Hướng dẫn cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng nhanh nhất

Bản vẽ thiết kế có thể nói là ngôn ngữ được sử dụng đồng loạt trên thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật. Ngay cả khi không cần phải dùng ngôn ngữ thông thường nhưng những người biết đọc bản vẽ đều đọc và hiểu được ý nghĩa của bản vẽ. Vì vậy, Đọc hiểu bản vẽ thiết kế giúp kết nối giữa kiến trúc sư và gia chủ trong việc diễn đạt kiến trúc, nội thất.

1. Bản vẽ thiết kế xây dựng gồm những gì

biet thu tan co dien dep 3

Mỗi đơn vị, cá nhân sẽ có cách bố cục, diễn giải và có thứ tự bản vẽ khác nhau. Nhưng một bộ hồ sơ thiết kế cơ bản thì vẫn phải đầy đủ như danh mục sau:

1.1 Phần kiến trúc

  • Bản vẽ: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
  • Ảnh phối cảnh mặt tiền.
  • Bản vẽ: Chi tiết cầu thang.
  • Bản vẽ: Chi tiết lát sàn.
  • Bản vẽ: Chi tiết cửa, sen hoa, ban công
  • Bản vẽ: Chi tiết cổng hàng rào (Miễn phí – nếu có)

1.2 Phần kết cấu

  • Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công.
  • Bản vẽ: Mặt bằng móng, chi tiết móng.
  • Bản vẽ: Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
  • Bản vẽ: Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
  • Bản vẽ: Mặt bằng kết cấu sàn tầng
  • Bản vẽ: Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
  • Bảng Thống kê cốt thép

1.3 Phần điện 

  • Bản vẽ: Thiết kế chiếu sáng
  • Bản vẽ:: Thiết kế vị trí ổ cắm, công tắc
  • Bản vẽ: Thiết kế hệ thống mạng LAN, internet (Nếu có)
  • Bản vẽ:: Thiết kế hệ thống Truyền hình cáp (Nếu có)
  • Bản vẽ: Thiết kế hệ thống điện thoại dây (Nếu có)
  • Sơ đồ điện thông minh (Miễn phí – Nếu có)
  • Thống kê vật tư

1. 4 Phần nước

  • Bản vẽ: Thiết kế hệ thống lọc nước tổng (nếu có)
  • Bản vẽ: Thiết kế hệ thống nước nóng trung tâm (nếu có)
  • Bản vẽ: Thiết kế hệ thống cấp nước
  • Bản vẽ: Thiết kế hệ thống thoát nước
  • Bản vẽ: Thiết kế sơ đồ hệ thống cấp thoát nước toàn nhà
  • Thống kê vật tư

2. Quy trình đọc bản vẽ

Để đọc bản vẽ thiết kế nhà dễ hiểu và nhanh thuộc nhất ta cần đọc lần lượt theo trình tự sau:

2.1 Đọc các bản vẽ phần kiến trúc trước

2.1.1 Đọc các bản vẽ chính sau đây trước:

  • Thứ nhất: Bản vẽ mặt bằng tổng thể. Cần hiểu rõ bố cục, vị trí ngôi nhà mình trong khu vực đất dự kiến xây nhà (Nhà phố thường không có)
  • Thứ 2: Bản vẽ phối cảnh bên ngoài để hình dung ngôi nhà dễ dàng hơn.
  • Thứ 3: Bản vẽ mặt bằng tầng 1 đến tầng tum. Xem kỹ về phân chia phòng, vị trí, kích thước, diện tích, cao độ, hình dáng của những phòng chức năng bên trong từ phòng kháchphòng ngủphòng thờ, phòng bếp, khu vực hành lang, cầu thang
  • Thứ 4: Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt xem chiều cao nhà, chiều cao cửa…hình dáng và kiến trúc bên ngoài nhà (có phối cảnh thì chỉ xem chiều cao và tỷ lệ)

2.2.2 Đọc các bản vẽ chi tiết phần kiến trúc

Sau khi đã hình dung ra ngôi nhà của mình, vị trí từng khu vực, kích thước, hình dáng… Chúng ta sẽ đi xem các bản vẽ chi tiết để hiểu rõ hơn về việc hoàn thiện ngôi nhà.

  • Bản vẽ ốp tường, lát nền. Hiểu rõ từng khu vực sử dụng vật liệu gì? tường ốp vật liệu gì? mầu sắc, kích thước.
  • Bản vẽ chi tiết cửa
  • Bản vẽ chi tiết bậc tam cấp, cầu thang
  • Bản vẽ chi tiết phòng vệ sinh
  • Bản vẽ chi tiết khác trong hạng mục kiến trúc

2.2 Đọc bản vẽ kết cấu

Sau khi đọc xong bản vẽ kiến trúc. Ta phải cố gắng nhớ (thuộc) được cấu trúc, vị trí, chi tiết sơ bộ của các phòng, các khu vực, công năng từng khu. Sau đó ta sẽ đọc tiếp phần bản vẽ kế cấu.

Bản vẽ kết cấu sẽ khó đọc hơn phần kiến trúc

  • Bản vẽ móng xem thiết kế làm móng gì?
  • Bản vẽ thép móng
  • Bản vẽ cột, thép cột
  • Bản vẽ dầm sàn.
  • Bản vẽ bố trí thép dầm, sàn
  • Bản vẽ chi tiết các kết cấu khác như: Dầm chân thang, lanh tô, mái chéo, mi cửa (nếu có)…

2.3 Đọc bản vẽ điện, nước, điều hoà

Bản vẽ thiết kế hệ thống điện, nước, điều hoà, thông gió là tương đối khó. Nhưng bước đầu thì chúng ta chỉ cần lưu những vấn đề sau:

2.3.1 Hệ thống Điện, điện nhẹ (Internet, ti vi…)

  • Vị trí công tắc, ổ cắm. Cao độ cách mặt sàn hoàn thiện và công năng của chúng.
  • Chủng loại dây cho từng thiết bị.
  • Vị trí nào sử dụng attomat thường, vị trí nào sử dụng Attomat chống giật
  • Vị trí tủ điện
  • Vị trí hạt mạng (Internet), vị trí hạt tivi. Cao độ của chúng.
  • Các bản vẽ khác

2.3.1 Hệ thống cấp thoát nước.

  • Vị trí thiết bị: Xí bệt, chậu rửa, sen, vòi…và cao độ, khoảng cách của từng thiết bị
  • Hệ thống ống cấp, thoát dùng chủng loại nào? Đường kính bao nhiêu?
  • Lưu ý đặc biệt về chống thấm.
  • Các bản vẽ khác.

3. Các kí hiệu trong bản vẽ xây dựng

Cũng như chữ viết. Để đọc được thì ta phải biết chữ. Với bản vẽ thiết kế xây dựng thì cũng vậy. Muốn đọc được thì chúng ta phải thuộc các kí hiệu trong bản vẽ.

3.1 Kí hiệu về vật liệu trong bản vẽ

Những kí hiểu đơn giản dễ hiểu có trong mọi bản vẽ xây dựng, hiểu được các kí hiệu này bạn mới có thể đọc được bản vẽ.

ki hieu trong ban ve xay dung 1
Ký hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng

3.2 Kí hiệu nội thất trong bản vẽ mặt bằng

ki hieu trong ban ve xay dung 2
Ký hiệu đồ nội thất trong bản vẽ xây dựng

3.3 Các cách ghi kích thước trong bản vẽ thiết kế xây dựng

Để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà theo đúng chuẩn, chúng ta cần biết những cách ghi kích thước trên bản vẽ như sau:

Quy định về kích thước trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở

  • Kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc theo kích thước của hình biểu diễn
  • Đơn vị đo kích thước (dài, rộng, cao) của các chi tiết kiến trúc, kết cấu, thiết bị đều là mm
  • Đơn vị thể hiện cao độ là m (cụ thể như chiều cao nhà, chiều cao các tầng thì đơn vị đo là m)
huong dan ghi kich thuoc ban ve xay dung

4. Hướng dẫn đọc bản vẽ thiết kế xây dựng

4.1 Phần kiến trúc

Để đọc được bản vẽ, quý vị nên đọc kỹ và cố gắng nhớ những nội dung ở trên. Từ những kiến thức đó chúng ta sẽ đọc bản vẽ theo hướng dẫn sau:

4.1.1 Cách đọc bản vẽ mặt bằng 

Không có quy định rõ ràng. Nhưng để dễ đọc ta sẽ đọc từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong

huong dan doc ban ve thiet ke xay dung mat bang

Nhìn vào bản vẽ mặt bằng ở trên ta sẽ lần lượt đọc bản vẽ như sau:

  • Đọc hiểu việc bố trí các khu vực công năng.
    • Tường xây gạch theo kí hiệu ở trên, ta thấy căn hộ có kích thước (rộng x dài) là: 11690×13315 = 11.69m x 13.315m
    • Phần tường ngăn phòng để xem sự bố trí phòng ốc và các khu vực công năng khác.
    • Nhìn vào trong bản vẽ này các bạn cố gắng hiểu được sự bố trí các khu vực công năng như: Phòng khách, Bếp, vệ sinh, Ngủ… Và đánh giá xem việc bố trí đã hợp lý chưa? Vị trí nào muốn thay đổi thì ghi lại để tham khảo thêm ý kiến của đơn vị tư vấn thiết kế.
  • Kiểm tran phần kích thước.
    • Trong bản vẽ sẽ ghi rõ tên các phòng, kích thước của từng phòng, diện tích từng phòng.
    • Mỗi phòng chúng ta đều có thể thấy khá rõ được vị trí đặt giường ngủ, tủ quần áo, hướng cửa mở, vị trí cửa mở. Tương tự cho các phòng khác thì mỗi phòng đều có kích thước và vị trí của các đồ đạc khá rõ ràng.

4.1.2 Đọc bản vẽ nội thất 3D

huong dan doc ban ve thiet ke xay dung phoi canh

Với bản vẽ phối cảnh thì việc đọc bản thiết kế sẽ dễ ràng hơn rất nhiều.

Nhìn vào bản vẽ ở trên chúng ta dễ dàng nhận ra việc bố trí phòng ốc, giường tủ… Kết hợp với bản vẽ thiết kế mặt bằng ta sẽ dễ dàng kiểm soát nội dung bản thiết kế hơn.

4.2 Đọc các bản vẽ khác phần kiến trúc

Trong Hồ sơ thiết kế xây dựng phần kiến trúc bao gồm rất nhiều bản vẽ: Mặt Đứng, Mặt cắt, chi tiết cầu thang… Tuy nhiên cách đọc thì tương tự như đọc mặt bằng. Hiện nay hồ sơ thiết kế thường kèm theo rất nhiều ảnh phối cảnh để minh họa. Vì vậy việc đọc các bản vẽ chi tiết sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

  • Xem về kích thước trước
  • Sau đó xem về hình dáng, vị trí
  • Chất liệu sử dung, mầu sắc (nếu có)

5. Đọc bản vẽ phần kết cấu

Phần kết cấu là phần quan trọng nhất của ngôi nhà. Không thể đạt chất lượng tốt nếu ngay từ đầu kết cấu làm sai thiết kế.

5.1 Cách đọc bản vẽ móng

5.1.1 Cách đọc bản vẽ mặt bằng móng

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Ảnh trên là bản vẽ mặt bằng của phần móng, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện các nội dung như sau:

  • Chiều dài x chiều rộng của móng nhà là: (5050 x 20000)mm = (5.05 x 20)m.
  • Kích thước đài móng là: (1000 x 1000)mm = (1 x 1)m
  • Một đài móng được ép 4 cọc
  • Vị trí, kích thước của bể phốt và bể nước.
  • Vị trí và Khoảng cách các cột

5.1.2 Cách đọc bản vẽ chi tiết móng

Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng
Hình ảnh mang tích chất minh họa. Không có yếu tố kỹ thuật.

