Cách xem ngày động thổ theo phong thủy

Như một nét văn hoá tâm linh của người Việt Nam chúng ta. Việc xem ngày động thổ để xây nhà hay sửa nhà sẽ giúp quá trình xây nhà, sửa nhà được, thuận lợi, may mắn, hơn nữa con giúp gia chủ đón lành, tránh dữ trong những năm sống trong ngôi nhà đó.

Vậy xem ngày động thổ hợp phong thủy như thế nào là chuẩn nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết Cách xem ngày động thổ hợp phong thủy sau đây nhé.

Lưu ý trước khi xem ngày động thổ chúng ta cần xem tuổi của gia chủ năm nay xây nhà, sửa nhà có phạm kim lâu, phạm Tam tai hay phạm hoàng ốc không nhé.

giam sat xay nha55
Nguồn ảnh Internet

tham khảo: Cách Tính Tuổi Làm Nhà chuẩn và đầy đủ nhất

Tài liệu tham khảo để xem ngày động thổ xây nhà

  • Ngọc hạp Chánh tông (sách cổ)
  • Kiến thức tổng hợp về phong thuỷ
  • Kiến thức tổng hợp về âm dương ngũ hành
  • Kiến thức tổng hợp về lịch vạn sự

Nguyên tắc chọn ngày động thổ xây nhà theo phong thủy

Để xem được ngày động thổ hợp phong thủy cho việc xây nhà mới hay sửa chữa nhà ở thì chúng ta cần biết tuổi của gia chủ hoặc tuổi của người được mượn tuổi để làm nhà.

Từ tuổi của gia chủ hay của người được mượn tuổi chúng ta sẽ căn cứ theo các nguyên tắc sau để xem ngày động thổ.

Các nguyên tắc chọn ngày động thổ theo Phong thủy:

  1. Tránh ngày xung với tuổi của gia chủ và tuổi của người được mượn làm nhà (nếu có)
  2. Tránh ngày có mệnh khắc với mệnh của gia chủ và tuổi của người được mượn làm nhà (nếu có)
  3. Tránh các ngày sau: Ngày Dương công kỵ nhật, ngày Tam nương, ngày Nguyệt kỵ, ngày sát chủ, ngày đại bại, ngày thiên hỏa, địa hỏa, độc hỏa, ngày giá ốc, ngày thiên tai đại họa, ngày vãng vọng.
  4. Tránh giờ sát chủ, tránh giờ thọ tử
  5. Chọn ngày Hoàng đạo, giờ hoàng đạo
  6. Chọn ngày đại cát (ngày có CAN sinh CHI), hoặc ngày tiểu cát (ngày có CHI sinh CAN)
  7. Chọn ngày hợp mệnh với gia chủ và người được mượn tuổi (nếu có)
  8. Chọn hướng động thổ theo Huyền không phi tinh.

xem thêm: Cửu cung phi tinh 2021: Hóa giải, kích tài lộc và hướng kỵ động thổ

Những ngày cần tránh cho việc động thổ, sửa nhà theo phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, lễ động thổ là một lời xin phép thổ công trước khi thực hiện một việc nào đó đụng tới đất đai.

Nếu buổi lễ càng cẩn thận và thành tâm thì quá trình xây dựng, cuộc sống gia đình sau này cũng trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Gia chủ hoàn toàn có thể an lành sống trong căn nhà của mình.

Đối với các dự án, việc này không chỉ đại diện cho sự an lành, thuận lợi mà còn mang ý nghĩa chuyên nghiệp, uy tín.

Các dự án tiến hành lễ động thổ thường thu hút được nhiều khách hàng quan tâm. Ngoài ra, nó còn giúp thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín, quy mô của nhà đầu tư.

Từ đó, chủ đầu tư sẽ tạo dựng lòng tin đối với khách hàng và dễ dàng thu được nhiều lợi nhuận hơn.

1. Tránh ngày xung với tuổi của gia chủ và tuổi của người được mượn làm nhà (nếu có)

Trong 12 con giáp thì có Lục xung như sau:

  • Tý – Ngọ tương xung
  • Sửu – Mùi tương xung
  • Dần – Thân tương xung
  • Mão – Dậu tương xung
  • Thìn – Tuất tương xung
  • Tỵ – Hợi tương xung.

