Sơn thủy, âm dương luận và phụ lục [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn]

CHƯƠNG XIV. NHẬT KỲ SƠN THỦY HỢP CÁT PHÁP

Chương này cho biết cách tính thời gian kết phát trên 2 phương diện: Thể và Dụng.

Thể là do hình thế đất mà biết, còn Dụng là do lý khí mà biết.

NHẬT KỲ SƠN THỦY HỢP CÁT PHÁP

Phép ấn định thời gian kết phát và sơn thủy hợp pháp

1. Long thủy nạp Giáp

a. Càn long nạp Giáp thủy

b. Khảm long nạp Quý thủy

c. Cấn long nạp Bính thủy

d. Chấn long nạp Canh thủy

e. Tốn long nạp Tân thủy

g. Khôn long nạp Ất thủy

h. Đoài long nạp Đinh thủy

Nạp Giáp như trên đây là hợp pháp tốt.

2. Bức và Khoáng

a. Phàm xuất sơn bộ huyệt:

– Nội bách bộ vi bức

– Ngoại bách bộ vi khoáng

Phàm xuất sơn bước tới huyệt:

– Trong trăm bước là bức bách.

– Ngoài trăm bước là khoáng đãng.

b. Thủy tựu huyệt

– Nội bách bộ vi cấp,

– Ngoại bách bộ vi khoáng

Từ nước tới huyệt:

– Trong trăm bước là cấp

– Ngoài trăm bước là hoãn.

Về núi thì 3 năm đi một bước, nước mà thuận cũng đi một bước.

Bởi vậy nên: Nghịch là cấp. Thuận là hoãn.

3. Kiên, trì, động, cấp, tĩnh, thả:

– Kim tính kiên

– Thổ tính trì

Sơn thủy cận cấp, vượng tướng = 18 chia 2 thành 9 nên 9 năm đã phát phúc.

a). Hựu giả như Hỏa tính cấp, hỏa long hữu hỏa hình, thu tác huyệt, hỏa hướng, nghịch sa, nghịch thủy, tứ thế giai vượng tướng. Bất tất luận thiên địa, chi số, chiêu táng, mộ phát.

Giả như Hỏa tính cấp, hỏa long hỏa hình nhận hỏa hướng: Nghịch sa là thủy, 4 thế đều vượng tướng. Bất tất phải luận về thiên địa số, sớm táng chiều phát vậy.

b). Hựu giả như thổ tính trì, thổ long hựu thổ huyệt, giai sơn khoáng thuận. Cấn long, Canh hướng, như Cấn 7, Canh 8 = 7 + 8 = 15.

Thập ngũ niên phát phúc dã.

Hưu tù bội thập ngũ thập niên phát phúc dã.

Lại giả như Thổ tính tri, thổ long lai thổ huyệt, sơn đều khoáng thuận. Nếu lập Cấn long, Canh hướng: Cấn 7, Canh 8 = 7 + 8 = 15, tức trong 15 năm sẽ phát phúc vậy.

Nếu hưu tù thì 50 năm sau mới phát.

4. Bát quái

Càn = nhất

Đoài = nhì

Ly = tam

Chấn = tứ

Tốn = ngũ

Khảm = lục

Cấn = thất

Khôn = bát

Giáp, Tỵ, Tý, Ngọ = 9

Ất, Canh, Sửu, Mùi = 8

Bính, Tân, Dần, Tân = 7

Đinh, Nhâm, Mão, Dậu = 6

Mậu, Quý, Thìn, Tuất = 5

Tỵ, Hợi = 4

a. Nghịch thủy, nghịch án, tả hữu tiền hậu cận giả nhi vượng tướng

Viễn thủy cận án, nội mật ngoại kháng vi cát.

Khuynh giả vi hưu tù. Vượng tướng giảm bán. Hưu tù bội thập.

Nghịch thủy nghịch án, tả hữu trước sau, gần là vượng tướng.

Thủy xa án gần, trong mật ngoài khoáng là cát.

Nghiêng là hưu tù. Vượng tướng giảm đi một nửa.

Hưu tù thì tăng lên gấp mười.

b. Giả như Tý long, tác Ngọ hướng, sơn thủy cận cấp.

Tý, Ngọ số cửu – Vượng tướng giảm bán giả

Nhị cửu thập bát, cửu niên phát phúc dã.

c. Thả khả suy thứ

Hựu như:

Tý dữ Sửu hợp.

Ngọ dữ Mùi hợp.

Dần dữ Hợi hợp

Thìn dữ Dậu hợp

Mão dữ Tuất hợp

Tý dữ Thân hợp

Tý số cửu

Sửu tiên đáo cận ứng – Tự táng lục, thất niên vi bị cửu ngộ Sửu niên diệc phát phúc ư lục, thất niên dã.

Ngoài ra có thể suy ở đây mà biết:

Tý hợp Sửu

Ngọ hợp Mùi

Dần hợp Hợi

Thìn hợp Dậu

Mão hợp Tuất

Tỵ hợp Thân.

Số của Tý là 9 – Sửu tới trước sẽ ứng gần hơn.

Kết quả:

Từ lúc táng tới sáu, bảy năm (chưa tới 9 năm) mà gặp năm Sửu cũng phát phúc (năm thứ 6 thứ 7 vậy).

d). Tha khả loại suy hựu giả như Ly Long tác Đoài hướng. Ly tam, Đoài nhị, Cộng thành ngũ. Sơn thủy cận vượng = nhi niên báo phát phúc.

