bay.

9.3 Đoán Vật Mà Lấy Biến Hào Làm Chủ

Phàm đoán vật lấy Biến hào làm chủ, ứng Dụng làm ứng nghiệm. Như được quẻ Càn, sơ hào biến làm Tốn quái, tức vật thuộc Kim, con dao chặt cây. Hào hai biến làm Ly quái, tức vật thuộc Kim, nung nướng rèn đúc trong lửa. Hào ba động biến làn Đoài quái, tức vật thuộc loại Kim bị sứt mẻ, tuy tròn nhưng đã bị hư hỏng đi nhiều.

Trình bày như sau:

_____
_____
_____ * Càn

biến
_____
_____
__  __ Tốn

Sơ hào động

_____
_____ *
_____ Càn

biến
_____
__  __
_____ Ly

Hào 2 động

_____ *
_____
_____ Càn

biến
__  __
_____
_____ Đoài

Hào 3 động

Đoán Vật Theo Khắc Ứng

Phàm đoán vật thành bại ra sao, lại xem Thể quái khắc ứng ra sao, trong thời gian thành quái rồi, mà chưa quyết đoán. Nếu thấy vật tròn thì đoán là tròn (ngoại ứng), gặp vật Thổ thì đoán ở trong đất; thấy cương kiện thì đoán vật cương kiện (cứng rắn); thấy vật mềm đoán vật mềm mà mục nát, cũ kỹ.

Đoán Vật Xu Hướng Theo Thời Tiết

Phàm đoán vật mà xu hướng theo thời tiết, mà dùng lý thì không hiệu nghiệm, như:

Mùa Xuân được Chấn, Ly là hoa.
Mùa Hạ được quẻ Chấn là vật có tiếng (âm thanh).
Mùa Thu được quẻ Đoài là vật mục nát mà thành khí (khí là đồ dùng).
Mùa Đông được quẻ Khôn là vật bằng đất vô dụng.

Đoán Vật Dùng Pháp Thuật Của Dịch

Có người lấy cái bu bằng tre đựng đồ (cái lồng), toán được quẻ Địa Thiên Thái, hào sơ biến thành quẻ Địa Phong Thăng. Hổ thấy Chấn Đoài đoán là thuộc loài thảo mộc sinh trong Thổ, sắc xanh, rễ vàng dính liền nhau (rễ chùm); vì hào từ bảo: “bạt mao liên nhự dị kỳ vững”, nghĩa là nhổ cỏ có rễ quấn liền nhau, tức loài thảo mộc có nhiều rễ khô khan, ở trong đất sinh ra.

Quái tượng như dới đây:

__  __
__  __
__  __

_____
_____
_____ *

Quẻ Thái
Sơ hào động
__  __
__  __
_____ Chấn

__  __
_____
_____ Đoài

Hổ quái
__  __
__  __
__  __

_____
_____
__  __

Biến quái
Quẻ Thăng

Hổ thấy Chấn tức sắc xanh; Đoài thấy rễ vàng.

Lại như lấy cái chén úp vật, rồi bảo đoán xem, thì được quẻ Hỏa Phong Đỉnh, biến Lôi Phong Hằng, bảo rằng vật có tiếng và khí lực có giá trị, hình tròn mà nay đã hư sứt mẻ, sắc trắng, nhưng còn dùng được.

Theo Dịch từ bảo rằng: “Đỉnh ngọc huyền đại cát”, nghĩa là cái tai đính nạm ngọc, tốt lắm. Hổ quái nếu thấy Càn Đoài tuy tròn nhưng hư hỏng, mở ra xem quả thật cái vòng nạm bằng ngọc đã hư cũ lắm rồi.

Quái tượng như dưới đây:

_____ *
__  __
_____

_____
_____
__  __

Quẻ Đỉnh
Động hào 6
__  __
_____
_____ Đoài

_____
_____
_____ Càn

Hổ quái
__  __
__  __
_____

_____
_____
__  __

Biến quái
Quẻ Hằng

9.4 Đoán Nghiệm Xem các Loại Vật

Chớ nên khinh thường, Phàm phỏng đoán vật nắm trong tay, thì:

Càn thuộc Kim, vật tròn, sắc trắng, tính cứng rắn, vật báu vô gá.
Khảm sắc đen, tính mềm dịu, vật ở gần nước.
Cấn là vật ở trong đất như gạch, ngói, đá, có khí chất mà thành đồ dùng, sắc vàng; gặp Đoài khắc thì mềm, không có khí chất là vật hư hỏng, thương tàn.
Chấn, Tốn thuộc loài trúc mộc, có khí chất là vật hữu dụng, vật có thể ăn được; không có khí chất là thuộc về loại trúc mộc; gặp Đoài là vật ăn được như loại cây trái, sắc xanh, có khí chất mềm, không có khí chất thì cứng; gặp Khảm là vật ở trong chỗ ẩm thấp, hoặc có khí chất, như không có khí chất là loài mộc chín quá, hư thối, mục nát.
Ly sắc đỏ, tính mềm dịu, có thủy có mộc, mà lửa đốt cháy được, tức loài than, có khí chất là vật có giá trị, quý.
Khôn là vật ở trong đất, sắc vàng, tính thì ôn.
Đoài là vật hư nát, có lỗ, có miệng.

Phàm đoán vật lấy mùa Xuân là Chấn Tốn – mùa Hạ thì Ly – mùa Thu thì Càn Đoài – mùa Đông thì Khảm, đều được kể là vật dùng được, vật đã thành đồ dùng.

Trái lại không theo thời tiết kể trên, là vật khôg dùng được,cònbị mục hư xung phá,hoặc không có vật gì hết, mà là tay không vậy

10. Pháp Thuật Chiêm Bốc Thập Ứng

Phàm chiêm bốc lấy Thể quái làm chủ, Dụng quái làm sự ứng là lẽ cố nhiên.hẳng những Thể quái đã làm chủ, Dụng, Hổ, Biến quái tương ứng, cũng đều để xẽmét họa phước. Tuy nhiên ngày hôm nay, toán được một quẻ dùng Thể, Dụng, Hổ, Biến rồi đoán một việc như thế; ngày hôm sau, cũng đoán được một quẻ cũng như vậy, và Thể, Dụng, Hổ, Biến cũng như ngày hôm trước, há có thể cũng đoán được như ngày hôm trước chăng? Không! tất phải nhờ vào thuyết Thập Ứng mới quyết đoán được. Trong thuyết Thập Ứng chia ra:

Chánh ứng, Hổ ứng, Biến ứng, Phương ứng, Nhật ứng, Khắc ứng, Ngoại ứng, Thiên thời ứng, Dịch lý ứng và nhân sự ứng.
Chánh ứng là Chánh quái ứng ra.
Hổ ứng là Hổ quái ứng ra.
Biến ứng là Biến quái ứng ra.

Căn cứ vào hai quái (Thể và Dụng), mọi sự chiêm bốc đều lấy đó mà đoán việc cát hung; ngoài ra còn nhiều lý khác, mà người ta không biết đến, rồi căn cứ vào mấy nghi thức trên mà đoán, thì tất nhiên quẻ không được linh nghiệm.

Vậy cho nên phải hiểu thông suốt Thập Ứng mới đoán được linh nghiệm, nếu nắm được pháp thuật đó thì rất bí yếu.

1.- Chánh ứng tức là sự tốt xấu do hai quái Thể Dụng.

2.- Hổ ứng tức là sự tốt xấu của Hổ quái.

3.- Biến ứng tức sự tốt xấu của Biến quái.

4.- Phương ứng là lấy Thể làm chủ, xem người tới chiêm ở phương vị nào tới, tức họ ngồi đứng thuộc về phương vị nào, phải nên sinh Thể quái hoặc tỵ hòa với Thể quái thì tốt; nếu khắc Thể quái thì xấu, cón như sinh cũng xấu.

5.- Nhật ứng cũng lấy Thể quái làm chủ, rồi xem quẻ mình chiêm đó thuộc về quẻ gì và Thể quái có thuộc vào sinh vượng trong ngày mình chiêm quẻ như thế nào. Quẻ ấy phải sinh Thể hoặc tỵ hòa với Thể mới tốt, chẳng nên khắc Thể và cũng chẳng nên Thể quái sinh quẻ ấy mới được.

Ngày ấy sở thuộc quái khí như: Dần Mẹo thuộc Mộc, Tỵ Ngọ thuộc Hỏa, Thân Dậu thuộc Kim, Tý Hợi thuộc Thủy, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ.

6.- Khắc ứng tức là pháp thuật của Tam yếu, trong lúc chiêm quẻ, tùy theo sự nghe thấy triệu tốt xấu mà đoán cát hung.

7.- Ngoại ứng tức ứng của ngoại quái, nghĩa là trong lúc chiêm quẻ, tình cờ thấy ngoại vật tới, thì phải xem ngoại vật đó thuộc về loại gì, như thấy lửa là thuộc ly, thấy nước thuộc Thủy là Khảm, thấy lão nhân thuộc Càn và ngựa, vàng bạc, ngọc, vật tròn cũng thuộc Càn; như thấy lão bà, trâu, bò, đất, gạch ngói thuộc Khôn.

Vật thấy đó tức là quái Ngoại ứng và thuộc về quẻ gì, xem quẻ đó inh khắc, tỵ hòa với Thể quái, để đoán cát hung. Nếu quẻ của Ngoại quái đó khắc Thể hay là sinh Thể thì xấu.

8.- Thiên thời ứng tức trong lúc chiêm quẻ mà trời tạnh, sáng sủa là Ly, nưa tuyết là Khảm, gió là Tốn, sấm là Chấn.