Đoạn thơ miêu tả sự xung khắc khi các cặp tuổi kết hợp với nhau:

Tý Ngọ tương xung Cả một đời bất an.
Sửu Mùi tương xung Sẽ gặp phải nhiều trở ngại
Dần Thân tương xung Thường đa tình, hay dỗi việc không đâu.
Mão Dậu tương xung Bội ước thất tín, lo nghĩ buồn rầu, bị tình cảm giày vò.
Thìn Tuất tương xung Khắc người thân, hình thương con đoản thọ
Tỵ Hợi tương xung Dỗi việc không đâu, thích giúp người khác.

Trong đó có: Tý Ngọ, Tỵ Hợi là sự xung khắc của thủy hỏa
Dần Thân, Mão Dậu là sự xung khắc của kim mộc. Riêng chỉ có Thìn Tuất, Sửu Mùi là giống nhau về ngũ hành, chỉ nói đến xung mà không nói đến khắc.

Địa chi lục xung, xung kỵ thần tốt, xung cát thần, hỷ thần là xấu.

  • Chi năm và chi tháng xung: sống xa quê nhà.
  • Chi năm và chi ngày xung: Với người thân bất hòa.
  • Chi năm và chi giờ xung: Với con không hợp.
  • Chi năm xung chi ngày, tháng, giờ: Tính hung bạo và có tật.
  • Chi ngày xung chi giờ: Khắc vợ tổn con.
  • Chi ngày xung chi tháng: Phạm cha mẹ anh em.
  • Ngọ, Mão Dậu xung thường thay đổi chỗ ở nhưng công tác không thay đổi.
  • Thìn Tuất, Sửu Mùi xung: Gọi là chức nghiệp xung, gia cảnh yên ổn không thay đổi nhưng công tác thay đổi.

Ví dụ: Gia chủ hoặc người được mượn tuổi có tuổi âm lịch là tuổi thì không lên chọn ngày NGỌ dù ngày đó có là ngày đẹp.

Do tháng 12 là thời điểm gần cuối năm, người Việt thường kiêng xây nhà kéo dài trong 2 năm. Do đó, các gia chủ dự định xây nhà vào tháng này thì cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng.

2. Tránh ngày có mệnh khắc với mệnh của gia chủ và tuổi của người được mượn làm nhà (nếu có)

Khi chọn ngày động thổ mà Mệnh tuổi khắc Mệnh ngày hoặc ngược lại Mệnh ngày khắc Mệnh tuổi thì trong quá trình xây dựng sẽ không được thuận lợi, những khó khăn sẽ không được quý nhân giúp đỡ (Nếu mệnh tuổi khắc mệnh ngày thì chỉ tốt trong quá trình xây dựng, không tốt khi vào ở). Vì vậy chúng ta tránh các ngày này để làm lễ động thổ nhé.

bang tra cung menh cung phi bat trach 1
bang tra cung menh cung phi bat trach 2
bang tra cung menh cung phi bat trach 3
Bảng tra cung mệnh của 60 con giáp

tham khảo thêm: Hướng dẫn tính cung mệnh theo năm sinh dễ thuộc nhất (bài viết hướng dẫn cách tính xem sinh năm này có mệnh gì).

Ví dụ: Gia chủ hoặc người được mượn tuổi sinh năm Giáp Tý (mệnh Kim) thì:

  • Không lên chọn ngày có mệnh Hỏa như: Đinh Mão, Bính Dần, Giáp Thìn, Ất Tỵ… và đặc biệt là không lên chọn ngày Mậu Ngọ có mệnh Hỏa
  • Không lên chọn ngày có mệnh Mộc như: Kỷ Tỵ, Canh Thân, Kỷ Hợi, Mậu Tuất … và đặc biệt ngày Nhâm Ngọ có mệnh Mộc

3. Tránh các ngày xấu, ngày kiêng theo dân gian

Khi chọn ngày động thổ thì cần tránh các ngày xấu sau đây: Ngày Dương công kỵ nhật, ngày Tam nương, ngày Nguyệt kỵ, ngày sát chủ, ngày đại bại, ngày thiên hỏa, địa hỏa, độc hỏa, ngày giá ốc, ngày thiên tai đại họa, ngày vãng vọng