Hưu ngộ niên lưu sơn cốc ứng vạn niệm

Ngoài ra có thể suy luận theo từng loại:

Ly long = 3, Đoài hướng = 2 (2 + 3 = 5)

Nếu sơn thủy cận, vượng thì hai năm rưỡi phát phúc, lại gặp năm có sơn cốc ứng vào thì càng ứng nghiệm.

CHƯƠNG XV. CẦU TỰ PHÁP

Xem ở đây: Chương XV Cầu tự pháp [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn]

CHƯƠNG XVI. ÂM DƯƠNG LUẬN

Phần này luận về âm dương là căn bản về khoa địa lý để thêm kiến thức cho các mục khác. Thật ra không thể nói hết về âm dương luận ở đây. Cho nên ta thấy nó có nhiều chỗ giống như ở các chương 12 – 13 – 14.

ÂM DƯƠNG LUẬN

Câu 1: Thiên địa vạn thù, âm dương nhị lý

Dịch

Trời đất chỉ thuộc về âm dương hai lẽ.

Câu 2: Khinh thanh vi thiên, trọng trọc vi địa

Mật tiểu vi âm huyệt, khoan đãi vi dương huyệt.

Dịch

Nhẹ và trong sáng là trời, nặng nề và đục là đất, chặt chẽ và nhỏ bé là âm huyệt, rộng lớn khoảng khoát là dương huyệt.

Câu 3: Nhân đồ ngôn âm cung vô di ư dương cung, thử bất tri âm hữu di ư dương huyệt.

Dịch

Người ta chỉ biết âm cung không khác với dương cung, nhưng không hiểu âm huyệt có khác với dương huyệt.

Câu 4: Dương cơ giả, nghi cao đại, khoan hình, phồn thế, hoặc nghịch thủy nhất phương, hoặc duyên giang nhất khu, giai tháp đại hậu khí chung tụ cư chi.

Dịch

Vì dương cơ nên cao lớn, khoan hình, hệ bởi thế đất, hoặc nghịch thủy một phương, hoặc ven sông một khu, đều phẳng, rộng hậu khí chung tụ ở đó.

Câu 5: Ám địa kết, bàng nhân dĩ đắc

Dương địa kết, nhân sở nan tri

Dịch

Âm địa kết người bên cạnh dễ được,

Dương địa kết người ta khó biết.

Câu 6: Âm địa tiểu tiểu hữu chi, bàng cận chi nhân dĩ đắc

Chí nhi âm trạch đa cầu nghịch thủy, nghịch sơn

– Tiện táng, tiện hành, nhược dung kết khí tụ dã.

Dịch

Âm địa nhỏ bé, chỗ nào cũng có nên người gần bên dễ được còn đến âm trạch, phần nhiều phải nghịch thủy, nghịch sơn, mà táng, mà làm, nếu dung kết thời khí tụ vậy.

Câu 7: Dương địa kết thiên địa chi khí tụ chung ư thử, nhân sinh cư chi, kế thế đinh tài vượng, thả nhân sinh dương địa giai thụ thiên địa chi khí.

Dịch

Dương địa kết thì khí của trời đất chung tụ ở đấy, người sống ở đây được đời đời đinh tài đều vượng. Vả dĩ người sinh ở dương địa đều chịu khí của trời đất.

Câu 8: Cư xử xuất nhập đắc thiên địa dung kết chi xứ tất hưởng thiên địa chi phúc, cố thế nhân nan cầu dương cơ dã.

Dịch

Cư xử xuất nhập được chỗ trời đất dung kết, tất nhiên được hưởng phúc của trời đất. Bởi vậy nên thế gian khó tìm được dương cơ vậy.

Câu 9: Tự cổ ư kim thôn ấp đa thừa tiện hành chi thế, thiếu dong kết chi địa, nhược mỗ đắc vượng mạch, thôn ấp, nhất sơn hồi, hựu nhất thủy loan diệc phát thắng ư ấp trung

Dịch

Tự cổ chí kim, ở nơi thôn ấp phần nhiều là tùy theo cái thế tiện hành, chứ ít có đất dung kết. Nếu nơi nào được chỗ mạch vượng, trong thôn ấp có một ngọn núi hồi về, lại có một dòng nước bọc quanh, cũng sẽ phát hơn ở trong ấp.

Câu 10: Cố viết, nhất thôn, nhất ấp, chung diệc hữu phú hữu bần chi dị – Phù sinh ư thổ, phản ư thổ, sự giai thổ, cố nhất thổ vi trọng. Dương trạch bẩm sinh chi khí vưu trọng, cố nhất dương thắng thập âm dã.

Dịch

Cho nên mới nóilà cùng ở trong một thôn ấp, mà cũng có người giàu người nghèo khác nhau, vì rằng sinh ở đất, mọi việc đều ở trong đất, co nên nhất đất là trọng. Dương trạch là khí bẩm sinh lại càng trọng. Bởi vậy nên một Dương hơn mười Âm vậy.

CHƯƠNG XVII. ÂM DƯƠNG TỌA HƯỚNG LUẬN

1. Chấn, Canh, Cấn, Bính, Tốn, Tân, Đoài, Đinh, Tỵ, Sửu, Hợi, Mùi = toàn Âm Long

Chấn, Canh, Cấn, Bính, Tốn, Tân, Đoài, Đinh, Tỵ, Sửu, Hợi, Mùi toàn là Âm long.

2. Càn, Khôn, Khảm, Ly, Thân, Tý, Thìn, Dần, Ngọ, Tuất vì Dương Long dã.

Càn, Khảm, Ly, Thân, Tý, Thìn, Dần, Ngọ, Tuất là Dương long vậy.