Ví dụ: quẻ Ly là Thể quái, thì nên gặp trời tạnh ráo, sáng sủa. Như quẻ Khảm là Thể quái, thì nên gặp trời mưa; như quẻ Tốn là Thể quái, nêm gặp trời gió; Chấn là Thể quái, nêm gặp trời có sấm. Hỏa mà gặp sấm là tỵ hòa, phải nêm xét kỹ sinh khắc mà định cát hung.

9.- Địa lý ứng là đang lúc chiêm quẻ mình ở chốn trúc lâm, chỗ cây cối rừng núi là thuộc Chấn Tốn; nếu mình ở giang, hà, khe, suối, ao, hồ tức thuộc khảm; nếu ở chốn thuộc ngũ kim tức thuộc Càn Đoài; nếu mình ở chốn lò, bếp, gần lửa tức thuộc ly; nếu mình ở chốn có gạch ngói, đất cát tức thuộc Khôn rồi so với Thể quái mà định cát hung, theo sinh khắc, tỵ hòa với Thể quái.

10.- Nhân sự ứng tức là khắc ứng theo rtong Tam yếu nhân sự vậy. Trong lúc chiêm quẻ, tình cờ gặp nhân sự tốt thì tốt, nhân sự xấu thì xấu. Nghe tiếng cười, vui vẻ là chủ cát khánh, gặp khóc và buồn là chủ sự buồn bã, đau khổ, lại lấy nhân sự thuộc cái quái mà luận bàn, như lão nhân thuộc Càn, lão mẫu thuộc Khôn, Cấn thuộc thiếu nam, Đoài thuộc thiếu nữ, rồi gồm ứng quái nhân sự đó mà so với Thể quái, hiện sinh khắc, tỵ hòa để đoán cát hung.

Tất cả những lý của Thập Ứng nói trên, phàm lúc chiêm quẻ mà tai nghe, mắt thấy các ứng đó rồi so với Thể quái là chủ mà đoán. Phải hiểu tường tận lý sinh khắc, tỵ hòa.

Thí dụ: chiêm bịnh chứng, trong quẻ Hổ và Biến thấy nhiều quẻ khắc Thể, mà trong bản quái lại không có quả sinh Thể thì đoán không tốt; lại xem quẻ Thê suy vượng, nếu Thể vượng cũng còn hy vọng. Nếu thể suy tức là không có phục sinh, rồi phải xem chư ứng, nếu có ứng sinh Thể, thì sự nguy cơ có thể cứu vớt được; nếu chư ứng khắc Thể quái, thì không thể nào được yên ổn.

Tất cả các cách chiêm bốc, đều dựa theo như thế mà đoán cát hung

11. Luận Các Sự Việc Thuộc Thập Đại Thiên

(10 sự dời đổi, thuyên chuyển. Lấy ngày giờ mà luận, Bản văn bí mật)

1.- Hành: là đi. Chiêm quan sự chẳng vượng. Thuộc Mộc, có văn thơ. thuộc Hỏa có quan tư, tai. kim Mộc, tài tới, có khách tới. Chiêm bịnh thì chứng sốt rét, đúng cử trưa phát lên: Kim Thủy là gạo, nước uống.

2.- Lập: là đứng. Chiêm quan sự chẳng phát. Mộc Thổ cùng Kim đại tiểu khẩu thiệt. Bịnh chẳng xấu. Tài Thủy Thổ. Có quý nhân tới. Văn thư phát động.

3.- Tọa: là ngồi. Chiêm quan tư có lợi, kiện tụng không thành. Chủ tài thuộc Hỏa. Chủ hòa khuyến (khuyên hòa). Kim bại tài. Mộc đắc tài. Bịnh cuối tháng lành, lại phạm lâm Mộc thần. Có họa chẳng hung.

4.- Ngọa: là nằm. Quan tư, nằm nghiêng mà muốn trở dậy, là do chủ âm nhân sự. Kim có tài. Hỏa thì sự phát phá tài. Thủy Thổ vô tài, khó thành tựu. Thổ Mộc có tài.

5.- Đam: là gánh vác. Quan tư mắc phải người tự làm rối loạn. Hỏa cùng người bàn luận sinh khẩu thiệt. Chiêm tin tức thì được tin. Thủy Thổ đắc tài, Kim mộc có khách tới. Bịnh tứ chi trầm trọng, không cử động được.

6.- Quyện: là mỏi mệt, chán nản. Quan tư chẳng thành. Hỏa có tài, Thủy Thổ có tài. Tâm không được yên. Có quý nhân. Chủ khẩu thiệt, chẳng xấu.

7.- Khòa đầu: khòa đầu là đầu để trần, không có nón, không có khăn. Quan tư sắp có khẩu thiệt. Hỏa thì đại quan tư (có danh vọng), Thủy Thổ tỵ hòa tài vô. Tiểu nhân phân rẽ bề trên (xâm lấn). Khẩu thiệt, Bịnh ẩu khí. Phòng ám nhân, tiêu khẩu tai.

8.- Tiển: là đi chân không (không có mang giày, dép). Quan tư thì phá tài, ngoại nhân khí ám hoang mang. Hỏa chủ phá tài. Thổ chẳng xấu. Bịnh có hiếu sự đến.

9.- Hỷ: là mừng. Quan tư tự mình không có căn bản. Có ngoại nhân mới. Quan tư có rượu thịt. Với người có nhiều việc lôn xộn. Cầu tài chẳng được, chẳng xấu.

10.- Nộ: là giận. Quan tư chủ ngoại nhân khinh dễ. Chẳng thấy quan. Chủ phá tài. Dựa người để thoát thân. Kinh sợ hỏa tai. Binh xấu.

Quái Ứng
(Cùng với tiền Bát Quái định loại đại đồng, nhưng có tiểu dị, xem thì lấy Hổ quái mà tham cứu)

CÀN:

Càn là trời – cha – vua – đầu – ngọc – kim – rét băng – dỏ thắm – ngựa – ngựa hiền – ngựa già – ngựa gầy – ngựa tải đồ – trái cây (Cửu gia dịch bảo là rồng, thẳng, áo, lời nói). Như quẻ Cấu, Độn, Di, quẻ Lý, quẻ Vô vọng, quẻ Tụng, quẻ Đồng nhân, tất cả 7 quái thì quẻ Càn ở trên, cứng ở ngoài. Còn những quẻ như quẻ Đại hữu, quẻ Thái, quẻ Đại tráng, quẻ Quải, quẻ Nhu, quẻ Đại súc và Tiểu súc gồm có 7 quẻ thì quẻ Càn ở dưới, cứng ở trong. Càn Khôn cương nhu (cứng mềm; tứ phát bát biến (bốn phơng tám hướng), nhưng tùy theo lục động, tùy thời có khác nhau. Chẳng nên câu nệ một quẻ Càn, tính ôn mà cương trực. Ở Dịch về hướng Tây Bắc, chẳng ở Tý Ngọ, mà ở Tuất Hợi. Dựa vào lệ pháp thì cương hiền, sáng sủa, chẳng dựa vào lệ pháp thì cương ác, hung bạo.

Thiên Văn: Tuyết – Khí dương thạnh.

Thiên khí: Rét.

Hung đạo: Quân – Tay ná (cũng như tay súng) – Giặc – cường hoành – Đình thi (cái thây không tan, nghĩa là người ngồi như xác chết để hưởng lợi).

Quan quý: Triều quỳ – Giám ty – Thái thú – Chủ tọa.

Thân thể: Đỉnh đầu – Má mặt – Xương mép.

Tính tình: Cương kiện chánh trực – Tôn trọng – Hảo cao – Tranh đua hơn thua.

Âm thanh: Chính thanh – Tiếng Thương (ngũ âm).

Tín âm: Thiều tín – Triệu lịnh – Tiến cử – Quan thăng – Kẻ nghĩa, thân.

Sự ý: Quẻ trên là người có vẻ hình dáng bề ngoài – Quẻ dưới là bọn cường hoành.

Bịnh tật: Tay, thái dương mạch đi Huyền và Khẩu – Uy trời trừng phạt – Trên thì bế tắt, mắt đau – Hàn nhiệt.

Phục dược: Thuốc hoàn, ăn đồ vật – Bánh bằng bột màu đỏ – Bánh bò chiên – Bánh sen gói – Canh não heo – Canh đầu xương heo – Bột gạo tốt – Bánh bao.

Các quả: Lúa tẻ – Cay dẻ – Dưa – Đậu – Long nhãn – Rau lệ – Cải.

Cầm thú: Chim sẻ – chin nhạn – chim chài chài – chim ưng – chim bằng.

Y phục: Xích, huyền sắc.

Khí dụng: Cái chén tròn – Khay trà – Thủy tinh – Vòng ngọc – Đồ dùng có quy định – Quả bóng cầu.

Tài: Của cải giao dịch có nhân nghĩa – Tiền thuộc loài ngựa.

Lộc: Nhâm Thân.

Tự: Hình vuông và tròn.

Sách: 216.

Quỷ: 768.

Khôn:

Khôn là đất – mẹ, vải – vàng – bụng – hẹp hòi bỏn sẻn – đều nhau – bò – bò con – bò mẹ – xe chở đồ – văn – chúng đông – cái khớp cái mộng – ở đất vậy. Đen là Khôn ở trên Thể; ở ngoài lục quái thì mềm ở dưới, mềm ở trong – Khôn là ngôi thứ tốt, ở lệch về hướng Tây Nam trên Thân (cung Thân) – Dựa vào lý pháp là thánh hiền, không dựa vào lý pháp là đảng.

Thiên Văn: Sương mù – Giọt móc – Mây mù mịt.

Địa lý: Quận nước – Cung cửa ải – Thành ấp – Vách tường.

Nhân vật: Mẹ – Vợ – Nhà nho – Nông phu – Tăng (sư).

Hung đạo: Nô tỳ, dấu ở chỗ hoang vắng.

Quan quý: Đại thần – Giáo quan – Khảo hiệu văn tự.

Sinh dục: Nữ – Phì hậu.

Tính tình: Thuận thảo hòa hảo – Lòng tin – Ương độn – Không có tự ái.

Âm thanh: Tiếng Cung (ngũ âm).

Tín âm: Thỏa lòng đã hứa, mau chóng ứng vào ngày tháng Thìn Tuất Sửu Mùi.

Sự ý: Trì trệ – Ngu hèn – Hà tiện bỏn sẻn – Thung dung.

Bịnh tật: Tay – Thái âm thời tiết – Đau bụng – Tỳ vị bế, mạch trầm phù.

Ẩm thực: Canh lê – Thiêu, rang khô, nước đá các vật – Ngỗng – Vịt – Phổi – Ăn uống, lệ tế Thái tào – Kẹo, đường.

Các quả: Lấy vật đựng trong sọt, giỏ.

Cầm thú: Bò trâu – Ngựa cái – Con cò bể – Chim sẻ – Con quạ đen – Chim chìa vôi.

Ngũ vị: Đắng – Cay lắm – Ngọt.

Khí dụng: Cái kiệu – Cái xe – Đồ gốm – Đồ làm ruộng – Đồ bằng cát.

Tài vật: Tiền lễ thầy học – Chép lại đề – Áo thầy tu – Vải quần xiêm.

Hôn nhân: Phú gia – Nhà làm ruộng – Thương gia – Xấu – Vụng về – Hạ tiện – Bụng lớn – Trai tráng – Trì độn – Mặt vàng.

Tự: Khuê, kim tứ ngưu bàng.

Sách: 144.

Quỷ: 672.

Lộc: Quý Dậu.

Chấn:

Chấn là sấm – rồng – huyền hoàng – đường đi – đường đi lớn – trưởng tử – chân – cương quyết nóng nảy – tre non – cỏ lau.

Còn như ngựa thì: tiếng kêu hiền – Chân sau phía trái của ngựa – Chân đang nằm im mà đứng trở dậy – Cái trán.

Còn trồng lúa thì: làm sống trở lại cỏ tươi tốt (Cửu gia Dịch nói rằng: vua – ngỗng trời cái trống). Xuân Hạ tính nghiêm, cương trực chúng đều khâm phục – Thu Đông cứng mà không có uy, chẳng thể chế được vật – Chẳng thích nhàn hạ – Tính lệch lạc mà ngẫu nhiên – Dựa vào lý thì oai nghiêm, nếu không thì táo bạo – Thể Dụng quẻ trên là bay được, quẻ dưới là chạy được.

Thiên Văn: Sấm – cái cầu vồng – cáiang – chớp.

Địa lý: Nhà ở – chợ – mồ mả – chỗ nhà cửa có cây cối sầm uất – phương sở – ở chính phương Đông.

Hung đạo: ở Đông tới – người trộm nam.

Nhân vật: Thương lữ – tướng soái – thợ.

Quan quý: Giám ty – chủ quận – Quan coi về văn thư Bộ Hình – tuần kiểm – pháp quan.

Sinh dục: Trưởng nam – chuyển động kinh sợ hãi hùng

Tính tình: Đậu thì cương quyết – có quyết đoán – lúc gấp rút rối loạn, nóng nảy, bộp chộp.

Hôn nhân: Nhà quan hoạn – nhà có nghế xảo công nữ dung – tâm thần ưa động tịnh, dễ lay chuyển.

Âm thanh: Tiếng giác thượng hạ (ngũ âm) – Thượng bình thanh (ngũ âm) – Tam âm thất thanh.

Tín âm: Có hứa mà không tới.

Sự ý: Việc cũ chồng chất có tiếng mà không có miếng.

Bịnh tật: Khí tích lạnh – thượng vị – chân tay mệt mỏi – ớn lạnh thường trực – thuốc – chân thuộc thái dương – mạch hồng phù.

Yến hội: Tửu hội – ngoạn thưởng – tụ họp có định kỳ.

Thực vật: Miến – bao tử – rượu – đồ ăn – vật trái đầu mùa – Khoai lang – tiêu, dâu – mộng giá.

Cầm thú: Con ong – con bướm – con cò trắng – con hạc.

Y phục: Quần, dây lưng – dây cột – dây thắt lưng bằng lụa – đố lụa có sắc xanh, huyền, vàng – xấp lụa.

Khí dụng: Cái bàn bằng cây – cái sọt vuông đan bằng tre – bàn toán – thuyền xe – xe nhà binh – kiệu càng – đồ chén bát, dĩa – cái bình – cái chén – cái bàn nhỏ nhạc khí – trống

Tài: Kẻ âm nhân tạo ra – Tiền thuộc về trúc mộc.

Lộc: Hai bên có người giúp đỡ.

Tự: Tẩu, trúc đứng một bên – một nửa chữ Lập.

Sắc: Thanh – huyền – hoàng.

Sách: 168

Quỷ: 704

Tốn:

Tốn là cây – gió – trưởng nữ – dây thẳng – thợ – cây cối – đàn – cao – tiến thối – chẳng quả quyết – cá – gà.

Người thì góa chồng- tóc – thuận – cải tán – nhiều lớp da mỏng ở nhản cầu – bắp vế – ở gần chỗ buôn bán có lợi – Ba lần cứu xét là quẻ rối loạn nóng nảy, bộp chộp (Cửu gia Dịch bảo rằng bốc lên – giơ lên – chim sếu) – Xuân Hạ có quyền, hiệu lịnh mưu chước – Thu Đông cương nhu bất nhất – Vật làm hại cùng người thì nhún nhường – Phàm sự chẳng bao giờ thối tránh. TYốnthuộc âm, tính tình lệch lạc – Dựa vào lệ pháp thì cơ mưu có quyền, nếu không thì gian tà.

Thiên Văn: Gió.

Địa lý: Lâm uyển (chỗ nuôi thú) – vườn nuôi thú để chơi.

Nhân vật: Mệnh phụ – Dược bà (nữ bác sĩ) – Đàn bà giỏi khéo về công thuật.

Hung đạo: Nô tỳ thương lượng với nhau mà lấy, nên thu gấp thì được.

Quan quý: Người chủ ngục – Khảo giáo – Cán quan – Hưu cứu (quan lại tạm nghỉ để tra xét).

Thân thể: Tai – mắt – mật – tóc – thân mình – khẩu – tứ chi.

Sinh dục: Trưởng nữ – thai thiếu tháng – tâm địa sáng suốt.

Tính tình: Quê mùa – Keo kiệt – gian khổ – hay than khóc gào thét.

Hôn nhân: Mệnh phụ – tôn thất nữ – tiến thối – ủy thác trông cho (uốn mình tuân theo).

Âm thanh: Tiếng giác (ngũ âm) Giác trắc thanh tam, thanh tứ, thanh thượng la.

Tín âm: Triệu mệnh tin báo – sai – trạng tiến cử.

Sự ý: Tiến cử – đi trình – cứu xét kẻ oan ức – hiệu lịnh – vậng lịnh.

Bịnh tật: Tay chân giá lạnh vì thời tiết – 30 ngày – mạch nhu nhược – ẩm thực thượng vi vì nghiện rượu – sốt rét lâu ngày – đau màng ngực – thuộc về mũi – ăn đồ hột không tiêu.

Dược: Dược thảo.

Yến hội: Tiệc trong gia đình – khách tới không đầy đủ.

Các quả: Mè – bột nghiền – trà.

Cầm thú: Gà – ngan – vịt – cá – loài trùng, loài cầm biết gáy – quái thượng là loài biết bay, quái hạ là loài biết chạy.

Y phục: Áo – dây lưng – tơ – xanh – lục – biếc – trắng – tía.

Khí dụng: Đồ bằng tre, cây, nứa – dây – dây đờn bằng tơ – nhạc khí.

Tài: Khu vực lợi để làm ăm – tiền thuế – tiền tài vật – tiền của lo liệu tính toán.

Lộc: Tân (can Tân).

Tự: Một bên có bộ thảo, bộ mộc, bộ trúc.

Sách: 192.

Quỷ: 736.

Khảm:

Khảm là nước – cái rãnh – cái ngòi – trung nam – tai – heo – ẩn phục – uốn cong ra thẳng – uốn thẳng ra cong – cái cung – bánh xe vòng tròn.

Như người: thêm ưu – tâm bịnh – đau tai – huyết xấu – đỏ.

Như ngựa: cái xương sống – lòng bứt rứt – cúi đầu xuống (luồn cúi) – móng chân mỏng manh – kéo dắt – kiệt lực.

Như xe là nhiều sắc xanh – thông suốt – sáng – mặt trăng – kẻ trộm.

Như nguồn gốc mọi việc thì bền chắc – đa tâm – Xuân Hạ tính hiểm họa – chẳng sợ vong nguy – việc nhiều táo bạo – Thu Đông thì yên tịnh – trước khó sau dễ – có mưu lược – có chí can đảm – Khảm thâm độc tuy lòng hướng về bên trong – chủ lập mưu kế hiểm hại – bản tính thường.

Thể ở Bắc Khảm là vật ẩn nấp – dựa vào lý pháp thì cương – ví không dựa vào lý pháp là hãm độc.

Thiên Văn: Mặt trăng – cái ráng – mây – sương.

Địa lý: Bể rộng – nước muối – cái rãnh – cái ngòi – cầu tiêu – phương sở – ở chính Bắc – chỗ mồ mả – trong hang của chồn, thỏ.

Nhân vật: Đạo hữu – tăng đồ.

Hung đạo: Thừa dịp mà tới – dấu đầu lộ đuôi – có hư hỏng mới nên việc.

Quan quý: Quan đi tuần – quan chuyên chở tiền lương.

Thân thể: Tóc – chỗ dưới quả tim – huyết.

Sinh sản: Khó sinh – trung nam – thanh tú.

Tính tình: Tâm độc ác, thâm trầm – trí tùy nỗi khó khăn, ngoắt ngoéo.

Hôn nhân: Phú gia – nhà buôn rượu – thân gia dụng cái bản tính của mình.

Âm thanh: Tiếng vũ (ngũ âm) thượng quái – tiếng vũ bình lục thanh hạ quái.

Tín âm: Phản phúc do dự – tiểu nhân nói dối – nịnh – xỏ lá – quỷ quyệt – đạo tặc – ngục tù.

Thực vật: Rượu – vật mặn – heo – cá – hải vị – quả cật.

Bịnh tật: Chân – khí thái âm – mạch hoạt.

Phục dược: Thuốc bổ thận – hoặc tửu thủy hạ.

Các quả: Lúa mạch – táo – mai – lý – đào – ngoài mềm trong cứng có hột.

Cầm thú: Hươu – nai – heo – voi – heo con – chồn – yến – con ốc.

Y phục: Sắc xanh, đen.

Khí dụng: Đồ đựng rượu – bánh xe – xe hư.

Tài: Tiền tranh tụng – của được không công bình.

Lộc: Tuất.

Sắc: Sắc đen, trắng.

Tự: Thuộc về loại chấm thủy, chữ nguyệt, chữ cung các loại.

Sách: 168

Quỷ: 764

Ly:

Ly là hỏa – mặt trời – điện – trung nữ – áo giáp – mũ sắt – chiến tranh.

Như người thì bụng lớn – mắt – quẻ Càn – chim trĩ – ba ba – cua – thú ít lông – trai – rùa.

Như loài cây thì gốc cây rỗng, khô héo (Cửu gia Dịch bảo rằng: trâu, bò cái, bọt nổi trên mặt nước). Xuân Hạ tinh sáng, có màu vẻ đẹp, có đứt gãy. Thu Đông tối chẳng sáng, trước sau chẳng quyết định – Ty là đẹp đẽ – Tự hay xét mình. Bổn tính thì trực – Ở chính Nam – Dựa theo lý pháp thì văn minh, trái lý pháp thì lầm lỗi.

Thiên Văn: Mặt trời – cái ráng – chớp – tạnh ráo.

Địa lý: Cung điện – trung đường – mái nhà – nhà bếp – phương sở – chánh Nam.

Nhân vật: Tướng soái – binh lính – quan vỏ.

Hung đạo: Kẻ trộm đàn bà từ phương Nam tới.

Quan quý: Nhà văn học – giáo quan – Thông phán – Bổ nhiệm nên đi hướng Nam.

Thân thể: Tam tiêu – tiểu trường – mắt – tim.

Sinh dục: Thứ nữ – tính táo bạo, hay khóc đêm, hay khóc.

Tính tình: Thông minh – thấy sư thì minh mẫn

Tín âm: Triều tín – Văn thơ – bảo thiệp – khế ước.

Sự ý: Ưu nghi – phóng đảng – Huyên náo ồn ào – Cấp tính – hư ưu.

Bịnh tật: Tay chân – nhị quân thái dương minh, tam tướng hỏa – bịnh mắt – khí táo nhiệt – bịnh phát cuồng –

Thực vật: Bánh bao – vỏ loại trùng – vật trống rỗng trong tâm – vật nướng – nấu, sắc, đặc – cóc, quả – hột – trái cây – lúa nếp – củ sen – vật ngoài cứng trong mềm – bông của cây cỏ gai – lá cành khô.

Cầm thú: Phượng có sắc rực rỡ – con ba ba, con ốc, con trai, con cua, con kềnh – hến – thú ít lông, con cú – cút – con hạc – chim bay – dê cái.

Y phục: Sắc đỏ – hồng tía.

Khí dụng: Đồ đèn dầu lửa – vật ngoài cứng trong mềm – cái bình phong – cái màn che – ức mành mành – cây cơ – binh khí – áp giáp – mũ sắt, cái mâm – cái siêu sành – cái bình, cái tên bắn – bức tường – vật trong lòng trống rỗng – cái lò – cái bếp – xưởng đúc, lò rèn – cái bóp, cái hũ, cái lồng đan bằng tre.

Tài: Ngoại ý chi tài.

Lộc: Kỷ

Sách:192.

Quỷ: 763

Cấn:

Cấn là núi – thiếu nam – tay – đường tắt – đá nhỏ – cửa cổng – trái cây – nấm – cái cổng lầu của chùa – ngón tay – chó – con báo con – con gấu – con bò – chuột – loại mỏ đen.

Như cây là bền có nhiều lóng, nhiều đốt. (Cửu gia Dịch bảo rằng: là sóng mũi, lớp da trong, lớp da ngoài – da thú cọp, chồn). Xuân Hạ tính chất ôn hòa, hảo thiện. Thu Đông chấp trệ chẳng thường, về việc thì trì hoãn. Cấn là thôi, đừng, có cương có nhu. Phú tính lệch thì ở cung lệch. Dựa theo pháp lý là cương trực, nếu không thì ngoan ngạnh.

Thiên Văn: Sao – khí trời.

Địa lý: Đường nhỏ trên núi – bức tường – đường nhỏ trong làng – Gò – vườn – tường cửa – chuồng trâu, dê – cái cửa, cái chùa, tôn miếu.

Phương sở: Phương Đông Bắc – bức tường về phía đông bắc – chùa.

Nhân vật: Người giữ cửa chùa – tôi tớ – quan liêu – người bảo lãnh.

Hung đạo: Dùng kẻ dưới thông báo dấu vết để noi theo.

Quan quý: Sơn quận không thuyên chuyển.

Thân thể: Bàn tay, ngón tay – mũi – xương sườn – tỳ vị.

Sinh sản: Tổn thai – thứ nam.

Tính tình: Nhu trệ – đa nghi – thung dung chơi bời – trong cứng ngoài nhuyễn.

Âm thanh: Thanh thượng bình – Nhất âm – Thập nhị âm – Tam âm.

Sự ý: Phản phúc, tiến thối – đa nghi – không tới.

Bịnh tật: Tay, thái dương – bịnh đã lâu – tỳ vị – mạch trầm phục.

Phục dược: Thấp, hổ thạch, dược.

Yến hội: Tiệc rượu thường – Tập hợp có dịnh kỳ.

Các quả: Đậu – lúa tẻ.

Thực vật: Vật ăn, trang điểm bất nhất – rượu – tương – nước đá – tạp vật – canh – nước sốt – vịt – ngan – đồ ngọt.

Cầm thú: Bò cái – bò con – ngỗng trời – chim cắt – quạ khoang – chim sẻ – vịt nước – cò bể – chuột, chim khách.

Y phục: Cái quần, cái xiêm màu vàng – áo cà sa – màu đen – đồ lụa có sắc sặc sỡ – cái đạy bằng vải.

Khí dụng: Cái kiệu – cái xe tải đồ – cái cày – đồ binh giáp – đồ gốm, đồ sành – cái nồi – cái chõ – cái bình – vò đựng rượu – cái bình đựng xôi cúng – cái tàn – cáiđạy đựng tiền – đá nam châm – cái bàn đạp yên ngựa – khảm óc – cái hộp – vật trong mềm ngoài cứng.

Tài: Tiền cũ đặt mua hàng, mua ruộng – tiền thừa tiện dịp mà có.

Lộc: Bính.

Tự: Bên chữ Thổ, chữ Ngưu, chữ Điền.

Sách: 168,

Quỷ: 701.

Đoài:

Đoài là cái đầm – thiếu nữ – đồng bóng (phù thủy) – khẩu thiệt – hủy chiết – phủ quyết.

Như đất thì cứng – đất – nước mặn – thiếp (vợ hầu) – dê – (Cửu Gia Dịch bảo rằng: nhà, xương mép, mái). Xuân Hạ tình tranh luận giỏi. Thu Đông thì dũng cảm. Đoài là nói phô – là ngôn – ngụy hạnh, không phải việc thì chẳng làm, tùy sóng mà xuôi theo dòng – Dựa vào lý pháp thì hòa thuận – trái lại là la kỹ (con hát) dâm lạm.

Thiên Văn: Mưa mù – xuân thì sương mù – mưa nhỏ – Hạ Thu thì sương mù nhiều – Đông thì đại tuyết – ở trên thì mưa, ở dưới thì sương móc (quẻ trên, quẻ dưới).

Địa lý: Giếng – suối – hồ nước – phương sở – phương Tây.

Nhân vật: Tiên sinh – khách – đồng bóng (phù thủy) – thợ – người mai mối – người đứng giới thiệu việc mua bán – thiếu nữ – thiếp (vợ hầu).

Hung đạo: Đồng bộc trong nhà lấu dấu ở chỗ hoang, hẹp hòi.

