Tiến độ thi công là gì? Hướng dẫn lập tiến độ qua 5 bước

Để đảm bảo công trình được hoàn thành theo đúng thời hạn thì thi công đơn vị thi công cần phải lập tiến độ thi công. Vậy tiến độ thi công là gì? Lập tiến độ thi công như thế nào? Cùng Thăng Long đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tiến độ thi công là gì?

Tiến độ thi công là một bảng kế hoạch chi tiết (hoặc tổng thể) về việc sắp xếp, bố trí các công tác (công việc), hạng mục cần hoàn thành trong một khoảng thời gian cố định. Trong đó việc sắp xếp công việc cần đảm bảo về thứ tự, không được chồng chéo, công nhân thi công tại công trường cần đảm bảo liên tục và hợp lý.

Quan trọng nhất của bảng tiến độ thi công là việc tính toán sắp xếp sao cho công trình được thi công đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.

Tiến độ thi công là gì
Bảng tiến độ thi công

Bảng tiến độ thi công trong những dự án, công trình lớn sẽ được lập trước khi tiến hành ký hợp đồng. Khi đó bảng tiến độ thi công này sẽ được xem như là văn bản pháp lý giữa Nhà thầu thi công cho những cam kết của họ với Chủ đầu tư theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.

Bởi vì bảng tiến độ thi công là một căn cứ để Chủ đầu giám sát, kiểm soát chất lượng xây dựng cũng như tiến độ thi công của dự án. Trên thực tế Chủ đầu tư sẽ dựa vào các mốc hoàn thành công việc trong bảng tiến độ với thực tế thi công tại công trường để đánh giá tiến độ thi công đạt hay bị chậm so với kế hoạch.

2. Chức năng của bảng tiến độ thi công

Bảng tiến độ thi công thường được chia làm 2 loại chính là:

  • Bảng tiến độ thi công tổng thể (theo tuần, theo tháng)
  • Bảng tiến độ thi công chi tiết (theo ngày, theo tuần)

Với mỗi quy mô và yêu cầu khác nhau của từng công trình mà sẽ có 1 hay cả 2 bảng tiến độ ở trên.

Trong mỗi bảng tiến độ thi công sẽ có thời gian bắt đầu và kết thúc kèm theo công việc cần làm cụ thể. Với mỗi giai đoạn của công trình xây dựng mà Bảng tiến độ xây dựng sẽ có những chức năng khác nhau trong việc quản lý xây dựng.

  • Giai đoạn chuẩn bị trước khi thi công: Chức năng của bảng tiến độ dự án ở giai đoạn này là lên kế hoạch chuẩn bị công cụ máy móc, nhân lực, nguyên vật liệu (số lượng, chủng loại…) và tổ chức tiến hành.
  • Giai đoạn công trình đang thi công: Bảng tiến độ sẽ là căn cứ để theo dõi, kiểm tra từng công tác, từng hạng mục đã và đang thi công tại công trường xem có đạt tiến độ hay đang bị chậm. Từ đó ban chỉ huy công trường sẽ có kế hoạch, đề xuất… để đảm bảo tiến độ thi công chung cho cả dự án.
  • Giai đoạn hoàn thiện dự án: Bảng tiến độ là tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định chất lượng và nghiệm thu công trình. Bảng tiến độ càng chi tiết và cụ thể càng giúp cho chủ đầu tư giám sát tốt công trình. Đồng thời, họ cũng kiểm toát được ngân sách.

3. Các yêu cầu và cơ sở lập tiến độ thi công

Việc lập tiến độ thi công căn cứ vào các yêu cầu cũng như các cơ sở để lên một kế hoạch tiến độ thi công. Vì vậy trước khi triển khai kế hoạch cần xác định đúng các yêu cầu và nắm bắt được đúng cơ sở của nó thì mới đảm bảo cho công tác kế hoạch được lập đúng và chính xác.

3. 1 Các yêu cầu của tiến độ thi công xây dựng

  • Chủ đầu tư yêu cầu hoặc nhà thầu đề xuất công nghệ thi công sẽ áp dụng vào dự án là gì?
  • Trường hợp áp dụng các vật liệu sẵn có để tiết kiệm tài nguyên, khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị hiện có.
  • Trình tự thi công hợp lý, phương pháp thi công hiện đại phù hợp với tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình.
  • Tập trung đúng lực lượng vào khâu sản xuất trọng điểm.
  • Đảm bảo sự nhịp nhàng ổn định, liên tục trong quá trình sản xuất.

3.2 Cơ sở lập tiến độ thi công xây dựng

Khi lập tiến độ thi công cần căn cứ vào các loại tài liệu sau đây:

  • Bản vẽ thi công
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án hay quy phạm kỹ thuật thi công
  • Định mức lao động, vật tư, xe máy thiết bị Khối lượng của từng công tác
  • Tính chất vật tư, máy móc thiết bị đặc chủng
  • Năng lực của Đơn vị thi công
  • Công nghệ thi công, biện pháp kỹ thuật thi công
  • Đặc điểm tình hình địa chất thủy văn, điều kiện giao thông khu vực thi công
  • Diện tích mặt bằng tổ chức thi công
  • Khả năng cũng cấp các công tác tạm: hệ thống cấp điện, nước…
  • Thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình do chủ đầu tư đề ra.

4. Hướng lập bảng tiến độ thi công

Để có bảng tiến độ nhà phố hay nhà xưởng bạn chỉ cần tiến hành theo các bước đơn giản dưới đây:

Bước 1: Xác định các công việc

Bước này giúp bạn phân chia được khối lượng công việc khoa học. Do đó, bạn hãy rà soát thật kỹ và ghi lại tất cả các công việc cần thực hiện để dễ dàng xử lý.

Sau đó, hãy sắp xếp công việc theo trình tự trước- sau. Thời gian thực hiện và kết thúc của từng hạng mục. Như vậy, tiến độ thi công công việc được đảm bảo.

Bước 2: Dự trù ngân sách

Với mỗi hạng mục cần chi phí bao nhiêu? Đây là thông tin chủ đầu tư quan tâm đầu tiên.

Dự trù ngân sách tài chính giúp chủ đầu tư cân đối. Đồng thời, họ cũng giám sát được công trình, giảm thất thoát và phát sinh.

Bước 3: Thời gian dự kiến hoàn thành công việc

Tương ứng với từng đầu hạng mục công việc là thời gian hoàn thành. Là người trực tiếp lên kế hoạch thi công, bạn tính toán thời gian dự kiến kết thúc hạng mục của công trình.

Thời gian công việc hoàn thành có thể chậm hơn dự kiến cho các nguyên nhân khách quan. Ví dụ như: thời tiết thiên tai bão lũ…

Bước 4: Xây dựng tiến độ công việc

Bước này mất khá nhiều thời gian vì bao quát tất cả công việc cần làm của một công trình. Bạn có thể tham khảo và sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ cho công việc.

Bước 5: Tiến hành công việc

Tiến hành các hạng mục công việc trong bảng tiến độ dự án ngay sau khi được duyệt. Chủ thầu và chủ đầu tư đều phải giám sát để có phương án xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra phát sinh. Việc theo dõi công việc thường xuyên đốc thúc công việc diễn ra đúng tiến độ và tốn kém ít chi phí.

5. Mẫu bảng tiến độ thi công nhà dân

Bảng tiến độ thi công nhà dân
Bảng tiến độ thi công nhà dân

Các bạn có thể download mẫu bảng tiến độ thi công nhà dân ở tại đây.

6. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ với bạn về tiến độ thi công công trình là gì, chức năng của bản tiến độ, Các yêu cầu và cơ sở lập tiến độ thi công, hướng lập bảng tiến độ thi công cũng như file mẫu bảng tiến độ thi công nhà dân. Hy vọng các bạn có được những thông tin hữu ích.

Cám ơn bạn đã đọc và chia sẻ bài viết. Chúc các bạn thành công!