Tránh ngày Dương công kỵ nhật (Những ngày xấu nhất trong năm)

Ngày Dương công kỵ là một trong những ngày Bách kỵ – Trăm sự đều kỵ, trong những ngày này làm việc gì cũng cần chú ý, đề phòng xảy ra tai nạn, hiểm họa. Đặc biệt cưới hỏi, kết hôn thì vợ chồng không thuận hòa, dễ dẫn đến tan vỡ, li hôn. Cách tính ngày Dương công kỵ nhật như sau:

Ngày Dương công kỵ nhật hay chính là ngày Thất Hỏa Trư, được khởi đầu từ ngày Nguyên đán khởi tú Giác, dựa theo hai mươi tám tú thứ tự thuận số, ngày tú Thất trực, tức là ngày Dương công kị. Dù là tháng đủ hay tháng thiếu thì cứ 28 ngày là một vòng, bắt đầu từ ngày 13 tháng 1 sẽ là ngày bác kị, mỗi tháng thoái tự 2 ngày,  cuối cùng tháng Chạp là ngày 19, cộng mười ba ngày.

Ngày dương công kỵ là ngày nào?

Các ngày dương công kị nhật theo cách tính trên gồm 13 ngày theo âm lịch hàng năm chính là

  • Ngày 13 tháng giêng
  • Ngày 11 tháng Hai
  • Ngày 9 tháng Ba
  • Ngày 7 tháng Tư
  • Ngày 5 tháng Năm
  • Ngày 3 tháng Sáu
  • Ngày 8 , 29 tháng Bảy
  • Ngày 27 tháng Tám
  • Ngày 25 tháng Chín
  • Ngày 23 tháng Mười
  • Ngày 21 tháng Mười một
  • Ngày 19 tháng chạp

Tránh ngày sát chủ (Đại kỵ cất nhà – Cưới gả)

Một trong những ngày xấu tuyệt đối không nên làm việc quan trọng như xây nhà, dựng cửa, nhập trạch, cưới hỏi hay ma chay, kí hợp đồng… chính là ngày sát chủ. Phàm làm việc vào những ngày này thì công việc sẽ gặp bất trắc, không thuận lợi và hay phát sinh tai họa, tai nạn.

Ngày Sát Chủ ngày kỵ thiên can – địa chi tương khắc

Trước khi làm bất kì việc nào, bao giờ người ta cũng chọn ngày tốt để trọn vẹn về vấn đề tâm linh và yên tâm hơn khi tiến hành. Bên cạnh đó là xem ngày nào là ngày xấu để loại trừ và tránh đi. Ngày Sát Chủ hay ngày Sát Chủ Thọ Tử,  chính là những ngày xấu, đem lại tai họa, muôn sự đều kị. Ngày Sát Chủ được chia thành 3 loại như sau:

Trong phạm vi nhỏ, ngày này kỵ của những người làm ăn buôn bán, kinh doanh. Vào ngày này không nên làm những việc như ký kết hợp đồng, mua bán nhà của, buôn bán, đầu tư…Ngày sát chủ dương là những ngày cấm kỵ của người chủ về các phương diện như buôn bán, đầu tư, ký kết, mua bán nhà cửa…

  • Tháng Giêng: Sát chủ ở ngày Tý
  • Tháng 2, 3, 7, 9: Sát chủ ở ngày Sửu
  • Tháng 4:  Sát chủ ở ngày Tuất
  • Tháng 11:  Sát chủ ở ngày Mùi
  • Tháng 5, 6, 8, 10,12:  Sát chủ ở ngày Thìn

Tránh ngày Thọ tử (Trăm sự đều kỵ )

Theo quan niệm dân gian, ngày Sát Chủ – Thụ Tử (Thọ Tử) là những ngày xấu trăm sự đều kị. Vậy ngày Thọ Tử là ngày gì và cách tính ngày Thọ Tử thế nào?

Ngày Thọ Tử là ngày xấu, không nên tiến hành bất cứ việc gì quan trọng như động thổ, cất nóc, cưới hỏi, an táng … vào ngày này vì sẽ gây bất lợi, khó khăn trăm bề, công việc tiến hành không thuận lợi và dễ gặp rủi ro.