3. Âm Long tác âm hướng, thuần âm bất phát

Âm long làm âm hướng, thời thuần âm không phát.

4. Dương long tác dương hướng, thuần dương bất sinh.

(Tài liệu mờ không dịch được)

Dương long làm dương hướng thời thuần dương không phát.

Như Hợi long (âm long) làm Bính (âm hướng) thì lúc tọa huyệt phân Kim phải gia sang Ngọ (Dương) nửa phân, thừa lấy vượng, tướng, khiến cho hướng không có âm.

Như Tý Long (Dương long) làm Ngọ hướng (dương hướng) thì lúc tọa huyệt phân Kim phải gia sang Mùi nửa phân, khiến cho hướng không cô dương.

Ngoài ra đều theo như vậy.

CHƯƠNG XVIII. TỔNG LUẬN ĐẠI ĐỊA CẤP CHƯ HÌNH THỂ CÁCH

Phần này nhấn mạnh về hình thể các đất lớn trên hai khía cạnh Thể (loan đầu) và Dụng (lý khí).

Câu 1: Đệ nhất: Cấn Hợi long nhi dĩ

Long hoặc hành tọa tinh, hoặc khởi nghịch hoa tinh, hoặc lâu đài bảo điện tinh.

Dịch

Đệ nhất chỉ có Cấn, Hợi long mà thôi. Long hành hoặc tọa tinh, hoặc khởi nghịch hoa tinh, hoặc lâu đài bảo điện tinh.

Câu 2: Hoặc triều thiên mạo tinh

Hoặc đại vương sơn

Hoặc tiên phi vũ sơn

Hoặc triều thiên mạo tinh, hoặc đại vương sơn, hoặc tiên phi vũ sơn

Câu 3: Hoặc cửu tinh, củng bắc cực tinh sơn,

Hoặc lực sĩ phù giá sơn phát nhi lai.

Hoặc trường giang, trường hồ, đại khê, đại uyên dẫn mạch nhi lai

Hoặc cửu tinh củng bắc cực sơn, hoặc lực sĩ phò giá sơn phát mạch mà lại, hoặc là trường giang, trường hồ, sông lớn, đầm lớn dẫn mạch mà tới.

Câu 4: Thiên sơn tống mạch, phi thủy diễu thành

Dịch

Ngàn nước dẫn mạch, nước chảy quanh thành

Câu 5: Tường kỳ chi phái

Hiểu tường về là phái của nó

Câu 6: Thập lý nội vi nội thế, thập lý ngoại vi ngoại thế

Dịch

Trong mười dặm là nội thế, ngoài mười dặm là ngoại thế.

Câu 7: Kiến vi vạn thần khể cứu đầu tảng, vạn sơn hồi đầu

Dịch

Thấy có vạn thần lạy cục trân, vạn sơn quay

Câu 8: Huyệt tọa hoa cái, huyệt tọa ngự bình, đoan trang, tôn nghiêm, nội trướng mạch tàng, thân ngoại lực sĩ thị lập.

Dịch

Huyệt tọa hoa cái, huyệt tọa ngự bình, đoan trang tôn nghiêm, trong có trướng mạc tàng chân, ngoài có lực sĩ đứng hầu.

Câu 9: Thủy khẩu chấn bắc thần, đường tiền dung vạn mã.

Dịch

Thủy khẩu chấn bắc thần, trước minh đường dung được vạn mã.

Câu 10: Hoặc bách chiết, thiên chiết, hoặc cửu khúc đương triều ư minh đường, thử đại địa dã.

Dịch

Hoặc trăm ngàn chỗ quanh khúc chiết, hoặc chín khúc triều về minh đường, đấy là đại địa vậy.

Câu 11: Tường kỳ thành tiết long lai, tiên tri thành bại.

Dịch

Giả như huyệt tại liên diệp, mạch bát tiết ngộ dậu cô hư, mão vi hữu trừng thanh uyên thủ, thủy tụ hậu, phát ra nhi tuyệt.

Dịch

Biết rõ đốt nổi lên của long mạch, lại sẽ thấy rõ thành bại. Giả như huyệt ở liên diệp, mạch nổi tám đốt tiết qua Dậu, cô hư. Mão có vực nước trong sạch tu đằng sau, có phát sinh mà cũng bị tuyệt.

Câu 12: Hoặc long hổ tam phiến tà phản, tất tam thế nghịch thần mưu phản nhi vong

Dịch

Hoặc long hổ có ba chỗ tà phản, tất nhiên bị ba đời nghịch thần, mưu phản mà suy vong.

Câu 13: Hoặc long ngoại đệ thập phiến lưỡng đầu, kình tương đấu trí, thập đại huynh đệ tương sát nhi tiết.

Dịch

Hoặc ngoại long đốt thứ mười có hai đầu kình đầu nhau, thì tới đời thứ mười, anh em tàn sát lẫn nhau mà thất bại.

Câu 14: Hoặc chuyển Mão nhi phóng Dậu, nhân dâm tà nhi thất vị.

Dịch

Hoặc chuyển qua Mão mà phóng ra Dậu, thì nhân dâm mà mất chức vị

Câu 15: Nhược bình dương chi địa, dị tường, khứ sơn nhi sinh long hình, mạch thủy dĩ khu huyệt khởi phù kiệu liễm chi hình; nhất chủ sơn tự khách sơn nghinh.

Dịch

Như ở đất bình dương thì dễ thấy rõ, cát đùn núi như hình sinh long, mạch dư dồn cao lên huyệt như hình phò kiệu, một chủ sơn đến đón khách sơn.

Câu 16: Hữu thủy triều nhiễu tả sơn loan bão, ngũ tiết mạch, ngũ phong yêu phát ngũ đại.

Dịch

Nước bên hữu lượn quanh, nước bên tả vòng ôm, mạch năm đốt tiết như năm sườn núi sẽ phát năm đời.

Câu 17: Nhược thủy phóng tả hữu tốc huyệt

Dịch

Nếu nước phóng ra tả hữu thì chóng tuyệt.

Câu 18: Nhiên đại địa bất cầu, tiểu địa xứ xứ hữu chi, tế nhận mạch sở chỉ, thủy chi sở giao…

Dịch

Song đại địa thì không thể tìm được, tiểu địa thì chỗ nào cũng có, tế nhận chỗ mạch ngưng, chỗ nước giao.

Câu 19: Mạch huyệt hợp kỳ ngũ hành

Sơn thủy hợp kỳ âm dương

Dịch

Mạch huyệt hợp với ngũ hành, sơn thủy hợp với âm dương

Câu 20: Âm long, dương thủy, dương long âm thủy

Tọa chung khí sinh tú chiên triển nậu.

Dịch

Phàm sơn địa kết huyệt, lưỡng biên áp huyệt khai dịch thủy – Âm long dương thủy, Dương long âm thủy, tọa chung khí sinh chiên thần như giải đệm.

Câu 21: Hữu lai tả sa giả khí, tả lai hữu sa giả khí

Dịch

Mạch bên hữu lại, ở bên tả có sa che khí – Mạch bên tả lại, bên hữu có sa che khí.

Câu 22: Huyệt tọa vô phong xuy, vô ngưỡng ngọa, tiền thủy tụ, hậu sơn hồi, nhất sa vệ huyệt, nhất thủy nghịch triều, túc dĩ hảo, phú quý dã, hà tầng tầng huyệt mạch dư?

Dịch

Huyệt tọa không bị gió thổi, không như viên ngói nằm ngửa, phía trước thủy tụ, phía sau sơn hồi, một sa vệ huyệt, một thủy nghịch triều, đủ để giữ giàu sang vậy, đâu cần phải tầng tầng huyệt mạch dư.

Câu 23: Cố cứu bần giả, cầu Cấu thủy lai, tế tự túc giả cầu sinh thủy lai

Dịch

Chỉ nên muốn cứu bần, tìm Cấn thủy lại; muốn cầu tự, cầu sinh thủy lại.

Câu 24: Văn bất trúng, cầu Tốn, Tân bút

Vô bất đạt, cầu Chấn, Canh kỳ kiếm.

Dịch

Văn không đỗ tìm bút ở Tốn Tân

Võ không đạt tìm cờ, kiếm ở Chấn, Canh

Câu 25: Vệ thần ư Tỵ Bính, vũ tướng anh hùng

Bút sáp nhĩ ư Cấn, Đinh văn thần khôi việt.

Dịch

Kiếm vệ thần ở Tỵ, Bính thì võ tướng anh hùng

Bút cài tai ở Cấn, Đinh thì văn thần khôi việt.

Câu 26: Bút sấm vân thiên hán ngoại, trạng nguyên tự kỳ

Án tề diện mục thiên tân nội, thần công khả đoạt

Dịch

Bút chọc mây ngoài thiên hán thì trạng nguyên tự hẹn

Án ngang diện mục trong thiên tân thì thần công khả đoạt.

Câu 27: Tả lai nhi hữu hóa yểm tâm, thử địa cận thiên kim

Hữu lai nhi tả hóa chính án, tích tiền thiên vạn quán.

Dịch

Từ tạ lại mà hữu hóa che tâm, đất có đáng ngàn vàng

Từ hữu lại mà tả hóa chính án, chứa tiền vàng vạn quan. Cho nên mới nói: “duỗi tay sờ thấy án, tiền tài ngàn vạn quan”

Câu 28: Đại để khí chất ngưng vi địa, như Kim dĩ ứng thủy, thùy lưu ư bình địa mỗ khích đê

Như thủy chánh dòng lưu vi nhi tụ, diệc như địa khí ngộ thủy chi nhi tụ, cố nộn sinh nhi thủy tụ vi huyệt

Đại để khí chất ngưng vị địa, như Kim dĩ ứng thủy, thùy lưu ư bình địa mỗ khích đê.

Như thủy chánh dòng lưu vi nhi tụ, diệc như địa khí ngộ thủy chi nhi tụ, cố nộn sinh nhi thủy tụ vi huyệt.

Dịch

Đại để khí chất đọng lại làm đất như Kim ngăn nước cho chảy xuống đất bằng, chỗ nào hở, hơi thấp một chút là nước sẽ chảy sô vào mà tụ lại – Cũng như địa khí gặp nước ngưng mà tụ vậy.

Câu 29: Sơn cốc tác oa, tà, thủy như giả vi mang

Sơn cốc thời chỗ oa tà, thủy như là chỗ hơi gợn sóng.

Ảnh triều giả niêm thân sa huyệt, nội thùy viên vựng, tọa bất khuynh, trác bất lộ phong, bất lâm đầu, bất cát cước.

Dịch

Ảnh triều là chỗ rủ vựng tròn thân trong sa huyệt, tọa huyệt không có nghiêng nghé, không bị gió, không lấm đầu (nước thấm ở đầu) không cát cước (cắt cụt ở chân).

Câu 30: Bình dương tác tựu đột lĩnh, hoặc phương bình nhất thốn vi cao, khai khẩu minh dịch huyệt nội, trọng thất bất bạc, yếu sử an bình ư nội thử, hợp địa lý chi ứng, cái niêm mộc táng ư địa, do khô chủng ư thổ, thổ nhuận, mộc sinh.

