Trước khi làm nhà cần chuẩn bị gì? Trong quá trình xây nhà cần làm gì? Đây có lẽ là hai câu hỏi mà nhiều người băn khoăn nhất trước khi làm nhà. Để giải đáp những thắc mắc trên, hôm nay XÂY DỰNG THĂNG LONG sẽ đưa ra Quy trình xây thô và hoàn thiện nhà chuẩn và tiết kiệm chi phí để các bạn tham khảo. Hy vọng có thể phần nào chia sẻ bớt cùng các bạn.

Để xây dựng lên một ngôi nhà cần trải qua rất nhiều các công đoạn, thực hiện thi công nhiều hạng mục, lắp đặt nhiều thiết bị… Và phải lựa chọn cân nhắc rất nhiều vấn đề từ việc CÂN ĐỐI MỨC ĐẦU TƯ đến tìm NHÀ THIẾT KẾ, ĐƠN VỊ THI CÔNG, CHỌN VẬT LIỆU HOÀN THIỆN, chọn THIẾT BỊ GIA DỤNG… Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu từng vấn đề qua quy trình làm nhà đầy đủ dưới đây nhé.
1. Cân đối mức đầu tư
Yếu tố đầu tiên và cũng là yêu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quy mô, diện tích, tiện ích, hình dáng… của ngôi nhà chính là tổng mức đầu tư xây dựng ngôi nhà. Vì vậy đầu tiên bạn lên cân đối và bàn bạc với vợ/ chồng, người thân về tổng mức tiền tối đa bạn sẽ bỏ ra để xây nhà.

2. Lên ý tưởng cho ngôi nhà của mình.
Việc đầu tiên là bạn hãy quyết định lựa chọn phong cách thiết kế ngôi nhà cho phù hợp với sở thích của bản thân và người thân sống trong cùng nhà cũng như hoàn cảnh, vị trí xây dựng… của ngôi nhà:
- Phong cách hiện đại


- Phong cách tân cổ điển

- Phong cách cổ điển


3. Thiết kế chi tiết hoặc chọn nhà thiết kế cho mình
Nếu có thể bạn sẽ tự lên thiết kế cho chính ngôi nhà của mình. Nhưng theo XÂY DỰNG THĂNG LONG thì bạn nên thuê thiết kế với các lý do sau:
- Cho dù trí tưởng tượng của bạn có tốt đến đâu thì bạn cũng không thể tưởng tượng ra toàn bộ chi tiết của ngôi nhà, không phải vì bạn không đủ thông minh, mà bạn không đủ thời gian… Các Kiến trúc sư chính là những người có chuyên môn nghiệp vụ, họ sẽ tính toán, sắp xếp bố trí phòng ốc thế nào. Trong mỗi phòng thì đồ đạc có thể để thế nào (Nếu nhà có nhiều đồ cũ thì cần phải thiết kế sao cho tận dụng lại được)
- Thiết kế tính toán đến sự thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày và cả các yếu tố Phong thuỷ, Tâm linh. Thiết kế chi tiết chỉ ra những vật liệu cần dùng, loại nào, sử dụng bao nhiêu…. Ngoài ra ở những góc nhỏ có những phần giúp cho việc tận dụng không gian tốt hơn cũng như trông đẹp hơn khi kê đồ vào.