Đặc biệt cần chú ý khi chọn ngày kết hôn, cưới hỏi, động phòng thì tuyệt đối nên tránh ngày Thọ Tử. Người xưa đã có câu: “Nam đáo nữ phòng nam tắc tử. Nữ đáo nam phòng nữ tắc vong”. Kết hôn vào ngày này thì gây bất lợi cho cuộc sống hôn nhân, hay xảy ra tranh cãi, bất hòa và dễ chia tay.

  • Tháng 1 Thọ tử ở các ngày Bính Tuất
  • Tháng 2 Thọ tử ở các ngày Nhâm Thìn
  • Tháng 3 Thọ tử ở các ngày Tân Hợi
  • Tháng 4 Thọ tử ở các ngày Đinh Tỵ
  • Tháng 5 Thọ tử ở các ngày Mậu Tý
  • Tháng 6 Thọ tử ở các ngày Bính Ngọ
  • Tháng 7 Thọ tử ở các ngày Ất Sửu
  • Tháng 8 Thọ tử ở các ngày Quý Mùi
  • Tháng 9 Thọ tử ở các ngày Giáp Dần
  • Tháng 10 Thọ tử ở các ngày Mậu Thân
  • Tháng 11 Thọ tử ở các ngày Tân Mão
  • Tháng 12 Thọ tử ở các ngày Tân Dậu

Ngày Vãng vong (Trăm sự đều kỵ, kỵ nhất xuất hành)

Giải nghĩa từ Vãng Vong thì Vãng nghĩa là đi, Vong là vô, vì vậy ngày này mang ý nghĩa là đi mà không trở lại. Có rất nhiều nơi nói ngày Vãng Vong là ngày trăm sự đều sự, tuy nhiên điều này không hẳn là đã chính xác. Ngày Vãng Vong là một ngày xấu, đại kị cho cưới hỏi, thăng quan tiến chức, xuất hành hay đi chữa bệnh, khai trương động thổ. Vì vậy trong ngày này tuyệt đối không nên làm những chuyện trên.

Vãng vong hay còn được gọi là sao Lục Sát, 1 trong 4 hung tinh. Vào ngày này thì làm chuyện gì cũng gặp khó khăn, trắc trở gây tiền mất tật mang, khó thành chuyện lớn. Cưới vào ngày Vãng Vong thì hôn nhân không thuận lợi, vợ chồng hay xảy ra xung đột, khai trương thất bại, nhận chức thì khó thành công…

  • Tháng 1 Vãng vong tại các ngày Dần
  • Tháng 2 Vãng vong tại các ngày Tỵ
  • Tháng 3 Vãng vong tại các ngày Thân
  • Tháng 4 Vãng vong tại các ngày Hợi
  • Tháng 5 Vãng vong tại các ngày Mão
  • Tháng 6 Vãng vong tại các ngày Ngọ
  • Tháng 7 Vãng vong tại các ngày Dậu
  • Tháng 8 Vãng vong tại các ngày Tý
  • Tháng 9 Vãng vong tại các ngày Thìn
  • Tháng 10 Vãng vong tại các ngày Mùi
  • Tháng 11 Vãng vong tại các ngày Tuất
  • Tháng 12 Vãng vong tại các ngày Sửu

Ngày Nguyệt kỵ (Trăm sự đều kỵ)

Theo phong tục từ xa xưa, khi làm mỗi việc quan trọng gì, đặc biệt như cưới hỏi, ma chay, nhập trạch, động thổ, cất nóc đều cần xem ngày giờ. Nếu trúng vào ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo thì là tốt. Còn rơi vào những ngày hắc đạo, giờ hắc đạo thì tuyệt đối nên tránh xa.

Trong một năm có 12 tháng mỗi tháng đều có 3 ngày Nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23 không nên khởi hành làm việc gì cả

“Mồng năm, mười bốn, hai ba
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì”

Lưu ý:

Trong một tháng có ba ngày Nguyệt kỵ, nhưng chỉ có một ngày đại kỵ được tính theo quy luật sau:

  • Tháng Giêng. Tháng Tư. Tháng Bảy. Tháng Mười: Đại kỵ ngày mùng 5.
  • Tháng Hai, Tháng Năm. Tháng Tám. Tháng Một (11): Đại kỵ ngày 14.
  • Tháng Ba. Tháng Sáu. Tháng Chín. Tháng Chạp (12): Đại kỵ ngày 23.

Trong giới hạn bài viết không thể trình bày hết tất cả các ngày kiêng. Chúng tôi sẽ bố sung thêm các ngày kiêng kỵ ở bài viết khác. Rất mong quý vị và các bạn thông cảm cho sự bất tiện này.

4. Tránh giờ sát chủ, tránh giờ thọ tử

Giờ “Sát chủ” rất xấu, tránh động thồ, khởi công làm nhà:

  • Tháng Giêng và tháng Bảy: giờ Tý (23 giờ đến 1 giờ sáng).
  • Tháng Hai và tháng Tám: giờ Sửu (1 giờ đến 3 giờ sáng).
  • Tháng Ba và tháng Chín: giờ Dần (3 giờ đến 5 giờ sáng).
  • Tháng Tư và tháng Mười: giờ Mão (5 giờ đến 7 giờ sáng).
  • Tháng Năm và tháng Mười một: giờ Thìn (7 giờ đến 9 giờ sáng).
  • Tháng Sáu và tháng Mười hai: giờ Tị (9 giờ đến 2 giờ sáng).

Cách tính ngày Thọ Tử phổ thông:
Ngày Thọ Tử Tính theo cách có cả Thiên Can và Địa Chi (Tức mỗi tháng chỉ có 01 ngày Thọ Tử), và ngày đó mới có giờ Thọ Tử.
Tháng Giêng: Ngày Thọ Tử là ngày Bính Tuất. Giờ phạm Thọ tử là giờ Mùi.
Tháng 2: Ngày Thọ tử là ngày Nhâm Thìn. Giờ phạm Thọ Tử là giờ Tỵ.
Tháng 3: Ngày Thọ tử là ngày Tân Hợi. Giờ phạm thọ tử là giờ Ngọ.
Tháng 4: Ngày Thọ tử là ngày Đinh Tỵ. Giờ phạm thọ tử là giờ Ngọ.
Tháng 5: Ngày Thọ tử là ngày Mậu Tý. Giờ phạm thọ tử là giờ Sửu.
Tháng 6: Ngày Thọ tử là ngày Bính Ngọ. Giờ phạm thọ tử là giờ Mùi.
Tháng 7: Ngày Thọ tử là ngày Ất Sửu. Giờ phạm thọ tử là giờ Ngọ.
Tháng 8: Ngày Thọ tử là ngày Quý Mùi. Giờ phạm thọ tử là giờ Ngọ.
Tháng 9: Ngày Thọ tử là ngày Giáp Dần. Giờ phạm thọ tử là giờ Ngọ.
Tháng 10: Ngày Thọ tử là ngày Mậu Thân. Giờ phạm thọ tử là giờ Mão.
Tháng 11: Ngày Thọ tử là ngày Tân Mão. Giờ phạm thọ tử là giờ Tỵ.
Tháng 12: Ngày Thọ tử là ngày Tân Dậu. Giờ phạm thọ tử là giờ Tỵ.

Những ngày tốt lên chọn để động thổ hoặc sửa nhà theo phong thủy

Chọn ngày Hoàng đạo, giờ hoàng đạo

Ngày hoàng đạo

Trong thiên văn cổ đại, Hoàng đạo (còn có tên là Thiên Hoàng đạo) tức là quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên bầu trời mà người xưa quan sát được. Cách tính ngày hoàng đạo như sau:

ngay hoang %C4%91%E1%BA%A1o
Bảng tra ngày hoàng đạo

Giờ Hoàng đạo

Theo quan niệm của người Việt chúng ta, trên trời có 28 vì sao chiếu mệnh là nhịp thập bát tú, trong đó được chia làm 2 sao tốt và xấu.

  • Giờ tốt là giờ thuộc cung của sao tốt
  • Giờ xấu là giờ thuộc cung của sao xấu

Tùy thuộc vào tính chất cũng như mức độ của sao để xác định nó tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ như Sao Lâu tốt cho công việc liên quan đến xây dựng, Sao Bích lại tốt trong công việc cưới hỏi…

Để xác định được giờ hoàng đạo là giờ gì, người xưa thường dựa vào mỗi câu lục bát có 14 chữ.

Xét trong bảng, nếu thấy chữ nào có phụ âm là chữ “Đ” thì đó chính là giờ hoàng đạo

Bảng tính giờ hoàng đạo

NgàySửuDầnMãoThìnTỵNgọMùiThânDậuTuấtHợi
Dần, ThânĐiĐứngBìnhYênĐếnĐâuCũngĐượcNgườiQuenĐónChào
Mão, DậuĐếnCửaĐộngĐàoTiênĐưaĐónQuaĐèoThiênThai
Thìn, TuấtAiNgóngĐợiAiĐườngĐiSuônSẻĐẹpĐôiBạnĐời
Tỵ, HợiCuốiĐấtCùngTrờiĐếnNơiĐắcĐịaCònNgồiĐắnĐo
Tý, NgọĐẹpĐẽTiềnĐồQuaSôngĐừngVộiĐợiĐòSangNgang
Sửu, MùiSẵnKẻĐưaĐườngBăngĐèoVượtSuốiĐemSangĐồnĐiền
Bảng tra giờ hoàng đạo

Dựa vào bảng chúng ta có thể xác định được giờ hoàng đạo. Ví dụ ngày Mùi hoặc ngày Sửu thì giờ hoàng đạo sẽ rơi vào những giờ là: Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi.

Lưu ý khi chọn giờ hoàng đạo

  • Một giờ tốt tuyệt đối phải thuộc giờ hoàng đạo và được tam hợp với ngày, tháng, năm sinh của gia chủ hoặc người được mượn tuổi. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tránh được những giờ có chi xung với chi ngày, đặc biệt là ngày địa xung, thiên khắc. Có nghĩa là, trong 6 giờ hoàng đạo trong ngày, bạn chỉ nên chọn giờ nào không kỵ với tuổi của mình để tiến hành những việc quan trọng.
  • Bạn nên chọn những khoảng giữa trong 120 phút của mỗi giờ hoàng đạo, tránh việc chọn giáp ranh giữa 2 giờ, tốt nhất nên sớm hơn 15 phút trước khi chuyển giờ.

Chọn ngày đại cát hoặc ngày tiểu cát

Khi xem ngày động thổ tốt, thì gia chủ cũng như chủ dự án cần chọn những ngày Đại Cát và Tiểu Cát trong năm để động thổ:

Ngày Đại Cát (Can sinh Chi)Canh Tý, Đinh Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Bính Thìn, Ất Tỵ, Giáp Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Bính Tuất, Tân Hợi.
Ngày Tiểu Cát (Chi sinh Can)Giáp Tý, Nhâm Tý, Tân Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Canh Thìn, Mậu Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Tân Hợi, Canh Tuất
Bảng tra ngày đại cát, tiểu cát

Chọn ngày hợp mệnh với gia chủ và người được mượn tuổi (nếu có)

Cách chọn ngày hợp mệnh là chọn được ngày đẹp có mệnh tương sinh với mệnh của gia chủ hoặc của người được mượn tuổi (nếu có). Xem bảng tra MỆNH ở trên để biết.

Chọn hướng động thổ theo Huyền không phi tinh.

Theo thuyết phong thủy Huyền Không Phi tinh thì mỗi năm sẽ có phi tinh khác nhau. Quý vị và các bạn có thể tham khảo Cửu cung phi tinh năm 2021 ở đây.

cuu cung phi tinh 2021 tan suu
Cửu cung phi tinh năm 2021

Theo Huyền không phi tinh thì kiêng động thổ ở cung (hướng) có sao số 2, 3, 5. Cụ thể trong năm 2021 cần tránh Động thổ tại các hướng sau: Chính Bắc (2), Tây Nam (3), Đông Nam (5).

Một bài viết khá dài phải không ạ. Hy vọng qua bài viết Cách xem ngày động thổ hợp phong thủy có thể đem lại thêm sự tham khảo khi tìm ngày động thổ xây nhà mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở. Chúc quý vị và các bạn thành công.

xem thêm:

Qua bài viết: Cách xem ngày động thổ theo phong thủy nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Thi công 24h

Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn

Zalo: 0976 067 303
Email: thicongxaydung24h@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn buổi chiều tốt lành!