Chống thấm cổ ống xuyên sàn là 1 trong 2 giai đoạn chống thấm nhà vệ sinh. Vậy chống thấm cổ ống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Dùng vật liệu gì để chống thấm cổ ống? Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Trên thực tế, Cổ ống xuyên sàn là vị trí thường bị thấm nước nhất do khi thi công chưa đúng kỹ thuật và sử dụng vật liệu chống thấm không đúng chủng loại vật liệu. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm chống thấm cổ ống xuyên sàn là gì nhé.
Chống thấm cổ ống là gì? Nguyên nhân gây thấm cổ ống
Cổ ống xuyên sàn là gì?
Cổ ổng xuyên sàn là phần ống thoát, ống cấp nước nằm xuyên qua sàn bê tông, xuyên qua tường bê tông và chịu tác động của các mạch nước ngầm hoặc hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng.
xem thêm: Tầm quan trọng của thiết kế hệ thống điện nước trước khi thi công
Vì vậy, trong quá trình xây dựng cần lựa chọn các biện pháp chống thấm cũng như vật liệu chống thấm cổ ống hiệu quả nhất. Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây thấm cổ ống nhé.
Xem thêm: Chọn loại Sơn nào tốt nhất 2021 kèm báo giá
Một số nguyên nhân xảy ra tình trạng thấm cổ ống
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là các hạt vật liệu thông thường có khoảng cách lớn hơn đường kính của phân tử nước, nước thấm vào theo hiện tượng mao dẫn. Ngoài ra còn có thêm các nguyên nhân thấm cổ ống như sau:
- Hiện tượng giãn nở vật liệu và kết cấu bê tông, lỗi trong quá trình thi công cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thấm nước.
Các vị trí cổ ống xuyên sàn phổ biến:
- Cổ ống xuyên sàn cho thoát xí bệt
- Cổ ống xuyên sàn cho thoát chậu rửa
- Cổ ống xuyên sàn trong hộp kỹ thuật
- Cổ ống xuyên sàn cho vị trí ga thu nước nhà vệ sinh
- Cổ ống xuyên sàn cho vị trí ga thu nước ban công và sân thượng.
- Cổ ống xuyên sàn ở bể cấp nước (bể nước có cả ống xuyên tường, chống thấm như ống xuyên sàn)
Cách chống thấm cổ ống xuyên sàn
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu chống thấm cổ ống
Các vật liệu cần thiết cho chống thấm cổ ống phổ thông và đạt hiệu quả cao bao gồm:
- Cao su trương nở (Hyperstop DB 2015; Hyper seal BR – 2510NC).
- Vữa tự chảy không co ngót (Vữa grout : Sikagrout 214-11; AC Grout; Mapefill GP…..) để trám kín các rãnh, lõ đã đục.
- Nước sạch
- Dụng cụ thi công: Máy khuấy trộn, thùng sạch (thường dùng thùng sơn 18l), Ca để múc và rót sika chống thấm, Găng tay và đồ bảo hộ khác theo quy định.
- Ván khuôn để giữ sika không bị rơi, chảy.
Bước 2: Kiểm tra và vệ sinh vị trí cổ ống cần chống thấm
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật tại khu vực xung quanh khu vực cổ ống (nếu có)
- Kiểm tra lại vị trí và đường kính ống đã thi công theo bản vẽ thiết kế.
- Làm vệ sinh sạch khu vực xung quanh cổ ống cần chống thấm. Làm sạch bằng chổi sắt, cọ, máy thổi bụi.
- Xử lí bề mặt trước khi tiến hành công tác chống thấm cổ ống.
Bước 3: Thi công chống thấm cổ ống
1. Kiểm tra lại bề mặt thi công:
Bề mặt bê tông phải sạch, đặc chắc, không dích dầu mỡ và các tạp chất khác.
Các bề mặt bằng kim loại (sắt, thép) phải không có vảy rỉ sét hoạc dầu mỡ
Các bề mặt hút nước phải được bão hòa hoàn toàn nhưng không được để đọng nước. Nếu bề mặt khô thì tưới thêm nước.
2. Tiến hành hoà trộn sika với nước sạch
Cho bột từ từ vào nước sạch đã được định lượng trước sao cho phù hợp với độ sệt mong muốn. Trộn bằng máy trộn điện có cần trộn với tốc độ thấp (tối đa 500 vòng/phút). Trộn ít nhất 3 phút cho đến khi đạt độ sệt mịn
Có thể sử dụng những thiết bị trộn 2 cần loại máy trộn cưỡng bức
3. Quấn cao su trương nở vào cổ ống
Quấn thanh cao su trương nở (Hyperstop DB 2015; Hyper seal BR – 2510NC) xung quanh các khu vực điểm nối, cổ ống.