Ảnh trên là bản vẽ chi tiết móng cọc, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện các nội dung như sau:

  • Kích thước đài móng dài x rộng x cao là: (1000 x 1000 x 1000)mm = (1 x 1 x 1)m
  • Một đài móng được ép 4 cọc
  • Cách thức đan thép, thép được đan thành hộp
  • Đường kính các loại thép sử dụng. Ví dụ ∅16a200 thì hiểu là dùng thép đường kính 16mm, đan cách nhau 200mm = 20cm

5.1.3 Cách đọc bản vẽ cổ cột (mặt cắt móng qua cột)

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng

Ảnh trên là bản vẽ chi tiết cổ cột, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện các nội dung như sau:

  • Chiều sâu so với cos 0.0 (từ đây xác định chiều sâu đào móng) là: -1.3 = sâu 1.3m
  • Cổ cột dùng 4 cây sắt đường kính 20mm, thép đai sử dụng thép phi 6, đan cách nhau 15cm
  • Chiều cao xây tường móng là 600 = 600mm = 60cm = 0.6m
  • Bê tông lót móng dùng bê tông mác 100. đầy 10cm

5.1.2 Cách đọc bản vẽ thống kế thép

bang thong ke thep

Ở ảnh trên ta lấy phần cấu kiện ĐÁY BỂ NƯỚC để làm ví dụ ta thấy được như sau:

  • Đáy bể nước sẽ có 2 thanh thép
  • Thanh số 1 có chiều dài là 2170 = 2.17m, bẻ mỏ 2 đầu mỗi đầu 60 = 6cm
  • Tổng chiều dài thanh số 1 là 2290 = 2.29m
  • Có 11 thanh số 1
  • Tổng chiều dài của 11 số 1 thanh là 25.2m
  • Tổng trọng lượng của 11 số 1 thanh là 9.9kg

Thanh số 2 tương tự

Còn rất nhiều bản vẽ chi tiết khác. Tuy nhiên các bạn chỉ cần đọc hiểu được các bản vẽ đã hướng dẫn ở trên là có thể đọc được toàn bộ các bản vẽ khác.

Để ngôi nhà đạt chất lượng tốt nhất, thì ngoài Hồ sơ thiết kế bản vẽ đẹp và chuẩn kết cấu, còn cần đội ngũ thi công có năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm cao cùng với sự kiểm tra giám sát nghiêm ngặt từ phía đội ngũ Kiến Trúc Sư phụ trách công trình hoặc do chính gia chủ.

Xem thêm: 7 công tác quan trọng cần giám sát khi xây nhà ở

6. Một số lưu ý khi đọc bản vẽ thiết kế nhà

  • Bản vẽ phối cảnh: Đó là bản vẽ ảnh 3D để giúp cho các bạn dễ dàng hình dung được tổng thể ngôi nhà của mình theo đúng như cách nhìn trên thực tế, không phải như ngôn ngữ kĩ thuật. Bản vẽ phối cảnh cũng giúp cho các chủ công trình dễ dàng định hướng theo hướng trực quan sinh động, ứng với các màu sắc của thực tế.
  • Bản vẽ các mặt đứng: Là hình chiếu thẳng góc, giúp thể hiện được hình dáng bên ngoài của các công trình cũng như hình ảnh, bố trí tổng thể của ngôi nhà, kích thước chiều rộng, chiều cao nhà bao gồm: Ban công, cửa đi, cửa sổ, đường nét, tính cân đối, mỹ thuật trong từng kích thước chung-riêng của các công trình nhà. Phụ thuộc vào công trình đó thiết kế phức tạp hay đơn giản, kiến trúc sư sẽ thể hiện được số lượng về bản vẽ mặt đứng như thế nào để giúp chủ đầu tư dễ hình dung.
  • Bản vẽ mặt cắt: Là mặt phẳng quy ước ban đầu tính từ trên xuống, cắt ngang qua ngôi nhà (góc vuông thẳng đứng so với mặt đất). Phần mặt cắt này sẽ thể hiện được chiều cao tầng, chiều cao nhà, kích thước như cửa, tường, độ cao dầm hay độ dày sàn, cấu tạo sàn mái, vì kèo, cầu thang cùng những chi tiết kiến trúc bên trong của mỗi phòng.

Trên đây là một số các chia sẻ của chúng tôi về cách đọc bản vẽ thiết kế nhà dễ hiểu và đơn giản nhất. Đọc và hiểu rõ bản vẽ thiết kế giúp bạn tránh được những sự cố, phát sinh không đáng có.

Xem thêm: Quy trình xây thô và hoàn thiện nhà đầy đủ nhất

Qua bài viết: Hướng dẫn cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng nhanh nhất nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Thi công 24h

Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn

Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn buổi tối tốt lành!