Quan quý: Học quan – tướng soái – huyện lịnh – khảo hiệu – nhạc hữu – phó nhậm: phương Tây thì tốt.

Thân thể: Miệng – lá phổi – bong bóng – đại trường – xương mép, má – lưỡi – thái dương.

Sinh dục: Thiếu nữ, thai thiếu một tháng – nhiều vẻ kỳ dị.

Tính tình: Khéo nói – lưỡi nói nhiều điều hay.

Âm thanh: Tiếng thương thượng – tiếng hạ thương từ thanh.

Hôn nhân: Nhà bình thường – Thiếu nữ có nhan sắc và ăn nói đáng thương.

Tín âm: Có sự mừng đến vào ngày, giờ Dậu, Sửu.

Sự ý: Môi mép cãi lộn, dèm pha, khi báng – Gây lộn với đàn bà – Ám muội.

Bịnh tật: Đau miệng – đau môi, răng – Yếy hầu – nguy khốn.

Phục dược: Thuốc tễ.

Yến hội: Giảng thơ – hợp bạn – thỉnh tiên sinh – Ngâm thưởng.

Thực vật: Bao tử – Vật có miệng lưỡi – đường bánh – bánh nướng – gan phổi – Quả trái cây – cây dẻ – lúa thử (lúa mùa) – táo – lý – hồ đào – thạch du.

Cầm thú: Con dê con – Nai- vượn – cọp – báo – chó sói – vịt nước – cá.

Y phục: Hàng tơ ngũ sắc.

Khí dụng: Chiếc chiếu – sắt – đồng – tiền – đồ bát dĩa – chén uống rượu – bình – cái bồn, cái chén – đồ sứt mẻ hoặc có lỗ, có miệng – hoặc đồ tổn khuyết.

Tài: Tiền lễ thầy học.

Lộc: Đinh

Tự: Gia kim – Câu hay chữ Khẩu một bên.

Sắc: Lụa trắng.

Sách: 192.

Quỷ: 36.

12. Diễn Giải ý nghĩa 64 quẻ dịch

Bát Thuần Càn
_____
_____
_____

_____
_____
_____
Tượng về Trời cương kiện. Ba nét trên là Càn thượng tức Ngọai Càn; ba nét dưới là Càn Hạ tức Nội Càn, Càn là thuần dương, cực kiện, có 4 đức là:
– Nguyên: là đầu tiên, lớn,
– Hanh: là thông thái, thuận tiện.
– Lợi: thỏa thích, tiện lợi, nên, phải.
– Trinh là chính, bền chặt cho đến cùng.
Càn là hoàn toàn dương cương lại trung chính, có thể to lớn, thông thái, lợi tiện, kiên cố có tài đức, ứng vào việc gì cũng vậy.
Bát Thuần Khôn
__  __
__  __
__  __

__  __
__  __
__  __
Tượng về Đất, hoàn toàn chất nhu thuận. Ba nét trên là Khôn thượng tức Ngoại Khôn. Ba nét dưới là Khôn hạ tức Nội Khôn.
Khôn nghĩa là thuận. Khôn cũng có 4 đức như Càn là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh,và cực thịnh thuần âm.
Thủy Lôi Truân
__  __
_____
__  __

__  __
__  __
_____
Dinh dã là đầy, lúc vạn vật mới sinh ra. Vì lúc vạn vật mới sinh nên chưa hanh thái được. Lại có nghĩa là khốn nạn.
Truân là hạng người có gan mạo hiểm, có chí tiến thủ, có tài, hữu vi, nhưng vì thời thế đương buổi truân nạn, nên phải cẩn thận kỹ càng, chẳng nên vội vàng.
Truân là thời bắt đầu lâm nạn. Cho nên cần phải có nhiều bạn hiền giúp đỡ.
Sơn Thủy Mông
_____
__  __
__  __

__  __
_____
__  __
Mông dã, vật chi trĩ dã là non yếu, mù mờ, mù tối, chẳng tiến được.
Cấn là cao sơn, Khảm là thủy thâm tức là chốn hiểm.
Thủy Thiên Nhu
__  __
_____
__  __

_____
_____
_____
Ẩm thực chi đạo dã, nuôi nấng cho ăn uống, chữ Nhu có ba nghĩa:
1.- Do dự, rù rơ.
2.- Cần thiết mà cần thiết cho người không gì bằng ăn uống.
3.- Chờ đợi. Phải đợi thời cơ, chẳng có thể nôn nao được mà bị sai lầm.
Thiên Thủy Tụng
_____
_____
_____

__  __
_____
__  __
Tranh tụng dã, tranh nhau, tranh biện, kiện cáo. Thế dương cường áp chế người dưới, kẻ dưới lấy lòng hiểm đối đãi người trên, tất xảy ra kiện. Quẻ Tụng ở sau quẻ Nhu là vì ẩm thực mà sinh ra tranh nhau.
Địa Thủy Sư
__  __
__  __
__  __

__  __
_____
__  __
Chúng dã, có phe, có chúng là tượng quần chúng nhóm họp, tượng đem quân đi đánh, tượng một tướng thông suốt toàn quân.
Quẻ này Ngoại Khôn là thuận, Nội Khảm là hiểm, thuận thì an, hiểm thì bất trắc.
Quẻ này lục tam nhu nhược lại bất trung mà đảm lấy chức Sư, chẳng những đã không nên việc mà thất bại, thua quân nên chở thây ma về, nên gọi là dư thi: xe chở thây.
Quẻ thượng lục cho thấy tiểu nhân, vật dụng, là nói lúc khai quốc thừa gia, không nên dùng tiểu nhân vì nó làm loạn.
Thủy Địa Tỷ
__  __
_____
__  __

__  __
__  __
__  __
Tỷ dã nghĩa là thân phụ, có ý liên lạc dây dính với nhau.
Tỷ chính là người cầm đầu trong một đám, một đoàn thể, vậy nên phải nhóm bạn tìm thầy làm việc thân tỷ với người.
Phong Thiên Tiểu Súc
_____
_____
__  __

_____
_____
_____
Súc dã. Súc có hai nghĩa: nuôi nhau và ngăn đón, tức súc chỉ.
Tiểu nhân nuôi quân tử, thần nuôi quân, dân nuôi quan. Còn nghĩa ngăn đón, dù có thời thế trong một lúc mà dương thì âm súc chỉ, chẳng qua tạm thời ngăn cản, chứ không thể gây ra biến lớn.
Thiên Trạch Lý
_____
_____
_____

__  __
_____
_____
1.- Giày đạp bằng chân.
2.- Cái giày đi đỡ dưới chân.
Cả hai nghĩa kết lại bằng Lý là Lễ. Nói rộng ra đụng phải hoạn nạn, nhưng chẳng thương hại đến mình.
Lý là lễ tất phải có trật tự.
Trong pho Dịch, bắt đầu quẻ Càn, quẻ Khôn là biết rằng có trời đất; đến quẻ Truân thời có vạn vật và loài người bắt đầu phát sinh. Vì mong mỏi mà cần phải có dạy, nên có quẻ Mông; vì có ăn uống cần phải nuôi nên có quẻ Nhu; vì ăn uống sanh ra tranh nhau nên có quẻ Tụng; vì đấu tranh, cần có quần chúng nên có quẻ Sư; vì phải có liên lạc nên có quẻ Tỷ; vì đông nhóm, cần có chốn nuôi chứa, nên có quẻ Tiểu súc; vì đã súc (nuôi được đông người), tất phải có trật tự nên có quẻ Lý.
Địa Thiên Thái
__  __
__  __
__  __

_____
_____
_____
Thông dã. Thỏa thích, thông thuận là tượng âm dương hòa hiệp, thiên địa tương giao.
Thiên Địa Bỉ
_____
_____
_____

__  __
__  __
__  __
Tắc dã, nghĩa là lắp, cùng.
Quân tử thất thế, tiểu nhân đạo trưởng, nội nhu, ngoại cương, quân tử đạo tiêu, thiên địa bất giao, quân tử kiêm đức tỵ nạn.
Thiên Hỏa Đồng Nhân
_____
_____
_____

_____
__  __
_____
Thân dã. Tượng quẻ: thượng hạ tương đồng, thượng hạ đồng âm thời chẳng hiểm trở nào, chẳng gian nguy nào mà không lọt được, là cảnh tượng đại đồng vui vẻ.
Hỏa Thiên Đại Hữu
_____
__  __
_____

_____
_____
_____
Khoan dã, đại dã. Tượng quẻ là mặt trời với lửa ở tận trên trời, tia sáng đã tột bực cao, chói lọi tột xa. Việc gì cũng tốt, thông thuận đến trời, soi đến muôn vật.
Chẳng quẻ nào tốt bằng quẻ Đại hữu, sáu hào đều tốt, hạnh phúc cực điểm.
 
Địa Sơn Khiêm
__  __
__  __
__  __

_____
__  __
__  __
Khiêm dã, chịu lún, chịu nhường cho người khác mà mình an ở vị khuất lún.
Lôi Địa Dự
__  __
__  __
_____

__  __
__  __
__  __
Duyệt dã, vui vẻ, sung sướng, hòa thuận, có nghĩa Sấm ra mặt đất, khí dương phát động.
Còn sơ lục dự mà hung.
Lục tam dự mà hối.
Cửu tứ dự mà nghi.
Ngũ lục thì mắc lấy trình, tật.
Cho nên cảnh sung sướng vui vẻ là cái cửa vào nguy hiểm.
Cho nên dự cũng có nghĩa là dự bị nữa, thời khỏi mắc họa.
 
