Tầm quan trọng của thiết kế hệ thống điện nước trước khi thi công

Trên thực tế hiện nay thì Thiết kế điện nước nhà dân chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, vì vậy chỉ đến khi công trình được đưa vào sử dụng thì gia chủ và những người sinh hoạt trong ngôi nhà đó mới thấy hệ thống điện nước bị lỗi, bị thiếu sót và lạc hậu…

Tất nhiên nếu yêu cầu chỉ là bật đèn đèn sáng, vặn vòi vòi chảy nước… thì đúng là không cần thiết kế. Nhưng để có một hệ thống tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải có thiết kế.

ho so xin phep xay dung cap dien

Ngoài ra, phần kỹ thuật điện nước có liên hệ chặt chẽ với các nội dung chuyên môn khác như kết cấu, kiến trúc, nội thất… nên thiết kế càng quan trọng, để khớp nối trong tiến trình thi công công trình.

Vì sao phải có thiết kế hệ thống điện nước chuyên nghiệp.

Theo quan điểm của Xây dựng Thăng Long thì cần phải coi thiết kế hệ thống điện nước trong các công trình, tòa nhà, văn phòng, nhà phố, biệt thự, nhà ở, căn hộ… là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà.

Thiết kế hệ thống điện nước trong xây dựng nói chung và xây dựng nhà ở dân dụng nói riêng là bước quan trọng không thể bỏ qua bởi những lý do sau:

  • Việc thiếu thiết kế hệ thống điện nước hoặc thiết kế sơ Sài qua loa sẽ dẫn đến những bất tiện, gây khó chịu về lâu dài trong quá trình sử dụng.
  • Việc thiếu thiết kế hệ thống điện nước hoặc thiết kế sơ Sài qua loa sẽ dẫn đến bị thiếu sót công năng, nhanh chóng bị lạc hậu
  • Việc thiếu thiết kế hệ thống điện nước hoặc thiết kế sơ Sài qua loa sẽ dẫn đến dễ sảy ra sự cố điện, nước
  • Việc thiếu thiết kế hệ thống điện nước hoặc thiết kế sơ Sài qua loa sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình sửa chữa và nâng cấp hệ thống.

Một trong những bước đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện cho một dự án đó là lên kế hoạch và mức đầu tư. Sau đó hay tìm đến đơn vị thi công điện nước trọn gói chuyên nghiệp để thiết kế hệ thống điện nước theo thiết kế kiến trúc và nội thất.

nghiem thu he thong dien can ho chung cu

Hiện nay, công trình xây dựng có thể có những thiết bị và hệ thống kỹ thuật liên quan khác hiện đại hơn.

Tuy nhiên hệ thống điện nước là căn bản, gắn bó chặt chẽ với quy trình thiết kế, thi công các hạng mục khác và có ý nghĩa nhiều trong quá trình vận hành công trình.

Nguyên tắc Trong thiết kế hệ thống điện nước

Trước kia, phần kỹ thuật điện nước thường chiếm chi phí khiêm tốn trong tổng giá trị xây lắp công trình.

Tuy nhiên hiện nay tình hình đã thay đổi. Với quan điểm thiết kế mới trong thi công hệ thống điện, nhu cầu sử dụng mới, cùng sự có mặt của nhiều loại thiết bị hiện đại …

Vì vậy cần phải có một bản thiết kế điện nước đảm bảo thuận tiện cho quá trình sử dụng cũng như khi sửa chữa điện nước được dễ dàng hơn.

Yêu cầu cơ bản của hệ thống điện nước nhà dân dụng

  • Hệ thống điện trước tiên phải tuyệt đối an toàn, sau đó là kinh tế, mỹ quan, đơn giản và tiện nghi.
  • Khi thiết kế cần tận dụng các thành tựu tiên tiến: Thiết bị bảo vệ tự động, công tắc điều kiện từ xa, ổ cắm đa năng,…
  • Phân chia các lộ điện rõ ràng theo phân khu kiến trúc.
  • Tách biệt nguồn cấp điện chiếu sáng và hệ thống ổn cắm riêng biệt.
  • Tách biệt nguồn cấp điện cho thiết bị gia dụng như: Bếp từ, tủ lạnh, điều hoà…

Nguyên tắc khi thiết kế hệ thống điện cần lưu sỹ

1. Xem xét tổng thể các nhu cầu liên quan

Cần phải xem xét kỹ càng, một cách tổng thể các nhu cầu liên quan, dự trù những nhu cầu mới nảy sinh sau này, cũng như tiết chế, loại bỏ những thứ, hạng mục không cần thiết.

Việc thiết kế điện nước không còn đơn giản là bật đèn đèn sáng, vặn vòi vòi chảy… thì đúng là không cần thiết kế.

