Sơ đồ và ý nghĩa tượng phật trong chùa miền nam

Các ngôi chùa ở miền nam có kiến trúc tương tự chùa miền bắc gồm: Tam quan, Sân chùa, Chính điện, Hành lang… Tuy nhiên do điều kiện về diện tích nên nhiều chùa ở trong nội thành Sài Gòn thường không có Tam quan, Sân chùa và Hành lang.

chua giac lam
Chùa Giác Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh internet)

Chùa miền Nam thường không có Hậu đường, tức không có gian thờ Mẫu và thờ Thánh, đây cũng là một trong những điểm khác biệt cơ bản của kiến trúc chùa miền Bắc.

1. Sơ đồ tượng phật trong chùa miền nam

Chùa Miền Nam tôn thờ Ðức Phật Thích Ca hoặc Đức Phật A Di Ðà làm chủ đạo và thường thờ Tổ ngay trong không gian thờ Phật.

Có thể lý giải như sau:

  • Phật giáo Tịnh Ðộ Tông tôn thờ Ðức A Di Ðà làm giáo chủ với cách tu Phật dễ nhất, chỉ cần niệm nhiều lần tên A Di Ðà Phật là có thể tu Phật và thành Phật.
  • Còn Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống.  Ngài giới thiệu Nhân địa và Công hạnh của đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc cho chúng sanh cõi Ta bà được biết, để niệm danh hiệu Ngài mà cầu sanh về cõi đó.
  • Với con người Nam Bộ lao động lo cho hiện thực cuộc sống thì Phương pháp niệm “A Di Đà Phật” này là cách hiệu quả nhất để theo Phật.

Một số ngôi chùa Nam Tông chỉ tôn đức Thích Ca trên Phật điện và các vị A la hán dưới hình dạng người Ấn Độ.

Sơ đồ bố trí tượng phật trong chùa miền nam

So do he thong tuong chua mien nam thicong24h

Xem thêm:

2. Ý nghĩa tượng phật trong chùa Miền Nam

Phật A di đà

Là Giáo chủ tại cõi Cực Lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Tà ba (thế giới ta đang sống) này. Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa.

Phật Thích ca (Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật):

 Giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống. 

Phật Dược sư:  Các Ngài giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ,…

Phật Nhập Niết Bàn

Niết bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Theo Phật nguyên thủy, Niết bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si.

Tây Phương Tam thánh

Bộ tượng này thường thấy trong các chùa Phật thuộc Tịnh Độ Tông bao gồm Phật A di đà – Giữa (Trí), Hai bên là Quan âm Bồ tát (Bi), Đại thế Chí Bồ tát (Dũng). Mục đích: Ba vị này ngự ở cõi Tây Phương Cực Lạc, phóng hào quang để tiếp dẫn chúng sinh về cõi đó.

Quán Thế Âm Bồ Tát

Là bậc Ðại Bồ Tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Ngài hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm.

Đại thế Chí Bồ Tát

Là vị Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. 

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Là vị Bồ tát cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi, và nguyện không chứng Phật quả nếu chưa cứu độ hết chúng sinh khỏi địa ngục.

Mục Kiều Liên Bồ Tát

Theo Phật giáo Bắc Tông, Mục Kiều Liên biết mẹ đang lâm kiếp ngoạ quỷ, Ông hỏi Phật tổ về cách cứu mẹ. Theo lời Phật, mẹ ngài được giải thoát.

Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp).

Xem thêm: Hướng dẫn cúng rằm tháng bẩy chi tiết và đầy đủ nhất

Phật Mẫu Chuẩn Đề

Là vị Bồ-tát  hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, thọ mạng ngắn ngủi.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Bồ Tát

Một thân biến hóa toàn vẹn của Quán Thế Âm Bồ Tát với Đại Nguyện Từ Bi cứu nạn bạt khổ cho tất cả chúng sinh trong biểu hiện sự cứu độ rộng rãi qua sự hợp nhất của Trí Tuệ (1.000 mắt) với phương tiện Thiện Xảo của Tâm Từ Bi (1.000 tay). 

Tiêu Diện Đại Sĩ

Còn được gọi là ông Tiêu – một trong những hóa thân của Quan Âm Bồ tát đi diệt trừ ngạ quỷ, cứu độ chúng sinh.

Hộ Pháp Vi Đà

Là vị Bồ Tát xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp của Phật Tổ (chứa xá lợi Phật).

Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Là đệ tử và truyền nhân Bát Nhã Đa La, Tổ thứ 27 của nhà Phật.

Xem thêm: