Vách panel là gì? Quy trình thi công vách Panel đúng kỹ thuật

Biện pháp thi công vách panel như thế nào? Cần lưu ý gì khi thi thi công vách panel? Theo dõi bài viết dưới đây cùng thicong24h.com để biết cách thi công vách Panel đúng kỹ thuật nhé.

1. Vách panel là gì? Có những loại panel nào?

1.1 Vách panel là gì?

Vách panel hay còn có tên gọi khác là tấm panel tường là một loại vật liệu xây dựng mới có thể thay thế cho gạch ngói truyền thống. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại châu Âu. Có cấu tạo 3 lớp với tỷ trọng nhẹ và độ bền cao. Được chủ đầu tư sử dụng làm trần hay vách ngăn cho các công trình nhà xưởng, nhà ở, kho lạnh, bệnh viện, trường học,…

Quy trình thi công vách Panel đúng kỹ thuật

1.2 Có những loại tấm panel nào?

Các tấm vách ngăn panel đều có cấu tạo 3 lớp, 2 lớp tôn bên ngoài và lớp giữa là xốp PU, EPS, Glasswool (chống cháy)… Do vậy, việc phân loại vách ngăn panel sẽ phụ thuộc vào vật liệu bên trong lõi. Theo dõi tiếp cùng thicong24h.com để tìm hiểu chi tiết từng loại tấm Panel nhé.

1.2.1 Tấm panel EPS

Panel EPS có cấu tạo 3 lớp. 2 lớp tôn bên ngoài bao bọc lớp lõi có độ dày từ 0.2mm – 0.45mm. Giúp bảo vệ tấm panel khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài, chống rỉ sét, va đập. Lớp lõi cách nhiệt EPS có thành phần từ 90 – 95% Polystyrene và 5 – 10% chất tạo khí như pentane hay carbon dioxide mang đến khả năng cách âm và cách nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, loại panel này có tỉ trọng siêu nhẹ, giúp cho quá trình vận chuyển và thi công trở lên đơn giản.

tam panel EPS

Nhựa EPS (Expanded Polystyrene) là tên gọi của loại nhựa Polystyrene giãn nở, được sản xuất dưới dạng hạt có chứa chất khí Bentan (C5H12). Thành phần tổng hợp hạt EPS bao gồm từ 90 – 95% Polystyrene và 5 – 10% chất tạo khí như pentane (C5H12) hoặc carbon dioxide (CO2).

Xop EPS


Ưu điểm của xốp EPS

  • Chịu lực tốt: Hấp thụ xung động và chịu lực nén tốt do đó được ứng dụng để làm bao bì bảo vệ các hàng hóa, thiết bị, vật liệu dễ vỡ, dễ trầy xước hoặc được chế tạo thành những chiếc mũ bảo hiểm với độ bền cao đảm bảo được sức khỏe cho người sử dụng.
  • Độ bền cao: Xốp EPS còn có một đặc tính ưu việt khác đó chính là độ bền cao. Những chiếc nón bảo hiểm xe đạp được tạo từ loại vật liệu này giúp cho người sử dụng thoải mái cho bất kể loại thời tiết nào mà cũng không sợ hỏng hóc.
  • Cách nhiệt tốt: Bên cạnh đó, xốp còn có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. chịu được các tác động của ẩm mốc, nhiệt độ và bụi bẩn. Do vậy được ứng dụng để làm những thùng xốp cách nhiệt bảo quản thực phẩm.
  • Trọng lượng nhẹ: Sở hữu trọng lượng cực kỳ nhẹ với tỷ lệ 98% là khí, xốp EPS là chất có thể sản xuất bao bì thông dụng nhẹ nhất. Những tấm Panel được tạo từ vật liệu này có trọng lượng nhẹ, giúp giảm chi phí kết cấu, thuận lợi trong thi công nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

1.2.2 Tấm panel PU

Tấm Panel PU hay còn được gọi là tấm Pu sandwich. Đây là tấm cách nhiệt được làm từ PolyUrethane và tôn mạ màu. Lớp PU thường có độ dày khoảng 50 ÷ 150mm. Lớp tôn mạ màu phủ hai mặt bên ngoài có độ dày 0,45 mm ÷ 0,5 mm và thường được liên kết với nhau bằng camlock.

tam panel pu

Tấm PU có cấu tạo 2 lớp trên cùng là tôn có độ dày từ 0.35mm – 0.45mm có tác dụng chịu lực, chống va đập và bảo vệ cho tấm panel. Lớp giữa là xốp cách nhiệt PU (Polyurethane) có độ dày từ 50mm – 200mm với đặc tính cách âm, cách nhiệt và chống cháy vô cùng tốt.

Panel PU có cấu tạo 3 lớp:

2 lớp trên và dưới của Panel PU được làm từ tôn mạ màu hợp kim nhôm kẽm có thể chống được oxy hóa, kháng khuẩn và chống ăn mòn, có độ dày trung bình từ 0.3 mm – 0.5 mm. Độ dày của lớp tôn nền này tùy thuộc vào từng công năng của công trình để có thể lựa chọn chủng loại cho phù hợp.

Vách panel là gì

– Lớp ở giữa là lớp xốp PU (Polyurethane) có tác dụng bảo ôn, cách nhiệt, cách âm. Hiện nay có 2 loại xốp PU chính:

+ Xốp PU thường: Có tỷ trọng khoảng 40kg/m3 với khả năng chống cháy lan thấp tùy thuộc vào tỷ trọng PU.

+ Xốp PU chống cháy lan (mức độ B2): Có tỷ trọng khoảng 40kg/m3với khả năng chống cháy lan cao phù hợp với các công trình vừa yêu cầu về mức độ bảo ôn, cách âm, cách nhiệt cao và vừa yêu cầu khắt khe về công tác phòng cháy chữa cháy.

 1.2.3 Panel chống cháy (Glasswool)

Panel chống cháy là vật liệu ngăn cản được cháy lan xảy ra giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản. Dòng sản phẩm panel chống cháy do Matec Panel sản xuất đủ tiêu chuẩn PCCC và được cục phòng cháy chữa cháy kiểm định nghiệm thu PCCC.

Về cơ bản cấu tạo và tính năng của panel chống cháy không khác gì eps, tuy nhiên panel len thủy tinh có lớp xốp ở giữa được làm từ vật liệu sợi thủy tinh nguyên chất nên khả năng chịu nhiệt cao hơn, cách nhiệt và chống cháy vượt trội hơn hẳn panel eps.

Panel Bong Thuy Tinh Chong Chay

Với tính năng đặc biệt panel thủy tinh có thể chịu lửa đến gần 1h, không sinh thêm những khí độc khi có hỏa hoạn xảy ra. Với đặc điểm đó panel glass wool có thể được ứng dụng trong các công trình có khả năng xảy ra rủi ro cao, kín nén khí cao như: phòng hóa sinh, phòng karaoke, rạp chiếu phim, kho lạnh, phòng mổ bện viện….

Panel Rock wool chong chay

Đặc biệt với sự đa dạng về màu sắc và không giới hạn sự sáng tạo trên bề mặt, panel chống cháy còn mang đến vẻ ngoài hoàn hảo cho những công trình dân dụng như quán café, nhà hàng, công nghiệp, kho lạnh, phòng thí nghiệm, trường học đến bệnh viện,…

2. Quy trình thi công vách panel đúng kỹ thuật

Vách panel được tạo thành từ các tấm panel, khung thép và các phụ kiện liên kết. Cách thi công vách panel khá đơn giản, dễ dàng thực hiện và nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn thực hiện.

Bước 1: Khảo sát vị trí thi công

Với công trình chưa có bản vẽ shopdrawning thì chúng ta cần khảo sát chính xác kích thước thực tế để chuẩn bị tấm panel, vật liệu phụ và nhân công để đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình.

Với công trình đã có bản vẽ shopdrawning thì việc khảo sát thực tế có thể bỏ qua, ta chỉ tập chung vào việc tính toán khối lượng để lập tiến độ thi công được chính xác.

Bước 2: Chuẩn bị vật tư, thiết bị, phụ kiện và nhân công

Trước khi tiến hành thi công vách panel bạn cần chuẩn bị đầy đủ:

Tấm panel: Panel vách trong, vách ngoài, đủ số lượng, đồng nhất về độ dày, kích thước cắt theo thiết kế, theo yêu cầu.

Tấm panel ngoài trời là gì

Dụng cụ: Máy khoan, máy bắn vít panel, vít bắn, thước đo, đèn laser, máy cưa, máy cắt, đồ bảo hộ lao động, thang,…

Phụ kiện: thanh chữ U, chữ H, thanh nối tấm, thanh bào, miếng bo góc, thanh trụ góc, thanh U chân cong, thanh bào C co chân,….

thi cong vach panel 3

Để có thể thi công vách panel tường trong được hoàn thiện, chất lượng và đẹp mắt nhất bạn nên làm theo các hướng dẫn sau đây:

Bước 3: Xác định tim trục (định vị) tường vách của khu vực thi công

  • Xác định chính xác vị trí sẽ lắp đặt, thi công panel, dùng dụng cụ đánh dấu, đèn laser để xác định vị trí trên sàn và tường.
  • Đo đạc và tạo khung sườn theo theo đúng với bản vẽ.
ban ve panel

Bước 4: Tiến hành thi công lắp dựng khung kết cấu cho vách Panel

Lắp đặt khung, thanh chữ U lên sàn và trần nhà, đúng với vị trí, tim trục theo thiết kế đã được đánh dấu trước đó. Khung thép cần được hàn, gia cố chắc chắn đảm bảo đúng thiết kế, đúng kỹ thuật.

Quy trình thi công vách Panel đúng kỹ thuật
  • Phần khung phải được làm chắc chắn, phù hợp với kích thước của panel để đảm bảo sự chắc chắn khi dùng.
khung vach thi cong lap dat tam panel 2

Bước 5: Tiến hành thi công lắp dựng tấm Panel

Sau khi được nghiệm thu phần khung kết cấu của vách Panel thì chung ta sẽ tiến hành lắp dựng tấm Panel cho vách

Lắp dựng panel vách ngoài

thi cong vach ngan nha
Lắp đặt tấm panel ngoài trời cho vách Panel ngoài
  • Lắp tấm panel vào vị trí của thanh chữ U được lắp đặt ở bước trên.
  • Lần lượt lắp các tấm panel khác vào theo đúng vị trí, đúng chiều để có thể liên kết với nhau bằng các ngàm âm dương.
  • Bắn vít vào vị trí của ngàm nối, lưu ý bắn chính xác để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
lap dat vach ngan panel ngoai troi dung ky thuat
Bắn vít chính xác vào ngàm âm dương của tấm panel.
thi cong va cai tao cong trinh can chong nong

Lưu ý: Nối mí, cố định panel 

  • Ghép các tấm panel từ từ lại với nhau, đảm bảo các mí nối phải khớp nhau 100%. Lưu ý không dùng lực ép quá mạnh làm biến dạng tấm panel.
  • Dùng các phụ kiện nhôm panel để gia cố cho các góc tiếp giáp với tường các khoảng hở giữa 2 tấm panel.
thi cong vach panel 2
thi cong vach panel
lam tran panel
thi công trần panel đúng kỹ thuật.
thi cong va lop mai chong nong
thi công trần panel đúng kỹ thuật

Bước 6: Kiểm tra, hoàn thiện và mời nghiệm thu

  • Kiểm tra phần ốc vít trên các phụ kiện nhôm để đảm bảo sự chắc chắn.
  • Đi keo cho các vị trí nối tấm, các điểm tiếp giáp với tường nhằm đảm bảo không có bất kỳ khe hở làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Hoàn thiện công trình, dọn dẹp vệ sinh và tiến hành mời nghiệm thu.

Hướng dẫn cách sử dụng phụ kiện nhôm panel

Phụ kiện nhôm panel có rất nhiều loại với mục đích liên kết các tấm tôn panel lại với nhau, liên kết với sàn, trần nhà hoặc làm kín các khoảng trống giữa các tấm panel giúp đảm bảo tính vững chắc, độ bền của công trình. Mỗi loại phụ kiện nhôm panel sẽ có công dụng và cách dùng khác nhau, dưới đây là thông tin chi tiết và cách dùng.

Thanh chữ U

  • Phổ biến có U28x50x28, U28x75x28, U28x100x28 và U28x150x28 phù hợp cho 4 độ dày panel khác nhau.
  • Độ dày phổ biến của thanh chữ U từ 1 – 1.2mm, tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng loại 0.7mm để giảm chi phí.
  • Công dụng: Thanh chữ U dùng để liên kết sàn bê tông – tấm vách panel hoặc trần panel – vách panel.
  • Có thể dùng thanh chữ U chân công không đáy thay thế thanh chữ U thường để tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình của bạn.

Thanh chữ V 

  • Thanh V phổ biến là V38x38, V38x75, V38x20 độ dày từ 1 – 1.2mm.
  • Công dụng: Thanh V dùng để liên kết 2 vách panel lại với nhau hoặc liên kết vách panel với khung hộp.
  • Để tăng tính thẩm mỹ có thể dùng đế mặt trăng dày 1.5mm và thanh bo mặt tranh dày 1mm để thay thế cho thanh V nhôm thường.

Thanh chữ L 

  • Thanh L chuẩn là L38x75, độ dày 1 – 1.2mm.
  • Công dụng: Dùng để liên kết vách panel – trần panel hoặc trần panel – tường gạch.

Thanh H / thanh H hộp

  • Có các loại H50, H75, H100, H150 phù hợp với từng độ dày khác nhau.
  • Ngoài ra còn có thanh H hộp có hộp rỗng ở giữa chuyên dùng để lấp đầy các khoảng trống.
  • Công dụng: Dùng để nối 2 tấm panel với nhau theo chiều ngang, làm kín các khoảng cách giữa 2 tấm panel.

Liên kết nẹp ô kính 

  • Gồm có nẹp tròn và nẹp vát, độ dày từ 0.8 – 1.2mm.
  • Công dụng: Liên kết tấm panel là khung cửa sổ kính cố định.

Thanh trụ bo góc vuông

  • Độ dày 1.2mm.
  • Công dụng: Dùng để liên kết 2 tấm panel theo góc vuông, bo góc ngoài tăng tính thẩm mỹ.

3. Các lưu ý, biện pháp thi công vách panel đúng chuẩn

Khi thi công vách panel để đảm bảo công trình hoàn thiện đúng chuẩn, đạt chất lượng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Sử dụng loại vách tôn panel phù hợp về độ dày, kích thước, tính năng, đáp ứng theo các yêu cầu của công trình.
  • Thi công phải tuân theo những hướng dẫn, chỉ dẫn, lưu ý của nhà sản xuất panel.
  • Thi công sai cách sẽ làm tính năng, công dụng của panel, nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình.
  • Trước khi thi công phải chuẩn bị đầy đủ các vật tư, thiết bị, máy móc và vật dụng cần thiết để tránh việc thiếu hụt và không đồng bộ.
  • Chọn vít nên là loại cao cấp, không bị hoen gỉ. Khi bắn vít phải bắn vào đúng ngàm nối, tuyệt đối không thể thực hiện sai do đó cần là người có kinh nghiệm thực hiện thao tác này.
  • Đảm bảo xếp các tấm panel theo đúng với kích thước và tiêu chuẩn.
  • Thi công đảm bảo không có mối hở giữa các tấm panel, đảm bảo công trình ngăn được không khí, nước, có hiệu quả cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Lắp tấm panel thật thẳng hàng với nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình và đảm bảo về độ bền.
  • Tính toán đến khả năng co giãn do nhiệt của sản phẩm khi sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là thi công vách ngăn cho nhà kho lạnh, phòng lạnh, phòng sạch hay nơi chịu nhiệt cao.

4. Có nên tự thi công vách panel hay không?

Cách thi công vách panel khá đơn giản, dễ thực hiện, không cần nhiều thiết bị, dụng cụ phức tạp, vật tư cũng có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà cung ứng panel và bạn có thể tự tìm hiểu và thực hiện mà không cần đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Tuy nhiên chỉ có một vài trường hợp có thể tự thi công vách panel, cụ thể:

  • Điều chỉnh lại vách ngăn panel trong phòng, thay đổi không gian.
  • Sửa, thay mới vách ngăn đã cũ, hư hỏng.
  • Sử dụng vách ngăn panel mới để ngăn cách tạo thêm các không gian với nhau.

Các trường hợp trên đây nhu cầu lắp đặt nhỏ, đơn giản, dễ thực hiện và không cần nhân lực quá nhiều nên bạn có thể dễ dàng thực hiện được. Trong trường hợp thi công tường ngoài, thi công vách ngăn cho công trình mới, quy mô lớn, cần các máy móc và trang thiết bị hiện đại, thì bạn cần phải lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp với đội ngũ giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình.