Hướng dẫn thủ tục về nhà mới đầy đủ nhất

Trong quá trình xây nhà thì lễ Động thổ và lễ Nhập trạch dọn về nhà mới là quan trọng nhất. Làm lễ nhập trạch về nhà mới nhằm cúng quan Thần linh, Thổ địa – được dân gian quan niệm là những vị thần của mỗi ngôi nhà, nhằm phù hộ độ trì cho gia chủ mới – và gia tiên nhà mình.

Hướng dẫn thủ tục nhập trạch về nhà mới đầy đủ nhất

Khi nhập trạch về nhà mới có một số vấn đề cần chú ý dưới đây:

1. Phải xem ngày, chọn ngày tốt, giờ tốt

Và quan trọng hơn nữa là ngày giờ phải hợp với gia chủ, hợp với việc nhập trạch về nhà mới. (Tránh những ngày cuối tháng, cho dù có là ngày đẹp)

Tham khảo thêm hướng dẫn coi ngày cưới hỏi chuẩn nhất tại đây

2. Chuyển đồ dọn đồ về nhà mới. Chỉ nên chuyển những gì cần thiết, tốt nhất để làm lễ nhập trạch xong thì sẽ chuyển các thứ khác sau.

Trước khi làm lễ cúng nhập trạch tất nhiên ta phải chuyển những vật dụng cần thiết trước như: Bàn thờ, bát hương, bếp… Sau đây là những vật dụng ưu tiên chuyển vào nhà trước:

  • Bếp nấu: Chú ý là bếp phải có ánh lửa như bếp than, bếp gas, không được mang theo bếp điện. Bếp tượng trưng cho Ông Táo coi quản việc gia đạo, bếp núc trong nhà, nên cần mang theo để phần âm luôn đủ đầy. Mặt khác, Bếp còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cung cấp chất dinh dưỡng cho cả gia đình. Theo các bước làm lễ nhập trạch thì gia chủ sẽ đốt bếp than có ánh lửa và cả nhà cùng bước qua để xua đuổi những xui rủi, không may mắn còn vương lại từ nhà cũ.
  • Bát hương: Sang nhà mới, dùng bát hương mới và chủ nhà sẽ là người cầm bát hương đi vào nhà mới. Nhớ chuẩn bị nhiều tro rơm nếp hoặc tro trấu gạo nếp để bốc bát hương. Chỉ được thừa không được thiếu.
  • Hũ gạo: Tượng trưng cho tài sản của chủ nhà nên khi mang vào phải để hũ gạo đầy ắp.
  • Nước sạch: Ông bà ta có câu, “nhất Thủy nhì Hỏa”, các chuyên gia vũ trụ khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh cũng coi nước là dấu hiệu của sự sống. Khi dọn về nhà mới, nước đóng vai trò kích hoạt nguồn khí trong môi trường sống.
  • Trái cây: Các thành viên đi theo sau không nên đi tay không mà nên cầm theo một loại trái cây như quả phật thủ tượng trưng cho sự chở che của Phật, an khang, thịnh vương. Qủa sung ý nghĩa sum vầy, quây quần. Qủa lê biểu trưng cho thành đạt, thăng tiến…
  • Bàn thờ, đồ thờ Tất nhiên cũng phải đem vào trước khi làm lễ nhập trạch rồi. Vì vậy hãy có kế hoạch và hoàn thiện trước ngày về nhà mới nhé
  • Đồ lễ chuẩn bị cho lễ nhập trạch Đồ lễ thông thường hay nhờ thầy cúng sắm hộ. Tuy nhiên nếu gia đình tự mua thì cũng nên chuẩn bị sãn sàng trước ngày đã chọn nhé.

Lưu ý: 

– Khi chuyển nhà, mọi việc chuyển đồ của mình đến nhà mới tốt nhất do tay của chủ nhà hoặc người của gia đình chuyển, toàn gia đình không thể tay không đến ở nhà mới.

– Người có bầu không được tham gia chuyển đồ

– Không nhờ người không phải ruột thịt chuyển đồ

3. Làm lễ nhập trạch dọn về nhà mới

Theo các chuyên gia phong thủy của Xây dựng Thăng Long, lễ nhập trạch (lễ dọn về nhà mới, có thể là nhà tự xây, hoặc nhà mới mua, nhà thuê ở…) là việc hết sức quan trọng, nhằm cúng quan Thần linh, Thổ địa – được dân gian quan niệm là những vị thần của mỗi ngôi nhà, nhằm phù hộ độ trì cho gia chủ mới – và gia tiên nhà mình. Tốt nhất nên nhờ thầy cúng hoặc thầy chùa về làm lễ nhập trạch.

Cúng lễ nhập trạch thông thường gồm các bước:

  • Khấn lễ xin nhập trạch chuyển nhà mới

Sau khi đã có bàn thờ và bát hương, thì sẽ làm lễ khấn nhập trạch. Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần. Văn khấn Thần Linh và Văn khấn cáo yết Gia Tiên.

Xem thêm Sắm đồ gì và Văn khấn lễ nhập trạch tại đây

huong dan thu tuc nhap trach day du nhat 2
Ảnh minh họa nguồn internet

Thông thường khi làm lễ nhập trạch chuyển về nhà mới đều lập ban thờ và bốc bát hương mới (ít trường hợp chuyển bát hương từ nơi ở cũ).

Xem quy trình bốc bát hương tại đây

  • Cúng cô hồn. Những cô hồn và các anh linh tướng sỹ hy sinh vì tổ quốc nơi bạn sinh sống, rất cần được tưởng nhớ và hương khói.
  • Cúng hàn long mạch. Trong quá trình thi công sẽ có những tác động lớn và thường ảnh hưởng đến sự vận chuyển của dòng nước, dòng khí. Vì vậy cần làm lễ hàn long mạch để tránh những vận xấu sảy ra cho chủ nhà khi vào ở.
  • Tẩy uế xông nhà Dùng nước do thầy cúng làm lễ (hoặc tự mua, hoặc đốt bồ kết hun khói khắp nhà) để vẩy khắp nhà từ trên suống dưới và từ trong ra ngoài
  • Tụng Kinh để cầu an. Theo quan niệm dân gian thì làm nhà bị hạn 3 năm. Chính vì vậy mà cần tụng kinh cầu an giải hạn. Các kinh cầu an thông thường là: Kinh Dược Sư, Kinh Phổ Môn. Kinh Dược Sư Nói Về 12 Nguyện Của Đức Phật Dược Sư, Kinh Phổ Môn Nói Về Hạnh Nguyện Của Ngài Quán Thế Âm.

Các bước khi làm lễ nhập trạch có thể thêm hoặc bớt khác nhau tùy thuộc vào từng thầy. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Quan trọng nhất là thành tâm.

 

Qua bài viết: Hướng dẫn thủ tục về nhà mới đầy đủ nhất nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Thi công 24h

Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn

Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!