Thuyết minh biện pháp thi công cừ Larsen. Cừ larsen đa dạng về chủng loại và kiểu dáng, cừ Larsen thường được sử dụng để thi công phần ngầm như: Hầm, bể nước,… Quy trình và biện pháp thi công ép cừ larsen khá phổ biến tuy nhiên thuyết minh biện pháp thi công cừ Larsen thì ít người trình bày được đầy đủ.
Hôm nay thicong24h.com xin tổng hợp và chia sẻ cùng quý vị, theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo thuyết minh biện pháp thi công cừ Larsen nhé!
1. Thuyết minh biện pháp thi công cừ Larsen bằng biện pháp tĩnh
Để quá trình thi công cừ Larsen bằng biện pháp tĩnh được an toàn và hiệu quả thì chúng ta cần chuẩn bị và thực hiện đầy đủ theo các bước dưới đây.
Bước 1: Lập tiến độ thi công
- Căn cứ vào tiến độ tổng của dự án để lập tiến độ thi công phù hợp với thực tế tại công trường.
- Thời gian thi công thông thường của ép cừ bằng biện pháp ép tĩnh là: từ 6h đến 23h.
xem thêm: Tiến độ thi công là gì? Hướng dẫn lập tiến độ qua 5 bước
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng
- Nguồn điện 3 pha (380V) công suất ~ 125KW. Lưu ý Aptomat 3P >150 -250A.
- Đường tạm để phục vụ máy ép, máy cẩu vận hành và di chuyển trong quá trình thi công.
- Dọn dẹp mặt bằng (nếu có).
xem thêm: Cách chọn Aptomat 3 pha theo công suất
Bước 3: Tập kết vật tư máy móc
Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
Máy móc thiết bị thi công bao gồm:
- Cẩu lốp chuyên dụng – Sức Nâng: từ 16 tấn đến 25 tấn.
- Máy ép cừ tĩnh (robot ép tĩnh) – Lực ép đầu cọc: Từ 70 tấn đến 130 tấn.
Vật tư thi công
- Cừ Larsen: Loại cừ, chiều dài cừ sẽ được tính toán căn cứ vào bản vẽ biện pháp thi công ép cừ thép Larsen của hạng mục cần ép cừ, căn cứ vào thực địa (địa chất) tại công trường.
- Giằng cừ (văng cừ): Được tính toán theo biện pháp thi công ép cừ thép Larsen.
- Vật tư phụ: Que hàn, bản mã, bộ cắt hơi ga – oxy,…
Bước 4: Thi công ép cừ Larsen bằng biện pháp tĩnh
Tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế tại công trường chúng tôi sử dụng từ 1 đến 2 máy ép cừ thuỷ lực để thi công công trình theo bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường tạm đã được phê duyệt.
- Do công tác thi công xây dựng xen kẽ nên chúng tôi phải bố trí nhịp nhàng để tránh việc thi công ảnh hưởng đến nhau dẫn đến chậm tiến độ công trình.
- Độ thẳng đứng của cây cừ larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ nghiêng ra phía ngoài công trình. Độ thẳng đứng của cây cừ trong quá trình ép được căn chỉnh bằng máy và chúng tôi sẽ sử dụng quả rọi để xác định độ thẳng đứng của cừ.
Quy trình thi công được chúng tôi thể hiện tại bản vẽ quy trình biện pháp thi công tường cừ: (có bản vẽ chi tiết kèm theo)
Thi công ép cừ Larsen bằng biện pháp tĩnh:
- Bước 1: Đặt đế vào vị trí ép đầu tiên và chất tải.
- Bước 2: Đặt máy vào đế, cẩu cừ cho vào đầu kẹp và tiến hành ép cây cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định.
- Bước 3: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.
- Bước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
- Bước 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
- Bước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trước.
- Bước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đặt máy xuống cọc cừ từ từ.
- Bước 8: Tiếp tục ép cây cừ xuống theo chiều sâu quy định.