Dịch

Bình dương thời tới chỗ đột lĩnh hoặc chỗ vuông phẳng, hơi cao lên một tấc, khai khẩu minh dịch trong huyệt, vững chắc không mỏng manh, cần khiến cho bình an ở bên trong, đấy là hợp với sự ứng nghiệm của địa lý vậy. Bởi chưng hài cốt hài cốt táng ở đất như là cây khô trồng ở đất thấm nhuần cây mọc lên.

Câu 31: Địa chưng cốt tiếp mộc căn ư thổ, kỳ đới thâm, trọng, tự nhiên, chi diệp mậu thịnh, phụ mẫu chi hình hài, tử tôn chi hình cốt.

Dịch

Đất kết thì hài cốt tiếp phúc, gốc cây ở đất, rễ nó bén sâu, tự nhiên cành lá xanh tốt. Hình hài của cha mẹ ảnh hưởng đến hình cốt con cháu.

Câu 32: Phụ mẫu cốt tiếp ư địa, kỳ khí tụ âm tự nhiên, tử tôn hưng thịnh, cố sơn thủy chi ứng như hạ, nhược thị đoạt thần công, cải thiên mệnh, năng linh bần cải phú tiện cải quý phi tha thuật khả ti dã.

Dịch

Hài cốt của cha mẹ táng ở chỗ đất có khí âm kết, tự nhiên con cháu thịnh vượng. Bởi vậy nên sự ứng nghiệm về sơn thủy làm thế nào mà đoạt được thần công, đổi được thiên mệnh, có thể khiến cho nghèo trở nên giàu, hèn đổi nên sang, không phải thuật khác có thể so sánh được.

Câu 33: Tướng địa diệc tự tướng nhân, nhất ngữ cai vạn ngữ, nhất ngung phản tam ngung, túc dĩ minh sư hỹ.

Dịch

Xem đất cũng như xem người, một lời nói có thể khái quát được muôn lời, một góc có thể phản chứng được ba góc, thế mới đủ làm minh sư vậy.

CHƯƠNG XIX. LÂM ĐIỀN THÙY ẢNH

Chương 17 cũng nói về tổng hợp như từ chương 12 đến đây nhưng nhấn mạnh một chút về cách xem các bóng mờ trên đất.

Câu 1: Phàm mạch lâm điền thùy ảnh như thủy chi ba.

Dịch

Phàm mạch lâm điền thùy ảnh như gợn sóng trên mặt nước.

Câu 2: Thượng điền thùy ảnh như ba chi thùy đầu

Dịch

Chỗ ruộng rủ bóng như là chỗ làn sóng chũi đầu

Câu 3: Ba đầu khiến thổ long khí tụ huyệt, kiến phong Kim long đắc kết huyệt thượng, kiến thủy khí mộc tinh thụ huyệt gia dung kết chi địa.

Dịch

Đầu sóng đi vượt khí thổ long mà tới huyệt trước. Thấy Kim long được kết ở trên huyệt. Thấy thủy khí mộc tinh tiếp nhận ở trên huyệt. Đấy đều là dung kết.

Câu 4: Nhược kiến hỏa nhập Kim hương vi ngụy khí, bất tuyệt tha phóng thử.

Dịch

Nếu thấy hỏa vào Kim hương là ngụy khí, không tốt các chỗ khác đều phỏng theo đây mà luận.

Câu 5: Thế hữu vạn đoan, vạn hình, bất quá tứ thế nhi dĩ: Oa, Kiềm, Nhũ, Đột thị dã.

Dịch

Thế có vạn đoan vạn hình nhưng chẳng qua cũng chỉ có 4 thế thôi, tức là Oa, Kiềm, Nhũ và Đột vậy.

Câu 6: Sở quý giả, tả hữu loan bão, tiền thủy tụ, hậu sơn cao, án ấn phân minh, thành quách quan tỏa, cao bất phong xuy, đê bất thoát mạch, quan mạch tương tiếp, thừa kỳ vượng tướng. Tỵ kỳ cô hư, xả kỳ không vong, tức dĩ cái địa lý chi nghĩa dã.

Dịch

Đất đáng quý là tả hữu vòng ôm lại, thủy đằng trước tụ, sơn đằng sau cao, án và ấn phân minh, thành quách kín đáo, cao mà không bị gió thổi, thấp mà không thoát mạch, quan tài và mạch tiếp giáp với nhau, đón lấy vượng tướng, tránh cô, hư, bỏ không vong. Đủ để bao quát về ý nghĩa địa lý vậy.

CHƯƠNG XX. TƯƠNG SINH TƯƠNG SÁT

Vài nét đặc biệt về sinh sát của đất kết

Câu 1: Phàm Canh, Dậu, Tân khởi tổ, chuyển Bính, Ngọ, Đinh nhập huyệt, tuyệt mệnh, hỏa Kim hỏa bại. Cát huyệt tú, đới cô hư, huyệt vô khí giả, tiền phát hậu sát giã

Dịch

Phàm Canh, Dậu, Tân khởi tổ chuyển ra Bính, Ngọ, Đinh mà vào huyệt thì tuyệt mệnh. Hỏa với Kim thì hỏa sẽ làm bại mất. Cát huyệt tốt mà đới cô, hư, thì huyệt không có khí, trước phát nhưng sau bị sát vậy.

Câu 2: Canh chuyển Hợi, Mão, hướng Canh, thử địa quan chí tam công

Dịch

Canh chuyển Hợi, Mão, hướng Canh – Đất này quan đến tam công.

Câu 3: Hợi long chuyển Cấn, nhập huyệt, phú quý vĩnh bất tuyệt.

Dịch

Hợi long chuyển sang Cấn rồi vào huyệt, thì giàu sang lâu bền mãi không tuyệt.

Câu 4: Cấn chuyển Bính nhập huyệt, văn vũ đa hào kiệt phú quý xuất văn chương

Dịch

Cấn chuyển sang Bính đi vào huyệt, thời phát văn võ, nhiều bậc hào kiệt, giàu sang và phát xuất cả văn chương.

Câu 5: Bính, Ngọ chuyển Cấn nhập huyệt phú quý hữu thanh danh.

Dịch

Bính, Ngọ chuyển qua Cấn vào huyệt, giàu sang có tiếng tăm.

Câu 6: Hợi chuyển Dậu, Canh, Tân nhập huyệt, văn vũ phát bất tuyệt

Dịch

Từ Hợi chuyển qua Dậu, Canh, Tân mà vào huyệt, phát văn, phát võ bất tuyệt.

Câu 7: Khôn, Thân chuyển Tý, Quý nhập huyệt, hướng Khôn, Thân, thử địa sĩ bạt quần

Dịch

Từ Khôn, Thân chuyển sang Tý, Quý vào huyệt hướng về Khôn, Thân đất này nhân sĩ siêu quần.

Câu 8: Càn sơn Càn hướng thủy lưu Càn, thử địa xuất quan liêu

Dịch

Càn sơn, Càn hướng, nước chảy ra ở Càn, đất này phát xuất quan liêu

Câu 9: Ngọ sơn, Ngọ hướng, Ngọ thủy lai, phú quý tốc như lôi

Dịch

Ngọ sơn, Ngọ hướng, Ngọ thủy chảy lại, giàu sang mau như sấm.

Câu 10: Cấn chuyển Canh, nhập huyệt hướng Cấn, văn võ tinh hành, tài bất tận.

Dịch

Từ Cấn chuyển sang Canh vào huyệt hướng về Cấn phát cả văn lẫn võ, tiền của không dùng hết.

Câu 11: Thủy diễu hậu hướng tiền, phát phúc vĩnh miên miên

Dịch

Nước quanh phía sau, hướng về phía trước, phát phúc dài liên miên.

Câu 12: Thủy nhập hoài triền huyền vũ, phú quý phát, giai tụ sơn thủy huyệt.

Tiền nghinh vi cao trật cao thiên, sơn vô triền hậu, vi quan bị nhân đấu (bị cạnh tranh)

Dịch

Nước vào lòng, quanh về huyền vũ, đều phát cả phú, quý. Tụ sơn thủy đón ở trước huyệt, làm quan được thăng cao trật.

Không có sơn quanh ở đằng sau, làm quan bị người ta đả kích.

Câu 13: Thanh long uyển chuyển bút sinh liên.

Thử thị thần đồng trạc thiếu niên

Dịch

Long đi uyển chuyển bút kề bên cạnh.

Phát thần đồng tuổi thiếu niên

Câu 14: Hổ lập tôn cư trác Kim, khởi thử địa, thượng thư, tha vô tỉ

Dịch

Hổ đứng lom khom. Kim vút, chỉ đất phát thượng thu ai dám ví.

Câu 15: Hậu đầu thử vĩ vi quỷ, thất bộ thành thi, nhân tranh thị

Dịch

Phía hậu đầu có đuôi chuột làm quỷ, bảy bước thành thơ, người lác mắt.

Câu 16: Tiền như lư tiên, quan nhất cử đăng khoa

Dịch

Phía trước mặt có lư tiên, quan, một bước đăng khoa.

Câu 17: Thế sở nan, tiểu thủy phát thâm tương ngộ, thế hãn hữu chi phú quý, chỉ nhật khả kỳ, nhân nạn cập hỹ

Dịch

Đời rất khó, nước nhỏ cùng gặp phát ở sâu, ở đời hiếm có giàu sang, có thể hẹn ngày, người ta khó kịp vậy.

PHỤ LỤC 1

Giải thích câu thứ 62 của chương 12 nói về “Long Thượng Bát Sát”.

Câu 62 chương 12 sách nói về Long Thượng Bát Sát quá đơn giản nên phải giải thích thêm:

Có 8 sát của long và thủy mà nhà địa lý phải biết để tránh tai họa cho thân chủ. Nếu gặp Bát sát này mà không biết tránh sẽ tạo nên hung họa và bại tuyệt cho con cháu gia đình để đất.

Câu 62 nói về Long Thượng Bát Sát cần phải giải thích cho rõ thêm và mạch lạc hơn là nguyên văn sách có của nhà cụ Tả Ao để quý vị nghiên cứu đỡ mất thời giờ tìm hiểu. Tài liệu này chúng tôi lấy ở một bộ sách địa lý đặc biệt của dòng họ Dương Quán Tùng. Họ Dương là dòng họ chính tông địa lý nổi danh nhất Trung Hoa và nổi danh lâu đời nhất. Không phải cụ Tả Ao không biết Long Thượng Bát Sát, nhưng đây là tài liệu cụ học ở bên tàu mang về, con cháu cứ theo như thế ghi lại, mà sách Tàu cổ xưa thường trình bày kém mạch lạc. Do đó nên chúng ta là con cháu của cụ Tả Ao phải bổ túc.

Long Thượng Bát Sát là 8 loại long sát ở trên long

1. Thứ nhất là: Khảm Long

– Nếu là Khảm Long thì hướng Thìn rất xấu.

2. Thứ hai là: Khôn Thỏ.

– Nếu là Khôn long thì hướng Mão rất xấu.

3. Thứ ba là: Chấn Sơn Hầu

– Nếu là Chấn long thì hướng Thân rất xấu.

4. Thứ tư là: Tốn Kê.

– Nếu là Tốn long thì hướng Dậu rất xấu.

5. Thứ năm là: Kiền Mã

– Nếu là Càn Long thì hướng Ngọ rất xấu.

6. Thứ sáu là: Đoài Sà Đầu

– Nếu là Đoài long thì hướng Tỵ rất xấu

7. Thứ bảy là: Cấn Hổ

– Nếu là Cấn Long thì hướng Dần rất xấu.

8. Thứ tám là: Ly Trư

– Nếu là Ly long thì hướng Hợi rất xấu.

Đễ dễ nhớ người ta đọc thuộc lòng như sau:

1. Khảm Long Khôn Thỏ, Chấn Sơn Hầu

2. Tốn Kê, Kiền Mã, Đoài Xà Đầu

3. Cấn Hổ, Ly Chư vi sát diệu

4. Mộ trạch phùng chi nhất tề hưu

Ý nghĩa của 4 câu thơ như sau:

1. Câu thứ nhất: Khảm Long, Khôn Thỏ, Chấn Sơn Hầu.

Có nghĩa là

  • quẻ Khảm (gồm 3 chữ Nhâm Tý Quý) cấm kỵ Long (tức là cấm kỵ Thìn). Do đó cấm tọa Thìn cấm hướng Thìn, cấm thủy từ Thìn lại và cấm có sơn ứng tự Thìn.
  • Tiếp theo là quẻ Khôn (gồm ba chữ Mùi, Khôn, Thân) cấm kỵ Mão (thỏ), do đó cấm tọa Mão, cấm hướng Mão, cấm thủy từ Mão lại và cấm sơn ứng ở Mão.
  • Tiếp theo là quẻ Chấn (gồm 3 chữ Giáp Mão, Ất, mạch từ quẻ chấn đến thì kỵ Hầu (hầu là Thân). Do đó cấm tọa Thân, cấm hướng Thân, cấm thủy từ Thân lại và cấm sơn ứng ở Thân.

2. Câu thứ hai: Tốn Kê, Kiền Mã Đoài Xà Đầu

Có nghĩa là

  • Quẻ Tốn (gồm 3 chữ Thìn Tốn Tỵ), long mạch từ quẻ Tốn đến thì kỵ Kê (kê là dậu). Do đó cấm tọa Dậu, hướng Dậu, cấm thủy từ Dậu lại và cấm có sơn ứng tại Dậu.
  • Tiếp theo là Kiền Mã là quẻ Kiền (gồm 3 chữ Tuất Kiền Hợi), nếu long mạch từ Kiến đến thì kỵ Mã (Ngọ). Do đó cấm tọa Ngọ, hướng Ngọ, cấm thủy từ Ngọ lại, và cấm sơn ứng ở Ngọ.
  • Tiếp theo là quẻ Đoài (gồm 3 chữ Canh, Dậu, Tân). Nếu long mạch tự Đoài đến thì kỵ Xà (xà tức là Tỵ). Do đó cấm tọa Tỵ hướng Tỵ, thủy tự Tỵ lai và cấm sơn ứng ở Tỵ.

3. Câu thứ ba: Cấn Hổ, Ly Trư vi sát diệu

Có nghĩa là:

  • Quẻ Cấn (gồm 3 chữ Sửu Cấn Dần). Nếu long mạch từ Cấn lại (hay từ Sửu Cấn Dần lại) thì kỵ Hổ (Dần) do đó cấm tọa Dần, hướng Dần, cấm thủy từ Dần lại và cấm sơn ứng ở Dần.
  • Quẻ Ly (gồm 3 chữ Bính Ngọ Đinh). Nếu long mạch từ quẻ Ly hay hướng Ly lại thì kỵ Trư (trư tức là Hợi). Do đó cấm tọa Hợi, hướng Hợi, cấm thủy từ Hợi lại và cấm sơn ứng tại Hợi.

Tám cách trên là sát diệu ta gọi là Bát Sát.

4. Câu thứ tư: Mộ trạch phùng chi nhất tề hưu

Có nghĩa là:

Am phần và dương trạch nếu gặp phải tám loại sát như trên thì mọi sự đều hư hỏng, tai hại nguy hiểm cho cả tính mệnh con người, phải nên cẩn thận đề phòng, tránh những điều cấm kỵ như trên.

Nếu những điều cấm kỵ trên mà còn có mũi nhọn (nha đao) đâm vào tim huyệt thì chắc chắn tai họa không thể tránh được. Cho nên khi điểm huyệt phải công phu làm sao tránh né được bát sát.

Cụ Tả Ao có khuyên ta thu cái tốt, tránh cái xấu như sau:

Mình sinh ám tử vô di

Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn

Quả nhiên huyệt chính long chân

Tiêu sa nạp thủy chớ lầm một ly

Táng thôi phúc lý tuy chi

Trâm anh bất tuyệt thu thi gia truyền

THẠCH THẠCH CAO PHI

TIÊU MÔN GIÁ QUÝ

Nhị thập nhất cách (21)

PHỤ LỤC 2

Giải thích câu 63 của chương 12 về Bát Đại Hoàng Tuyền.

Câu 63 chương 12 nói về Bát Đại Hoàng Tuyền quá cô đọng nay xin giải thích thêm.