 Trạch Lôi Tùy
__  __
_____
_____

__  __
__  __
_____
Tùy tòng dã, là theo, nhiều người vui theo như thiếu nữ ưa thiếu nam mà theo nhau.
Nhưng đạo tùy có hai phương diện: mình tùy người hay người tùy mình.
Chọn minh sư mà tùy là tùy hay; mắc lấy tiểu nhân gian ác mà tùy là tùy dở.
Sơn Phong Cổ
_____
__  __
__  __

_____
_____
__  __
Sự dã là việc.
Tượng quẻ: gió ở dưới núi, gió đụng lấy núi mà quay trở lại, gái dưới trai, gái vì say trai mà mê hoặc là tượng Cổ loạn, đã cổ loạn thì không ngồi yên, tất phải có việc. Phàm sửa trị một việc đều xong phải nguy hiểm, trải gian nan mới trị được Cổ (Cổ là việc).
Địa Trạch Lâm
__  __
__  __
__  __

__  __
_____
_____
Đại dã là lớn, thịnh lớn, lân cận với.
quẻ Lâm là quẻ tháng 12, dương cương trưởng, âm càng tiêu, đã gần lúc thông thái, quân thần đông đúc, xóa đổi cuộc đời. Bảo dân vô cương. Tuy nhiên, có đâu thịnh mãi mà chẳng loạn, hễ người xử vào thời Lâm chớ nên kiêu xa, phòng tứ, chẳng như thế thời e họa loạn tới ngay trong tám tháng nữa, mà cũng có nghĩa là tháng 8 ắt có hung họa (tháng 8 tức là quẻ Quan vậy).
Phong Địa Quan
_____
_____
__  __

__  __
__  __
__  __
Quan dã dòm xem, xem xét.
Tượng quái hai dương trên, bốn âm dưới, âm trông vào dương, dương hiển thị cho âm, nên gọi là quan.
Trái lại nguyên quẻ có bốn âm đuổi hai dương là tượng tiểu nhân hại quân tử, đó cũng là ý phù dương, ức âm, phù quân tử, ức tiểu nhân, được biến hóa của Dịch.
Hỏa Lôi Phệ Hạp
_____
__  __
_____

__  __
__  __
_____
Hợp dã, khiết dã là hợp, cắn. Nghĩa là cắn để hợp lại.
Trong thiên hạ, gia đình có cha con, vợ chồng, anh em. Nước có vua tôi, quân dân. Xã hội có thầy trò, bạn hữu, tất cẩ hợp được mới thông, nhưng sở dĩ không hợp được là vì có trung gian làm gián cách, nên phải dùng thủ đoạn cắn để trừ khử trung gian mà hợp lại. Xem thể quái, thì hào sơ cửu và thượng cửu ví như hai hàm dưới và trên của miệng người ta, trung gian ba hào vạch đứt đôi là miệng trống lại bị một hào dương ở giữa cản ngang miệng, làm thành một gián cách, cho nên phải cắn mà trừ khử nét cản đó đi; cho đến việc quốc gia cũng vậy hễ trừ khử được bọn gián cách, gian tà, sàm nịnh thì được hòa bình vô sự.
Sơn Hỏa Bí
_____
__  __
__  __

_____
__  __
_____
Sức dã là văn sức, trang sức.
Tượng quẻ Hỏa ở dưới Sơn, là ở trong núi có lửa rọi lên hiện ra quang thái, là hỏa bí sức cho sơn.
Sơn Địa Bác
_____
__  __
__  __

__  __
__  __
__  __
Bác dã, là mòn hết.
Quẻ Bác là quẻ âm trưởng cực, dương tiêu cực, âm là kẻ tiểu nhân, dương là người quân tử, nên tiểu nhân đắc chí, hoành hành, quân tử không chốn hành động, chỉ ẩn núp chờ thời. Nguyên nhất âm sinh ở quẻ Cấn là tháng 5, bắt đầu nhất dương biến nhất âm.
Nhị dương biến thành quẻ Độn là quẻ tháng 6, tam dương biến thành quẻ Bỉ là quẻ tháng 7.
Tứ dương biến thành quẻ Quán là quẻ tháng 8. Ngũ dương biến thành quẻ Bác là quẻ tháng 9. Chốc nữa biến thêm một nét nữa thành quẻ Bát thuần Khôn, là quẻ vô dương.
Cho nên Bác có nghĩa là tiêu hết, rụng hết, dương tiêu rụng, âm nhu quá mạnh.
Địa Lôi Phục
__  __
__  __
__  __

__  __
__  __
_____
Phục dã, trở lại, hoàn phản.
Quẻ Phục cũng là đạo tiểu nhân thịnh cực, thịnh cực thời phải tiêu, đạo quân tử tiêu cực, tiêu cực thời lại trưởng, cho nên gọi là phục (trở lại), thời quân tử bây giờ có hành động ắt thuận lợi.
Thiên Lôi Vô Vọng
_____
_____
_____

__  __
__  __
_____
Vọng dã là làm càn.
Tượng quẻ: Càn trên, Chân dưới, hoạt động hành vi thuận theo lẽ trời, ấy là vô vọng, nếu làm vì nhân dục tức là vọng.
Sơn Thiên Đại Súc
_____
__  __
__  __

_____
_____
_____
Tụ dã. Chữ Súc có ba nghĩa:
1.- Nhóm chứa.
2.- Nuôi nấng.
3.- Ngăn đón.
Tượng quẻ: Cấn trên, Càn dưới là tượng trời lọt vào ở trong núi, đó là sức núi súc chỉ được trời, mà cũng là súc tụ (nhóm) vào trong núi.
Sơn Lôi Di
_____
__  __
__  __

__  __
__  __
_____
Dưỡng dã, nuôi. Chữ Di có hai nghĩa:
1.- Nuôi dưỡng.
2.- Toàn bộ cằm và miệng.
Tượng quẻ: trên Cấn, dưới Chấn, hình như bộ miệng mép của người, thủ tượng bằng miệng cũng thuộc về ăn uống để nuôi sống. Quẻ Di: 3 hào trên là mình cách trách nhiệm nuôi người; 3 hào dưới là nhờ người nuôi mình.
Trạch Phong Đại Quá
__  __
_____
_____

_____
_____
__  __
Là lớn quá. Có hai nghĩa:
Theo quẻ dương bốn hào mà âm chỉ có hai, là dương đại thời nhiều hơn âm, thế là Đại quá.
Còn có nghĩa là quá lớn như nói về đạo đức, công nghiệp lớn hơn người.
Toàn quẻ bốn dương ở giữa, hai âm ở hai đầu, dương quá cương, âm quá nhược, tượng như cái cây làm cột giữa quá lớn, cội ngọn quá bé, làm sao đứng được, tất phải cong queo. Cũng như âm nhược, dương cương, thì tiểu nhân tiêu hao, quân tử thịnh.
Bát Thuần Khảm
__  __
_____
__  __

__  __
_____
__  __
Hãm dã, là sụp, hiểm; vì dương hạm ở giữa hai âm, cho nên hãm; lại có nghĩa Khảm là nước, hiểm sâu không gì bằng. Người mà xử vào thời đại trùng hãm, thì hoàn cảnh rất nguy.
Bát Thuần Ly
_____
__  __
_____

_____
__  __
_____
Lê dã. Chữ Ly có hai nghĩa:
Ly là lệ, theo thẻ quẻ một âm ở giữa, nương dựa vào hai dương trên và dưới, nên gọi là lệ. Còn một nghĩa Ly là minh, vì giữa nét đứt đôi, cho nên trống, tượng là trung hư, hư thời sáng, lại là tượng mặt trời, là lửa thảy đều soi sáng, tức là minh.
Nguyên lai chữ Ly có nghĩa: chính và phản. Nghĩa chính Ly là dính dựa vào và Ly nghĩa là phản là lìa. Nhưng đây dùng theo nghĩa chính là dính dựa. Ví như: chim dựa vào rừng, cá dựa vào nước, đến loài người cũng thế, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn cũng đều dựa vào nhau mà tạo nên dân tộc, gọi là hữu sở lệ. Còn nói dính dựa thì có hai cách là dựa vào lối chính hay dựa vào lối tà đó thôi.
Trạch Sơn Hàm
__  __
_____
_____

_____
__  __
__  __
Cảm dã, cảm tình thân mật, cảm ứng.
Quẻ thượng Đoài, hạ Cấn tức nữ trên nam dưới có nghĩa gây tình cảm xúc cũng như Cấn sơn, Đoài trạch là tượng trên núi có cái chằm nước, vì sơn có vũng trủng xuống mà đựng được trạch.
Lôi Phong Hằng
__  __
__  __
_____

_____
_____
__  __
Cửu dã là lâu dài. Chữ Hằng có hai nghĩa:
1.- Không thay đổi tức là bất định.
2.- Không thôi nghĩ tức là bất dị.
Quẻ Chấn thượng, Tốn hạ nghĩa là nam trên, nữ dưới, cũng như Chấn vi lôi, Tốn vi phong, tượng sấm, gió giúp thế lực cho nhau
 
 Thiên Sơn Độn
_____
_____
_____

_____
__  __
__  __
Thối dã là tránh lui.
Tượng quẻ: Càn thượng, Cấn hạ. Càn là khí trời thường tiến lên hoài, Sơn thì (Cấn) đứng yên một chỗ.
Quẻ này thuộc về tháng 6, nhị âm ở dưới, toàn lùa đuổi tứ dương ở trên, tiểu nhân đạo trưởng, quân tử đạo tiêu, nên lúc đó quân tử phải lánh xa, đó là tượng quẻ.
Tuy nhiên người quân tử còn có bốn dương nên khéo lựa thời cơ thì cũng còn hữu vị.
Lôi Thiên Đại Tráng
__  __
__  __
_____