3. Rót vữa sau khi trộn vào vị trí cần chống thấm cổ ống
Rót vữa tự chảy không co ngót (Vữa grout : Sikagrout 214-11; AC Grout; Mapefill GP…..) để trám kín các rãnh và khe hở của lỗ khoan.
Rót vữa phải đảm bảo không khí sẽ không bị “đọng” trong vữa mà phải thoát ra hết.
Khi rót vữa phải duy trì liên tục để giữ cho dòng chảy của vữa không bị gián đoạn. Phải đảm bảo ván khuôn được dựng chắc chắn và kín nước. Để đạt hiệu quả giãn nở tối ưu, thi công vữa càng nhanh càng tốt (nhưng cũng đảm bảo ko được để không khí bên trong lớ vữa).
Trám, trét vị trí các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông, hộp kỹ thuật bằng vữa hay bê tông dày tối thiểu ½ bề dày bê tông.
Lưu ý: Khi rót vào các khu vực có độ dày lớn hơn 60 mm, việc dùng thêm cốt liệu lớn và hoặc tưới nước sạch sẽ làm giảm nhiệt độ phát sinh trong giai đoạn đông cứng ban đầu.
Các hộp kỹ thuật trong khu vệ sinh và tường bao nên được xây và trát vữa xi măng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả
Các biện pháp chống thấm cổ ống tại công trường
1. Chống thấm các cổ ống đã được chôn cố định vào bê tông
Bước 1: Đục bê tông
Đục bỏ bê tông xung quanh cổ ống: Rộng 2-3cm, sâu 3cm.
Bước 2: Vệ sinh cổ ống
Sau khi đục bỏ phần bê tông dư thừa cần làm vệ sinh sạch bằng bàn chải, máy thổi bụi. Tưới nước tạo ẩm nếu cần.
Bước 3: Chống thấm cổ ống xuyên sàn:
- Quét lớp hồ dầu (Latex + Xi măng) lên khu vực bê tông đã đục.
- Trám kín vị trí đục rãnh bằng vữa không co ngót SikaGrout.
- Sử dụng thêm các sản phẩm trám khe nếu cần thiết.
2. Chống thấm khi ống chưa được chôn cố định vào bê tông.
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng (nếu có)
Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, nước đọng…Và vệ sinh vị trí cổ ống để quá trình thi công chống thấm đạt hiệu quả cao.
Bước 2: Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn:
- Định vị và cố định ống xuyên sàn, xuyên tường vào vị trí theo bản vẽ thiết kế và tiến hành ghép cốt pha.
- Quấn cao su trương nở (Thanh thủy trương) xung quanh khu vực cổ ống.
- Quét lớp hồ dầu (Latex + Xi măng) lên bê tông xung quanh cổ ốngvà 1 phần diện tích sàn quanh cổ ống.
- Rót và trám kín vị trí cổ ống cần chống thấm bằng vữa không co ngót SikaGrout.
- Sử dụng thêm các sản phẩm trám khe nếu cần thiết.
Lưu ý khi thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn
Việc làm sạch bề mặt là yêu cầu cần thiết, không chỉ riêng việc thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn. Mà đối với mọi công đoạn chống thấm.
- Cần sử dụng các loại vật liệu, theo đúng quy cách. Để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Cần tiến hành công tác bảo dưỡng, để các khu vực đổ bù vữa. Để tạo bề mặt đặc, chắc và tránh rạn nứt sau khi thi công.
- Sau 24h bảo dưỡng, mới tiếp tục tiến hành thi công các hạng mục khác. Bảo dưỡng khu vực đổ vữa đổ bù không co ngót để tránh rạn nứt do khô nhanh quá.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chi sẻ về chống thấm cổ ống cũng như các biện pháp thi công chống thấm cổ ống thực tế tại công trường. Hy vọng qua bài viết này có thể giúo bạn hiểu rõ chống thấm cổ ống là gì và cách chống thấm cổ ống theo tiêu chuẩn cũng như theo thực tế tại công trường.
⇒ Liên hệ ngay để được tư vấn và xử lý chống thấm nhanh giá rẻ & hiệu quả, HOTLINE: 0949 518 444.
Cam kết thi công nhanh, gọn, lượng vượt trội”. Xây dựng thăng long mang đến giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ ngôi nhà của bạn.
Qua bài viết: Phương pháp chống thấm cổ ổng xuyên sàn hiệu quả nhất nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn
Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn buổi sáng tốt lành!