- Bước 9: Ép các cây cừ khác tương tự.
*Lưu ý: Khi ép cừ thép Larsen phải căn chỉnh cẩn thận để cọc không bị xiên.
Thi công nhổ cừ Larsen bằng biện pháp tĩnh:
Phần nhổ làm ngược lại so với phần ép.
- Bước 1: Đặt máy vào vị trí cây cuối cùng ở quá trình ép ban đầu để nhổ ngược lại.
- Bước 2: Tiến hành nhổ cây đầu tiên và xác định mức chịu tải của cọc.
- Bước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
- Bước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
- Bước 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
- Bước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trước.
- Bước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đặt máy xuống cọc cừ từ từ.
- Bước 8: Tiếp tục nhổ cây cừ lên.
- Bước 9: Nhổ các cây cừ khác tương tự.
*Lưu ý:
- Khi rút cọc phải dùng cát và nước bơm vào để bù vào lượng hao hụt của đất sau khi nhổ cừ lên, tránh làm sạt lở, lún các công trình lân cận.
- Khi rút quy định vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ đầu tư bàn bạc, nếu không thể đứng được ở phần đường nội bộ và đường vành đai 2 được chủ đầu tư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cọc.
2. Thuyết minh biện pháp thi công cừ Larsen bằng biện pháp rung
Bước 1: Lập tiến độ thi công
- Căn cứ vào tiến độ tổng của dự án để lập tiến độ thi công phù hợp với thực tế tại công trường.
- Thời gian thi công thông thường của ép cừ bằng biện pháp ép rung là: từ 7h đến 19h.
xem thêm: Tiến độ thi công là gì? Hướng dẫn lập tiến độ qua 5 bước
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng
- Nguồn điện 3 pha (380V) công suất ~ 125KW. Lưu ý Aptomat 3P >150 -250A, hoặc máy phát tương ứng với công suất của búa và đường tạm để máy, cẩu thi công; tập kết thu hồi cừ, máy móc.
- Đường tạm để phục vụ máy ép, máy cẩu vận hành và di chuyển trong quá trình thi công.
- Dọn dẹp mặt bằng (nếu có).
xem thêm: Cách chọn Aptomat 3 pha theo công suất
Bước 3: Tập kết vật tư máy móc
Tập kết búa, máy phát (nếu có), cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
Máy móc thiết bị thi công bao gồm:
- Cẩu lốp (hoặc cẩu bánh xích) chuyên dụng – Sức Nâng: từ 25 tấn đến 30 tấn.
- Búa rung điện – Công suất: 45KW->90KW
Vật tư thi công
- Cừ Larsen: Loại cừ, chiều dài cừ sẽ được tính toán căn cứ vào bản vẽ biện pháp thi công ép cừ thép Larsen của hạng mục cần ép cừ, căn cứ vào thực địa (địa chất) tại công trường.
- Giằng cừ (văng cừ): Được tính toán theo biện pháp thi công ép cừ thép Larsen.
- Vật tư phụ: Que hàn, bản mã, bộ cắt hơi ga – oxy,…
- Máy phát điện (nếu có).
Bước 4: Thi công ép cừ Larsen bằng biện pháp rung
Chúng tôi sử dụng 01 bộ búa rung cọc cừ larsen ( Có thông số trên ) để thi công cùng bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường tạm.
Thi công cọc cừ larsen bằng búa rung:
- Tập kết cọc thiết bị: Cần trục, búa rung, máy phát về vị trí thi công.
- Dùng móc cẩu phụ của cần trục đặt cọc vào vị trí thi công.
- Dùng móc cẩu chính của cần trục cẩu búa rung và mở kẹp búa đặt vào vị trí đầu cọc để kẹp cọc.
- Nhấc cọc đặt vào vị trí cần đóng.
- Dùng quả rọi để căn chỉnh cho cọc thẳng đứng theo 2 phương.
- Rung cọc: Dùng cẩu giữ cho cọc xuống từ từ đến chiều sâu thiết kế.
- Rung xong cọc thứ nhất chuyển sang lấy cọc thứ 2 vào thao tác như cọc số 1.
- Dùng sơn đánh dấu số thứ tự của cọc đã thi công.
Thi công cọc cừ larsen bằng búa rung:
- Khi rút quy định vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ đầu tư bàn bạc, nếu không thể đứng được ở phần đường nội bộ và đường vành đai 2 được chủ đầu tư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cọc.
- Đơn vị thi công chúng tôi đề xuất: Vì thi công cọc larsen bằng búa rung nên cần trục phục vụ sẽ là cần trục xích có tải trọng lớn khó có thể đứng trên sàn của tầng hầm. Vậy để có thể rút cừ được thuận lợi đề nghị bên Chủ đầu tư sẽ đào, thi công phần tường hầm sẽ tiến hành rút cọc rồi mới thi công tiếp phần sàn đáy tầng hầm. ( Để tránh trường hợp cần trục phải di chuyển vào sàn tầng hầm gây hư hỏng sàn )
3. Biện pháp an toàn
Trong quá trình thi công cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn tại công trường, để đạt được điều đó, chúng ta cần triển khai các công việc sau:
- Trước khi thi công, chúng tôi sẽ kiểm tra, kiểm định tất cả các máy móc thiết bị đủ và đạt tiêu chuẩn.
- Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phục trách.
- Kiểm tra đường để đảm bảo cho máy móc di chuyển trong quá trình thi công được an toàn.
- Phải thường xuyên kiển tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly cáp, mô tơ và hệ thống điện…
- Chỉ được dùng khi búa đó ổn định trên cọc. Cáp treo búa thả hơi chùng.
- Lúc đầu chỉ được phép rung với tần số thấp để khi cọc xuống ổn định rồi mới được tăng dần lực rung của búa.
- Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc mới phải chú ý đến nền đất tránh hiện tượng nền đất bị sụt, lún làm nghiêng máy, lật máy.
- Tuyệt đối không được đứng dưới đường dây điện cao thế.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công trường (Giầy, quần áo, mũ bảo hộ….)
- Tập huấn quy trình an toàn lao động cho công nhân vận hành và thường xuyên yêu cầu cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở.
- Đặt các biển bao nguy hiểm tại các vị trí cần thiết.
- Cử người hướng dẫn, xi nhan máy, phân luồng (nếu cần )
- Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vận hành những máy móc thiết bị thi công trên Công trường.
- Công nhân lao động chỉ được làm việc dới sự chỉ đạo của Cán bộ kỹ thuật và thợ máy.
- Tuyệt đối cấm những người không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công.
4. Quản lý chất lượng và nghiệm thu
Để đảm bảo quá trình thi công được an toàn và đảm bảo chất lượng thì chúng ta cần quản lý chất lượng theo các bước sau:
- Cử cán bộ lập Nhật ký thi công và có mặt thường xuyên tại công trình để theo dõi, ghi chép công việc làm hàng ngày.
- Cuối ngày tổng hợp khối lượng cùng chủ đầu tư hoặc đại diện hay giám sát hay tổng thầu ký.
- Trong trường hợp xảy ra trục trặc, sự cố phải báo cáo tư vấn và cùng tư vấn giám sát lập biên bản hiện trường.
Trên đây là quá trình thi công đóng cừ Larsen, cọc ván thép mà thicong24h.com đã chia sẻ với các bạn. Mong rằng những kiến thức ở trên sẽ giúp bạn có được sự tham khảo tốt nhất khi làm thuyết minh biện pháp thi công cừ Larsen.
xem thêm:
- Hồ sơ quản lý chất lượng công trình gồm những gì [Tải miễn phí]
- Dịch vụ thiết kế và thi công nhà xưởng Viet nam Factory Design
Qua bài viết: Thuyết minh biện pháp thi công cừ Larsen nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn
Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn buổi trưa vui vẻ và thành công trong cuộc sống!