_____
_____
_____
Thịnh dã là đại thịnh.
Tượng quẻ: dương bốn, âm hai tức là quân tử tráng thịnh lắm rồi. Tuy nhiên đại thịnh nhưng cần phải để ý tới chỗ thất ý.
Hỏa Địa Tấn
_____
__  __
_____

__  __
__  __
__  __
Tiến dã là tiến lên.
Tượng quẻ: Ly trên, Khôn dưới là mặt trời mọc lên trên đất, càng lên cao, càng sáng nhiều, như thế là tiến mạnh lắm. Quân thần tương đắc, trên minh dưới thuận, thế là đại tấn, đại thịnh.
Địa Hỏa Minh Di
__  __
__  __
__  __

_____
__  __
_____
Thương dã là đau thương.
Tựng quẻ: Khôn trên, Ly dưới ý nói mặt trời lặn xuống đất, ý nói bi thương. Quẻ này thật khó xử cho người quân tử, thật là thời rất tối tăm.
Xem qua hình như tối mờ, mà kỳ thực thời minh rất mực, vì nội Ly có tượng văn minh, ngoại Khôn là tượng nhu thuận, cho nên minh ở trong mà nhu che đậy ở ngoài, dùng đạo ấy mà chóng chọi với hoạn nạn lớn.
Phong Hỏa Gia Nhân
_____
_____
__  __

_____
__  __
_____
Là người trong một nhà, có cha con, vợ chồng, anh em, có tôn ty, hòa thuận, chân chính. Nam nữ chính, thiên địa chi đại nghĩa dã.
Hỏa Trạch Khuê
_____
__  __
_____

__  __
_____
_____
Quái dã là trái, chống nhau, tâm chí không đồng nhau.
Tượng quẻ: Đoài ha, Ly thượng tính trạch thời trầm xuống, tính hỏa thời bùng lên, trên chẳng tiếp dưới, dưới chẳng tiếp trên, thế là chống trái nhau.
Trong quẻ Dịch, quẻ Khuê xấu nhất trong kinh Dịch.
Khuê quái ly tán dù thành nhân cũng khó làm nên cách mạng. Quẻ Khuê chỉ tốt cho những tiểu sự về cá nhân thôi.
Thủy Sơn Kiển
__  __
_____
__  __

_____
__  __
__  __
Nạn dã là gay go, hiểm trở.
Tượng quẻ: Khảm trên, Cấn dưới, mặt bị sóng dồn, lưng bị núi ngăn, đi đứng thật khốn nạn.
Người đã lâm nguy rồi thì chỉ tìm phương thản dị mà đi, vậy nên lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc, cũng có nghĩa là đi đường bình dị, tránh đường hiểm trở.
Lôi Thủy Giải
__  __
__  __
_____

__  __
_____
__  __
Hoãn dã, tan hết, giảitán hết.
Tượng quẻ: Chân lôi, Khảm vũ là âm dương giao cảm, hòa xướng mà đồng mưa sấm, làm tan hết uất khí, quái từ bảo lợi Tây Nam, là con đường duy nhất đưa đến chốn lâu dài.
Sơn Trạch Tổn
_____
__  __
__  __

__  __
_____
_____
Tổn dã là thiệt hại, giảm bớt.
Tượng quái thời bớt hào dương ở dưới thêm vào trên, vậy nên ở dưới không được vững bền, trên thì muốn cao, chân không vững tất phải đổ, nên gọi Tổn là việc rất nguy hiểm; cũng có nghĩa là khi hăng giận khí huyết ham muốn quá chừng không đúng với đạo lý, tất phải nên dằn ép bằng cách giảm bớt.
Phong Lôi Ích
_____
_____
__  __

__  __
__  __
_____
Ích dã, lợi ích.
Tượng quẻ bớt hào dương ở trên, thêm cho hào âm ở dưới, thế là bớt trên thêm dưới, nên chi dưới được vững bền, gọi là ích.
Trạch Thiên Quải
__  __
_____
_____

_____
_____
_____
Quyết dã là quyết liệt, bội quyết.
Quẻ này dương thịnh âm suy, quân tử thịnh, tiểu nhân suy, rất tốt; năm quân tử khử một tiểu nhân.
Thiên Phong Cấu
_____
_____
_____

_____
_____
__  __
Ngộ dã, gặp nhau, đụng nhau.
Tượng quẻ: dưới một âm mà địch nổi năm dương trên. Vậy chớ nên khinh lờn âm, vì nó mạnh biết chừng nào, đã địch nổi năm dương. Tuy hiện tài thì âm còn hèn, nhưng tương lai âm chắc tiến mạnh, vậy chớ thân tín những hạng người nguy hiểm ấy.
Trạch Địa Tụy
__  __
_____
_____

__  __
__  __
__  __
Tụ dã là nhóm họp.
Muốn nhóm họp nhiều người, cần phải có người cầm đầu, chủ tể mới xong, vì nhóm được nhiều người, thường sinh việc tranh nhau, cần phải răn dè.
Địa Phong Thăng
__  __
__  __
__  __

_____
_____
__  __
Nghĩa là chồng chất lên, hễ đã lên được thì buồm theo gió thuận, ngựa ruổi đường trời, chắc được đại thông. Duy một mực tiến, là tiền tiến, sự nghiệp phát triển là hoài Nam, nghĩa là mặt nước cũng có thể là phương Nam
Trạch Thủy Khổn
__  __
_____
_____

__  __
_____
__  __
Là khốn khổ.
Tượng quẻ: Đoài âm trên, Khảm dương dưới, thế là quân tử sụp vào tay tiểu nhân, thiệt đau thương khốn nạn, ở vào thời ấy nên nín lặng, giữ miệng thì hơn.
Thủy Phong Tỉnh
__  __
_____
__  __

_____
_____
__  __
Tỉnh nghĩa là giếng, ở một chỗ thấp hơn hết và ở một chỗ nhất định.
Cho nên ví vào nhân sự, nếu làm một việc gì phải cần có ba điều: phải thăm dò cho ra giếng, phải có công đi tới giếng, bao giờ múc được nước mới thôi, trong thời gian đó phải hết sức cẩn thận, chớ để giữa đường đổ bể.
 
 Trạch Hỏa Cách
__  __
_____
_____

_____
__  __
_____
Nghĩa là cải cách, thay đổi, đổi cũ.
Cách là đổi cho thông. Về hoàn cảnh xưa khác với nay, nên cần phải cải cách cho hợp với trào lưu, cho nên trong đời không bao giờ khỏi cách.
Hỏa Phong Đảnh
_____
__  __
_____

_____
_____
__  __
Nghĩa là cái vạc để biến đồ sống ra đồ chín, đổi cứng ra mềm.
Quẻ Hỏa phong tượng trưng cho cái đỉnh. Theo tượng quẻ Tốn là mộc. Ly là hỏa, có nghĩa là lấy mộc đưa vào lửa để nấu chín đồ ăn, thuộc về công việc nấu nướng để nuôi dưỡng.
Ở thượng cửu, đỉnh ngọc huyện, đại xát, vô bất lợi, vì trên có một nét dương như cái đòn xâu vào quai vạc, và tính chất hào thượng vừa cương vừa nhu, vừa đúng chừng mực, nên thủ tượng bằng ngọc huyện, ắt đại cát, không có việc gì mà chẳng lợi.
Bát Thuần Chấn
__  __
__  __
_____

__  __
__  __
_____
Là chấn động.
Theo tượng quẻ nhất dương bắt đầu sanh ở dưới, mà tiến lên lần lần, lại là tượng sấm phát động, vạn vật nẩy nở, có nghĩa được hanh thông. Chấn có nghĩa: kinh động, hoặc có việc gì kinh động tới nơi. Người gặp phải thời kỳ đó, nên cẩn thận kỹ càng, đón trước ngó sau.
Bát Thuần Cấn
_____
__  __
__  __

_____
__  __
__  __
Chĩ dã, thôi, đứng yên.
Thí dụ: như chĩ tất phải có hành cốt cho đúng với thời, thời nên yên lặng thì yên lặng; thời nên hành động thì hành động. Hành, chĩ, động, tịnh tuy có khác nhau, nhưng tất cả phải đúng với thời.
Phong Sơn Tiệm
_____
_____
__  __

_____
__  __
__  __
Tiến dã, tiến lên, nhưng tiến phải dần dần, có thứ tự mới được hòa thuận.
Lôi Trạch Qui Muội
__  __
__  __
_____

__  __
_____
_____
Nghĩa là con gái gả về nhà chồng.
Theo tượng quẻ: Đoài thiếu nữ ở dưới. Chấn là trưởng nam ở trên, nữ trước cầu lấy nam, nam đã bị động theo nữ, đó là tình cảm bất chính tức xấu, không việc gì tốt hết.
 
 Lôi Hỏa Phong
__  __
__  __
_____

_____
__  __
_____
Đại dã, thịnh dã là lớn.
Tượng quẻ: trên Chấn, dưới Ly, Chấn thời động, Ly thời minh, lấy minh mà động, lại động mà hay minh, ấy là làm cho thịnh đạt. Thời cực thịnh, e có cơ suy, tượng như mặt trời lên tột cao, tất có lúc xế. Cho nên, thịnh đại, cần phải lo đến suy.
Hỏa Sơn Lữ
_____
__  __
_____

_____
__  __
__  __
Lữ là bỏ nhà đi ra ngoài làm khách.
Theo tượng quẻ: Cấn là sơn dưới, Ly hỏa, đỏ ở trên, chỉ ở tạm trong một lúc mà thôi. Sơn nhờ có hỏa mà sáng tạm trong một lúc, chỉ hanh thông chút đỉnh, nếu lửa tắt thì núi đen thui. Cho nên nói Lữ là tiểu hanh, có làm được gì lớn nữa đâu.
Bát Thuần Tốn
_____
_____
__  __

_____
_____
__  __
Nghĩa là thuận, lại nghĩa là nhập.
Tượng quẻ nhất âm chịu phục tùng nhị dương, tượng tiểu nhân phục tùng quân tử.
Bát Thuần Đoài
__  __
_____
_____

__  __
_____
_____
Duyệt dã, hòa duyệt.
Đoài tượng nước chằm, lại tượng thiếu nữ; nước thường nuôi cây cỏ, sinh vật; thiếu nữ thường làm cho trai phải duyệt. Hễ nhân tình đã duyệt nhau, tất vui vẻ hanh thông.
Phong Thủy Hoán
_____
_____
__  __

__  __
_____
__  __
Ly dã là tan.
Tượng quẻ: Tốn phong ở trên, Khảm thủy ở dưới tức là gió đi trên nước, nước đựng lấy gió là hoàn tán tứ tung.
Thủy Trạch Tiết
__  __
_____
__  __

__  __
_____
_____
Tiết có hai nghĩa:
1.- Tiết là mắt, như mắt trúc, mắt cây tùng.
2.- Tiết là tiết kiệm, chừng mực, tiết chế đừng để quá độ.
Phong Trạch Trung Phu
_____
_____
__  __

__  __
_____
_____
Nghĩa là đức tin chứa ở trong lòng.
Tượng quẻ: nội có hai hào dương, ngoại cũng có hai hào dương, thảy đều trung trực, chính giữa hai hào âm là trung hư, tức chứa đầy chân tính. Dù đến lúc nguy hiểm gian nan, tượng như vượt qua sông lớn, dẹp được sóng gió.
 
 Lôi Sơn Tiểu Quá
__  __
__  __
_____

_____
__  __
__  __
Chữ Tiểu có ba nghĩa:
1.- Cái nọ có ý quá.
2.- Việc nhỏ có quá.
3.- Quá chút đỉnh.
Chữ Quá có hai nghĩa:
a.- quá là quá.
b.- quá là lỗi.
Nhưng quái từ không dùng chữ quá là lỗi. Ba chữ quá nghĩa là việc có quá, nhưng phải thích hợp lẽ phải:
– Hanh quá hồ cung, nhưng không quá kiêu ngạo.
– Tang quá hồ ai, nhưng không quá trang hoàng đình đám.
– Dụng quá hồ kiêm, nhưng quá xa xỉ trang sức.
Thủy Hỏa Ký tế
__  __
_____
__  __

_____
__  __
_____
Tế nghĩa là làm nên, cũng nghĩa là vượt qua được, như nói tế sự, tế vật, lại nói tế xuyên, tế hiểm.
Tượng quẻ Khảm thủy ở trên, Ly hỏa ở dưới, thủy hỏa tương giao, giúp thành công. Hai chữ Ký tế; ký đã thành rồi, ở trước thì ký tế đã trải qua hai thời kỳ. Thế là việc gì cũng đã thụ thành, chỉnh đốn đàng hoàng cả.
Hỏa Thủy Vị Tế
_____
__  __
_____

__  __
_____
__  __
Quẻ Vị tế là quẻ kết thúc Bộ Dịch, chớ không chỉ vì tiếp quẻ Ký tế mà thôi. Vậy đặt quẻ Vị tế vào cuối cùng Bộ dịch.
Vị tế là thời chưa cùng đã chưa cùng, thời còn sinh, sinh mãi. Vậy nên, đặt tên quẻ bằng Vị tế, mà ở vào thời Vị tế thì vẫn là việc chưa nên, chỉ chưa nên mà thôi, chứ thời đến, thì kết quả cũng nên.

13. Mục Định Giờ

Theo sự ghi nhận của ông Hà Huyền Chi về sự trắc nghiệm bóng mặt trời đúng Ngọ tại Việt Nam, theo cách thức và dụng cụ dùng để đo bóng, đã nói sơ ở trên, ông Hà Huyền Chi ghi nhận thấy khi tiếng còi báo giờ của Đài Phát Thanh Saigon vang lên, rồi sau đó mấy mươi phút nữa mặt trời mới đứng bóng.

Sự sai biệt giữa giờ của đài Phát thanh và giờ của mặt trời đứng bóng như sau:

Đúng Ngọ tháng 11 bóng ngắn nhất là 12 giờ 40 phút.
Đúng Ngọ tháng 2 bóng ngắn nhất là 13 giờ 10 phút.
Đúng Ngọ tháng 5 bóng ngắn nhất là 12 giờ 40 phút.
Dúng Ngọ tháng 8 bóng ngắn nhất là 13 giờ 10 phút.

Vậy nếu chia đều ra thì:

– Từ tháng 11 đến tháng 2, hoặc từ tháng 5 đến tháng 8 mỗi tháng xê dịch tăng thêm 10 phút.

– Từ tháng 2 đến tháng 5, hoặc từ tháng 8 đến tháng chạp, mỗi tháng xê dịch giảm bớt 10 phút.

Trên đây là lời chỉ dẫn của ông Hà Huyền Chi.

Nay tôi xin theo lời chỉ dẫn của ông, mà tính mỗi tháng theo sự xê dịch tăng và giảm, để chia ra từ Tý đến Hợi của mỗi tháng như sau;

Tháng 1, 3, 7, và 9 (giờ giống nhau):

Tý từ 00 giờ đến 02 giờ.
Sửu từ 02 giờ đến 04 giờ.
Dần từ 04 giờ đến 06 giờ.
Mẹo từ 06 giờ đến 08 giờ.
Thìn từ 08 giờ đến 10 giờ.
Tỵ từ 10 giờ đến 12 giờ.
Ngọ từ 12 giờ đến 14 giờ.
Mùi từ 14 giờ đến 16 giờ.
Thân từ 16 giờ đến 18 giờ.
Dậu từ 18 giờ đến 20 giờ.
Tuất từ 20 giờ đến 22 giờ.
Hợi từ 22 giờ đến 24 giờ.

Tháng 2, 8 (giờ giống nhau):

Tý từ 00 giờ 10 phút đến 02 giờ 10 phút.
Sửu từ 02 giờ 10 phút đến 04 giờ 10 phút.
Dần từ 04 giờ 10 phút đến 06 giờ 10 phút.
Mẹo từ 06 giờ 10 phút đến 08 giờ 10 phút.
Thìn từ 08 giờ 10 phút đến 10 giờ 10 phút.
Tỵ từ 10 giờ 10 phút đến 12 giờ 10 phút.
Ngọ từ 12 giờ 10 phút đến 14 giờ 10 phút.
Mùi từ 14 giờ 10 phút đến 16 giờ 10 phút.
Thân từ 16 giờ 10 phút đến 18 giờ 10 phút.
Dậu từ 18 giờ 10 phút đến 20 giờ 10 phút.
Tuất từ 20 giờ 10 phút đến 22 giờ 10 phút.
Hợi từ 22 giờ 10 phút đến 24 giờ 10 phút.

Tháng 4, 6, 10, và 12 (giờ giống nhau):

Tý từ 23 giờ 50 phút đến 01 giờ 50 phút.
Sửu từ 01 giờ 50 phút đến 03 giờ 50 phút.
Dần từ 03 giờ 50 phút đến 05 giờ 50 phút.
Mẹo từ 05 giờ 50 phút đến 07 giờ 50 phút.
Thìn từ 07 giờ 50 phút đến 09 giờ 50 phút.
Tỵ từ 09 giờ 50 phút đến 11 giờ 50 phút.
Ngọ từ 11 giờ 50 phút đến 13 giờ 50 phút.
Mùi từ 13 giờ 50 phút đến 15 giờ 50 phút.
Thân từ 15 giờ 50 phút đến 17 giờ 50 phút.
Dậu từ 17 giờ 50 phút đến 19 giờ 50 phút.
Tuất từ 19 giờ 50 phút đến 21 giờ 50 phút.
Hợi từ 21 giờ 50 phút đến 23 giờ 50 phút.

Tháng 5, 11 (giờ giống nhau):

Tý từ 23 giờ 40 phút đến 01 giờ 40 phút.
Sửu từ 01 giờ 40 phút đến 03 giờ 40 phút.
Dần từ 03 giờ 40 phút đến 05 giờ 40 phút.
Mẹo từ 05 giờ 40 phút đến 07 giờ 40 phút.
Thìn từ 07 giờ 40 phút đến 09 giờ 40 phút.
Tỵ từ 09 giờ 40 phút đến 11 giờ 40 phút.
Ngọ từ 11 giờ 40 phút đến 13 giờ 40 phút.
Mùi từ 13 giờ 40 phút đến 15 giờ 40 phút.
Thân từ 15 giờ 40 phút đến 17 giờ 40 phút.
Dậu từ 17 giờ 40 phút đến 19 giờ 40 phút.
Tuất từ 19 giờ 40 phút đến 21 giờ 40 phút.
Hợi từ 21 giờ 40 phút đến 23 giờ 40 phút.

Xem thêm:

Qua bài viết: Mai hoa dịch số toàn tập (phần cuối) – Ý nghĩa của 64 quẻ dịch nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Thi công 24h

Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn

Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!