Có 8 loại hoàng tuyền hướng và thủy (nước lại nước đi) sát mà làm địa lý cần phải biết để tránh hung họa cho giả chu. Phép đó thu vào 4 câu thơ như sau:

Khứ lai thủy lộ bát đại hoàng tuyền.

1. Đinh, Canh, Khôn thường thị hoàng tuyền.

2. Ất, Bính tu phòng Tốn thủy tiên.

3. Giáp, Quý hướng lai hưu Kiến, Cấn.

4. Tân, Nhâm thủy lộ phạ dương Kiền.

Giải nghĩa: Nước lại, nước đi tám lại hoàng tuyền sát (tục gọi là Sát nhân Đại Hoàng Tuyền).

Câu thứ nhất: Đinh, Canh, Khôn thượng thị Hoàng Tuyền.

Có nghĩa là: ở Mộc cuộc long bị hoàng tuyền hướng và thủy sát, nếu ta:

– Thu Canh (Thai) thủy

– Thu Đinh (Mộ) thủy lên minh đường.

– Hoặc lập Khôn (Tuyệt) thủy lên minh đường

– Hoặc lập Đinh (Mộ) hướng Canh (Thai) hươớg.

Là bị Hoàng Tuyền hướng hoặc thủy sát.

(Tài liệu photo mờ)

– Hoặc lập Tốn (tuyệt) hướng, thu Tốn (tuyệt) thủy lên minh đường.

– Hoặc lập Ất (mộ) hướng, Bính (thai) hướng là bị hướng hoặc thủy sát.

Câu thứ ba: Giáp, Quý hướng trung hưu Kiến, Cấn.

Có nghĩa là ở Kim cuộc long bị hoàng tuyền hướng và thủy sát nếu ta:

– Thu Giáp (thai) thủy, Quý (mộ) thủy lên minh đường.

– Hoặc lập Cấn (tuyệt) hướng, thu Cấn (tuyệt) thủy lên minh đường.

– Hoặc lập Giáp (thai) hướng, Quý (mộ) hướng là bị hướng hoặc thủy sát.

Câu thứ tư: Tân, Nhâm thủy lộ phạ dương Kiền.

Có nghĩa là ở hỏa cuộc long bị hoàng tuyền hướng và thủy sát nếu ta:

– Thu tân (Mộ), Nhâm (thai) hướng lên minh đường.

– Lập Càn (tuyệt) hướng, thu Càn (tuyệt) thủy lên minh đường.

– Lập Tân (mộ) hướng Nhâm (thai) hướng lên minh đường là bị hướng hoặc thủy sát.

Thu thủy như trên là bị hoàng tuyền sát. Hoàng tuyền thủy nên phóng cho chảy đi, không nên cho nhập cuộc lên minh đường. Lại lập những hướng trên vừa kể là hoàng truyền thủy và hướng sát. Tức là thu Hướng và Thủy giết người, phải nên hết sức kiêng kỵ.

Làm địa lý không nắm vững Long Thượng Bát sát và Bát Đại Hoàng Tuyền thì tạo hóa cho người để đất. Vậy phải hết sức kiêng kỵ.

Bởi quan trọng nên Cao Trung xin trình bày kỹ lưỡng phụ lục này lên quý vị độc giả.

PHỤ LỤC 3 THỦY PHÁP

Thủy pháp trong khoa Địa lý là phần quan trọng nhất. Nó là phần bí truyền của khoa Địa lý. Có nhiều vị học Địa lý 30, 40 năm mà vẫn không nắm được Thủy pháp. Làm địa lý mà không biết thủy pháp thì không thể biết được đâu là chân huyệt, đâu là giả huyệt do đó 10 ngôi có thể lầm đến 9 ngôi.

Nội cuộc của một cuộc đất đầy đủ rồi mà Thủy pháp trúng thì 10 ngôi trúng cả 10.

Phần Thủy pháp này nếu muốn nắm vững thì phải biết phân biệt tổng quát như sau:

  • Tất cả có 4 cuộc long là: Kim cuộc, Mộc cuộc, Thủy cuộc và Hỏa cuộc long.
  • Mỗi cuộc long có 6 huyệt là:
    1. Chính sinh hướng
    2. Chính vượng hướng
    3. Tự sinh hướng
    4. Tự vượng hướng
    5. Mộ hướng
    6. Dương hướng
  • Mỗi cuộc long đều có nước từ đâu đến Minh đường và từ minh đường chảy đi là thủy khẩu.
  • Nước có thể chảy xuôi, hay chảy ngược chiều kim đồng hồ, chảy xuôi là thuận, chảy ngược chiều kim đồng hồ gọi là chảy nghịch.
  • Các chính sinh của các cuộc long đều giống nhau duy chỉ có hướng và thủy khẩu khác nhau.
  • Các chính vượng, tự sinh, tự vượng và mộ, dưỡng cũng vậy.

Xem thêm chương 1, 2: Phong thủy địa lý – Tầm long điểm huyệt [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn – Chương 1 &2]

Xem thêm chương 3, 4: Sơn thủy pháp, thủy khẩu [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn]

Xem chương 5 -> chương11: Huyền vũ, Chu tước, Long hổ, Ấn sa, Quan quỷ luận [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn]

Xem chương 12, 13: Luận phương vị và các cục pháp [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn]

Xem chương cuối: Cuộc đất luận [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn]

Qua bài viết: Sơn thủy, âm dương luận và phụ lục [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn] nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Thi công 24h

Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn

Zalo: 0977 959 138
Email: thicongxaydung24h@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn có bữa tối vui vẻ và hạnh phúc!