Theo thuyết Phong thủy thì nhà ở hợp phong thủy là phải được bảo vệ 4 hướng.
Bên tay trái phải có Thanh long (thuộc Phương Đông)
Trước nhà phải có Chu tước (thuộc Phương Nam)
Bên tay phải nhà phải có Bạch hổ (thuộc Phương Tây)
Đằng sau nhà phải có Huyền vũ (thuộc Phương Bắc)
Vậy Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là gì?
Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ theo truyền thuyết
Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại trong đó:
- Thanh Long của phương Đông (hành Mộc – Mùa xuân)
- Chu Tước của phương Nam (hành Hỏa – Mùa hạ)
- Bạch Hổ của phương Tây (hành Kim – Mùa thu)
- Huyền Vũ của phương Bắc (hành Thủy – Mùa đông)
- Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng, hành Thổ ở trung tâm)
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật
1. Thanh Long (青龍)
Hay còn Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
2. Bạch Hổ
Là con Hổ trắng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu
3. Chu Tước (朱雀)
Là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏaở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
4. Huyền Vũ (玄武)
Còn gọi là Chân Võ đại đế, Bắc đế Chân Võ đế quân, Đãng Ma Thiên tôn, Hắc Đế, là một vị thần quan trọng của Đạo giáo, là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ trong phong thủy nhà ở là gì?
Ở trên là giải nghĩa Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ theo quan điểm dân gian và truyền thuyết. Vậy Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ trong phong thủy nhà ở là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Thanh long
Trong phong thủy nói chung và Phong thủy nhà ở nói riêng thì Thanh Long là:
- Xét phạm vi lớn thì Thanh Long chính là dãy núi, quả núi nằm bên trái Nhà.
- Xét phạm vi nhỏ thì Thanh Long là mô đất, ụ đất chạy dài ôm lấy huyệt…, có thể là ngôi nhà, con đường, dòng sông… nằm bên trái nhà.
Bạch hổ
Trong phong thủy nói chung và Phong thủy nhà ở nói riêng thì Bạch hổ là:
- Xét phạm vi lớn thì Bạch Hổ là dãy núi, quả núi, quả đồi nằm bên phải nhà.
- Xét nhỏ thì là mô đất, ụ đất chạy dài ôm lấy huyệt…, có thể là ngôi nhà, con đường, dòng sông… nằm bên phải nhà.
Chu tước
Trong phong thủy nói chung và Phong thủy nhà ở nói riêng thì Chu Tước là:
- Xét phạm vi lớn thì Chu Tước là Biển, hồ, thung lũng, vùng đất trũng nằm phía trước nhà.
- Xét phạm vi nhỏ thì Chu Tước là ao, hồ, dòng sông, cách đồng, sân, khu đất trống…nằm phía trước nhà.
Huyền Vũ
Trong phong thủy nói chung và Phong thủy nhà ở nói riêng thì Huyền Vũ là:
- Xét phạm vi lớn thì Huyền Vũ là dãy núi, quả núi… nằm phía sau nhà
- Xét nhỏ thì Huyền Vũ là ngôi nhà, mô đất, ụ đất… nằm phía sau nhà
Xem thêm: Huyền vũ, Chu tước, Long hổ, Ấn sa, Quan quỷ luận [Địa Lý Tả Ao Bí Thư Đại Toàn]
Qua bài viết: Thanh long bạch hổ trong phong thủy nhà ở. nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn
Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!