Nhưng để thi công hệ thống điện tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải có thiết kế.

Ngoài ra, phần kỹ thuật điện nước có liên hệ chặt chẽ với các nội dung chuyên môn khác như kết cấu, kiến trúc, nội thất, việc sửa điện khi hỏng,… nên thiết kế càng quan trọng, để khớp nối trong tiến trình thi công công trình.

Cần lưu ý rằng hệ thống kỹ thuật điện nước thường nằm âm trong tường, trên trần…, nên nếu đã hoàn thiện mà phải chỉnh sửa thì rất tốn kém cả công sức, thời gian và có nhiều bất tiện khác.

2. Lựa chọn giải pháp thi công và vật tư đồng bộ, khoa học

Khi chọn được một bản thiết kế điện nước tối ưu nhất bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc khi tinh toán trước được nhiều sự việc.

Việc này cũng làm tránh phát sinh những sự lệch pha, rất dễ gây ảnh hưởng tới yêu cầu kỹ thuật, có thể gây sự cố.

Và cần lưu ý không nên sử dụng, lựa chọn những loại vật tư có giá thành thấp để tiết kiệm, làm như vậy có thể tiết kiệm được ít ban đầu mà sau lại tốn kém nhiều cho việc sửa chữa.

Cũng không được bỏ qua hay dùng những thiết bị an toàn kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, công suất (như aptomat điện, van nước…).

Một bản thiết kế kỹ thuật điện – nước sẽ làm sáng tỏ những vấn đề này và làm chủ động trong công tác chuẩn bị vật tư cũng như quá trình thi công, giúp cho bạn tiết kiệm rất nhiều kể cả việc sửa chữa điện nước sau này.

3. Lựa chọn trang thiết bị phù hợp từ sớm

Bạn cần chọn các thiết bị điện nước phù hợp đồng bộ để đảm bảo trong quá trình vận hành,thi công hệ thống điện được thông suốt.

Trang thiết bị điện nước có quan hệ chặt chẽ với hệ thống kỹ thuật. Cần phải xem xét, tính toán trước điều này để có thiết kế hệ thống đồng bộ và thi công phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị.

Mỗi loại thiết bị, mỗi hãng có những yêu cầu, đặc tính kỹ thuật khác nhau, đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật khác nhau. Cũng cần xem xét cả các yếu tố liên quan tới kiến trúc – nội thất như kích thước thiết bị.

4. Dự trù được những tình huống đặc biệt

Khi có bản thiết kế điện nước bạn sẽ tính toán được khái quát về nội dung hệ thống kỹ thuật, từ đó nắm được quy trình và năng lực của hệ thống điện – nước.

Điều này giúp cho người sử dụng dự trù được những tình huống đặc biệt để tránh xảy ra sự cố.

Và trong trường hợp không may, vận hành không bình thường, quá tải hay xảy ra sự cố thì cũng dễ biết nguyên nhân để sửa chữa, khắc phục.

5. Thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành công trình

Các công trình xây dựng khi có thiết kế và không có thiết kế mang lại sự khác nhau rất lớn khi đưa vào sử dụng. Và điều này khi vào sử dụng thực tế nhiều người mới nhận ra.

Nếu không có thiết kế, nếu mọi thứ cứ tuỳ hứng, áng chừng, thì cuối cùng, rất dễ rơi vào tình trạng bất tiện.

Ví dụ như nơi cần ổ cắm thì không có, nơi có thì không cần dùng, hay mặt ổ cắm, công tắc bị đồ nội thất kê vào che khuất… Khi đó rất hay phải sửa chữa bổ sung chắp vá, gây mất an toàn, ảnh hưởng thẩm mỹ.

Không có thiết kế (hoặc thi công hệ thống điện không đúng thiết kế), rất khó kiểm soát hệ thống dây, ống ngầm trong tường và trong quá trình sử dụng có thể xâm phạm vào khi khoan, đóng đinh, từ đó gây vỡ ống nước, chập cháy hệ thống điện…

Một thiết kế chuẩn, khoa học, và được thi công đúng sẽ làm cho việc sử dụng, sửa chữa điện nước tại nhà khi gặp trục trặc được thuận tiện và an toàn hơn.

Kết luận

Qua bài viết Tầm quan trọng của thiết kế hệ thống điện nước trước khi thi công chắc hẳn quý vị và các bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của hệ thống điện nước.

Ngày nay, khi mà các công trình từ nhỏ tới lớn đều đề cao tầm quan trọng của phần điện nước trong tòa nhà thì việc thiết kế điện nước phù hợp, hiện đại, khoa học là yêu cầu cần phải có.

Quý khách có nhu cầu Thiết kế và thi công trọn gói hệ thống điện nước vui lòng liên hệ hotline: 0949518444.

Hân hạnh được phục vụ quý khách!