Khi thiết kế tốt nhất bạn yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ chi tiết nhất để khi làm việc với bên thi công sẽ thuận tiện và rõ ràng hơn. Cũng nhờ họ tư vấn luôn cho mảng hoàn thiện cho mình như: Chọn gạch màu gì, cửa loại gì, sơn màu gì… Nếu tài chính với bạn không là vấn đề quá lớn và muốn làm đồng bộ thì nên thuê cả thiết kế nội thất luôn.
Xem thêm: Kinh nghiệm thuê thiết kế nhà ở
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê thiết kế nhà ở
4. Xin phép xây dựng
Đối với từng công trình cụ thể sẽ có quy trình xin phép xây dựng riêng. Ở đây chúng ta đề cập đến 3 trường hợp phổ biến nhất:
1. Căn hộ chung cư, nhà liền kề hoặc biệt thự trong Khu đô thị mới, có Ban quản lý đô thị.
Với trường hợp này thì trước khi thiết kế bạn lên đến gặp Ban quản lý để xin Hồ sơ hướng dẫn thi công và Hoàn thiện nhà ở. Sau đó bạn ủy quyền cho bên thiết kế là người đại diện để hoàn thiện hồ sơ xin phép và giám sát xây dựng khi thi công.
2. Nhà xây trên đất thổ cư.
Trong trường hợp này bạn lên đến Phòng quản lý đô thị cấp Quận, Huyện để xin hướng dẫn, hoặc bạn có thể nhờ bên thiết kế lo trọn gói cả dịch vụ xin phép xây dựng luôn.
5. Chọn nhà thầu
Cho dù thiết kế có đẹp mà nhà thầu không chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm thì sản phẩm không thể tốt nhất. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chọn nhà thầu.
Xem thêm: Hướng dẫn tính diện tích sàn xây dựng chuẩn nhất
Xem thêm: Tại sao giá dịch vụ của Xây dựng Thăng Long luôn rẻ nhất
6. Tiến hành làm lễ động thổ
Dân gian có câu “Có kiêng có lành” vì vậy việc làm LỄ ĐỘNG THỔ là việc lên làm. Tùy vào hoàn cảnh và phong tục địa phương để làm cho phù hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn làm lễ động thổ xây nhà
7. Chuẩn bị mặt bằng
- San lấp mặt bằng hoặc phá dỡ nhà cũ (nếu có).
- Tập kết nguyên vật liệu (nếu không có mặt bằng có thể gửi lại tại kho của nhà cung cấp và gọi hàng theo đợt).
- Làm lán trại cho công nhân.
- Làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình, đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản xung quanh.
- Chuẩn bị nguồn điện và nước sẵn sàng cho thi công, có điện có nước mới làm cốp pha, sắt thép, trộn vữa, bê tông được cho nên nhất định phải chuẩn bị trước. Nhà ai thay tên đổi chủ đồng hồ điện nước cũng nên làm việc trước với bộ phận chuyên trách tại chính quyền địa phương.
8. Thi công móng
Tùy từng địa chất xây dựng mà đơn vị thiết kế đưa ra phương án móng khác nhau. Có các loại móng phổ biến sau:
- Móng cọc

- Móng bè

- Móng Băng

- Móng đơn

Lưu ý: Yêu cầu tư vấn giám sát và nhà thầu chụp ảnh từng giai đoạn thi công như: Bê tông lót, Cốt thép, Cốt Pha, Bê tông hoàn thiện khi dỡ cốt pha.
9. Xây tường móng, đổ bê tông cổ cột, xây bể phốt, bể nước,hầm rượu (nếu có)
Trong quá trình Xây bể nhớ yêu cầu đội thi công điện nước đi hoàn thiện toàn bộ hệ thống kỹ thuật điện nước phần ngầm.
10. Lấp cát hố móng
Sau khi dỡ ván khuôn móng và thi công xong các hạng mục phần ngầm, chúng ta sẽ tiến hành lấp cát hố móng.
- Lưu ý: Cố gắng vừa lấp vừa đầm nền kết hợp bơm nước theo đúng kỹ thuật thi công.
11. Thi công cột tầng 1, cột sảnh (nếu có)
Sau khi có mặt bằng, chúng ta sẽ tiến hành thi công lắp dựng cốt thép cột, ván khuôn và đổ bê tông cột.
12. Đổ bê tông nền tầng 1, dầm chân thang, nền bậc tam cấp…
Sau 24 giờ đổ bê tông cột chúng ta sẽ tiến hành tháo dỡ ván khuôn cột và tiến hành đổ bê tông nền. Chúng ta lên đổ bê tông nền trước khi xây tường. Phần bê tông nền ôm lấy cột bê tông làm cho kết cấu chắc hơn. (Trên thực tế thi công nhiều chân cột bê tông bị tách khỏi bê tông cổ cột).
* Lưu ý: Cần xây 1 hàng gạch cho tường xung quanh nhà ngày khi đổ bê tông nền để tránh trường hợp thấm nước chân tường. Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật điện nước trước khi đổ bê tông nền.
Nên đổ bê tông lanh tô cửa luôn thời điểm này (nếu có mặt bằng) để khi xây tường sử dụng luôn.
13. Xây tường bao và tường ngăn phòng

14. Thi công cốt pha, cốt thép sàn, cầu thang

Sau khi thi công xong sắt thép cần kiểm tra nghiệm thu:
- Hình dáng và độ chắc chắn của coppha, cây chống.
- Kiểm tra xem thép đã thi công đúng bản vẽ chưa?
- Kiểm tra xem có cần móc treo cho quạt hay thiết bị nào không?
- Thi công hệ thống kỹ thuật (Điện nước…)
15. Đổ bê tông sàn
Trước khi đổ bê tông sàn lên tiến hành thắp hương làm lễ. Sau đó Gia chủ hoặc người được mượn tuổi sẽ tự tay đổ bê tông vào vài vị trí đầu cột.
Đổ bê tông sàn lên đổ luôn cầu thang vì:
- Bê tông cầu thang và dầm sàn thành 1 khối
- Thuận lợi cho công tác thi công tiếp theo
Nhớ bảo dưỡng bê tông thường xuyên, đúng kỹ thuật. Các tầng tiếp theo được tiến hành tương tự cho đến khi xong phần thô.
16. Trát hoàn thiện toàn nhà
Yêu cầu đội thi công điện nước hoàn thiện hệ thống ống nước, dây điện chờ đến ổ cắm, công tắc và các thiết bị cần thiết khác trước khi trát tường.
Trát tường theo nguyên tắc. Từ Trần – Tường -Cửa. Từ Trong -> Ngoài. Từ Cao -> Thấp.
Sau khi trát 12h thì phun nước bảo dưỡng để tránh nứt chân chim.
Chú ý: Hệ thống sân vườn hàng rào (nếu có) cần hoàn thiện cùng thời điểm này.
17. Đóng trần lát nền, ốp tường, ốp lát đá
Đóng trần trước sau đó mới lát nền (Lưu ý cần hoàn thiện hệ thống điện chờ, điều hòa, thông gió… trước khi đóng trần). Trong nhà WC thì lát nền xong mới ốp tường. Nhớ xử lý chống thấm mái và nhà vệ sinh.
18. Hệ thống Điện nước, khuôn cửa gỗ, cầu thang
Hệ thống điện nước cần hoàn thiện ngay sau khi ốp lát xong. Khuôn cửa có thể lắp trước hoặc lắp lúc này tùy thuộc vào thiết kế cửa. Cánh cửa lắp sau. Cầu thang có thể hoàn thiện thời điểm này.
19. Sơn toàn nhà
Nên sơn nhà, tường rào (nếu có). lúc này vì thời điểm bả trần, tường rất bụi. Vì vậy không lên đưa đồ nội thất vào trước khi sơn nhà xong.
20. Lắp thiết bị, hệ thống chiếu sáng, đồ nội thất
Thời điểm này có thể lắp hoàn thiện tất cả các thiết bị vệ sinh, nóng lạnh, lọc nước, điều hòa, hệ thống chiếu sáng. Sau đó tiến hành lắp đặt đồ nội thất như: Tủ bếp, giường tủ…
Xem thêm: Báo giá tủ bếp
21. Lắp đặt hệ thống rèm
Rèm chỉ lắp sau khi đã hoàn thiện thi công nội thất để tránh bụi.
22. Lắp đặt các thiết bị khác như: tivi, tủ lạnh, máy giặt
23. Kiểm tra nghiệm thu đưa vào sử dụng
24. Dọn vệ sinh toàn nhà
Dọn vệ sinh toàn nhà là bước cuối cùng trước khi có thể vào ở. Bước vệ sinh này thường được giao khoán trọn gói hoặc tính theo m2.
Qua bài viết Quy trình xây thô và hoàn thiện nhà tiết kiệm chi phí này. Hy vọng các bạn có thêm kinh nghiệm khi xây nhà cho mình và người thân. Chúc các bạn thành công!
Qua bài viết: Quy trình xây thô và hoàn thiện nhà tiết kiệm chi phí nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Thiết kế một cuộc sống đẳng cấp hơn
Zalo: 0977 959 138
Email: thicongxaydung24h@gmail.com
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn có bữa tối vui vẻ và hạnh phúc!